Cách làm đồ chơi cho bé giúp kích thích tư duy nhưng vẫn đảm bảo an toàn

Việc lựa chọn đồ chơi phù hợp để kích thích các giác quan của trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng. Các giác quan này bao gồm: Thính giác, thị giác, khứu giác và xúc giác. Vì vậy, các đồ chơi dành cho trẻ sơ sinh thường được thiết kế với màu sắc tươi sáng, kết cấu và âm thanh vui nhộn để thu hút sự chú ý của bé.

Lựa chọn đồ chơi cho bé sơ sinh phù hợp theo tháng tuổi

Giai đoạn 1 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, các đồ chơi treo nôi được ưa chuộng nhất, cách làm đồ chơi cho bé giai đoạn này cũng khá đơn giản, chỉ yêu cầu kích thước nhỏ gọn, màu sắc tươi sáng và được treo bên trên nôi để kích thích thị giác cho trẻ. 

Những đồ chơi này không đòi hỏi bé phải tốn nhiều sức lực để cầm và nắm chúng, và cũng giúp bé không cảm thấy buồn chán khi thức giấc.

Cách làm đồ chơi cho bé tại nhà gắn kết yêu thương
Giai đoạn 1 tháng tuổi các loại đồ chơi treo nôi sẽ phù hợp nhất với bé

Giai đoạn 2 tháng tuổi

Với trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, các đồ chơi có thể bao gồm: Lục lạc, trống bỏi, xúc xắc với màu sắc tươi sáng để thu hút sự chú ý của bé. Bé đã phát triển khả năng nhận thức và có thể bị thu hút bởi các âm thanh phát ra xung quanh mình.

Từ 3 đến 6 tháng tuổi

Để phù hợp với độ tuổi từ 3 đến 6 tháng, ba mẹ có thể mua cho bé nhiều loại đồ chơi như: Đồ chơi gặm nướu, đồ chơi thú nhồi bông, đồ chơi nhạc cụ, và đồ chơi xếp hình đơn giản với chất liệu an toàn cho sức khỏe của bé.

Từ 7 tháng tuổi trở lên

Ở độ tuổi 7 tháng trở lên, bé đã có những bước phát triển cơ bản và cần rèn luyện và nâng cao những kỹ năng về tư duy và thể chất. Ba mẹ dành thời gian chơi với bé khoảng 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày để giao tiếp, nói chuyện và lắng nghe bé. Những lợi ích khi chơi cùng con sẽ khiến bạn phải bất ngờ đấy. 

Bé lúc này khá thích những món đồ chơi xếp hình và thả khối để rèn luyện sự vận động trong tư duy và kích thích trí nhớ. Cách làm đồ chơi cho bé ở giai đoạn này sẽ chú trọng đến việc giúp bé phát triển khả năng cầm, giữ đồ vật, tư duy, lựa chọn và sắp xếp.

Cách làm đồ chơi cho bé tại nhà gắn kết yêu thương 1
Từ 7 tháng tuổi trở lên nên chọn những đồ chơi kích thích tư duy cho trẻ

Cách làm đồ chơi cho bé sơ sinh đơn giản tại nhà

Treo nôi cho bé hình que kem

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Một quả bóng xốp tròn, các mảnh vải cũ còn lại hoặc quần áo đã qua sử dụng.
  • Một cuộn ruy băng, keo dán, kim chỉ và giấy màu.

Các bước thực hiện:

  • Tự làm đồ treo nôi cũi em bé hình que kem rất đơn giản. Bạn có thể bắt đầu bằng cách khâu các mảnh vải lại với nhau để tạo thành một mảnh có kích thước 80 x 40 cm.
  • Sau đó, bạn có thể cắt giấy màu thành hình ốc quế và dùng keo dán các mép lại với nhau để tạo thành thân que kem ốc quế.
  • Tiếp theo, bạn cần cố định miếng xốp bằng một miếng vải và cố định lại bằng keo. Sau đó, đặt quả bóng xốp đã bọc và thân que kem sao cho mặt dưới của quả bóng xốp nằm ở bên dưới để dễ dàng phủ kín bằng keo.
  • Kế tiếp, dán keo phần vải đã may vào que kem để hoàn thành. Cuối cùng, bạn có thể dùng ruy băng để nối các que kem với nhau và treo chúng lên nôi em bé.
Cách làm đồ chơi cho bé tại nhà gắn kết yêu thương 2
Cách làm đồ chơi cho bé treo nôi hình que kem

Treo cũi 7 sắc cầu vồng

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Giấy sáp chống thấm nước;
  • Bút sáp;
  • Bàn ủi, gọt bút chì, kéo và một số công cụ khác.

Các bước thực hiện:

  • Gọt bút sáp để tách các màu sáp ra khỏi nhau.
  • Đặt miếng sáp lên giấy sáp và đặt một tấm giấy khác lên trên, sau đó ủi bằng bàn ủi đã chuẩn bị cho đến khi sáp tan chảy.
  • Khi sáp đã nguội, sử dụng kéo để cắt giấy sáp thành những hình dáng khác nhau và ghép chúng với nhau trên bức tường gỗ để treo lên nôi bé.

Cách làm chú sâu háu ăn bằng giấy

Với cách làm đồ chơi cho bé hình chú sâu háu ăn, bạn cần chuẩn bị giấy bìa, bút, thước, keo dán và kéo.

Sau đó, thực hiện các bước sau:

  • Chia tờ giấy làm thân chú sâu thành 3 phần bằng cách kẻ một đường thẳng dọc và đánh dấu 1/3 tờ giấy. Ở phía 2/3, kẻ một đường dọc cách mép giấy 1 cm.
  • Kẻ các đường ngang cách nhau 1 cm ở phần 2/3 tờ giấy.
  • Vẽ mặt chú sâu lên một tờ giấy khác.
  • Gấp tờ giấy làm thân con sâu theo đường dọc 1/3 đã kẻ. Ở phía 2/3 còn lại của tờ giấy rồi gấp 1 đường dọc cách mép giấy 1 cm. Sử dụng kéo để cắt sợi theo các đường kẻ ngang. Sau đó, bạn dùng keo để dán cố định các sợi ngang sang mép kia của tờ giấy sao cho thành hình vòng cung.
  • Cắt hai mặt chú sâu và vẽ mặt lên. Sau đó, cắt hai đoạn giấy màu khác để tạo râu.
  • Dán râu lên mặt và dán hai mặt lên thân. Vậy là bạn đã hoàn thành việc làm đồ chơi bằng giấy hình chú sâu háu ăn.
Cách làm đồ chơi cho bé tại nhà gắn kết yêu thương 3
Cách làm chú sâu háu ăn bằng giấy đơn giản tại nhà cho bé

Cách làm đồ gặm nướu bằng gỗ

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi, vào thời điểm này bé bắt đầu cảm nhận rõ hơn về thế giới xung quanh, đặc biệt là âm thanh. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để bé tiếp xúc với các đồ chơi có hình dáng ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt, âm thanh nhẹ nhàng và nhịp điệu. Vào thời gian sắp tới, bé sẽ bắt đầu mọc răng và có xu hướng đưa đồ vật vào miệng. Vì vậy, mẹ nên cho bé cầm nắm các đồ vật có kích thước phù hợp và an toàn.

Đồ gặm nướu hoặc xúc xắc bằng gỗ tự nhiên sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho đồ chơi handmade của bé. Gỗ thông là lựa chọn ưu tiên bởi tính nhẹ và an toàn của nó. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nguyên liệu này tại các cửa hàng đồ handmade và tự tay tạo ra các hình dáng ngộ nghĩnh và thú vị mà không phải lo lắng về an toàn như khi sử dụng các đồ gặm nướu khác trên thị trường.

Lợi ích của việc cho bé sơ sinh chơi đồ chơi

Các món đồ chơi với màu sắc bắt mắt và hình thù ngộ nghĩnh sẽ thu hút sự tập trung của bé sơ sinh và mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời, bao gồm:

  • Phát triển tư duy và não bộ: Phương pháp giáo dục trẻ thông qua đồ chơi được đánh giá cao. Các đồ chơi cho bé thường được làm với nhiều màu sắc, hình thù và âm thanh vui nhộn là nhân tố quan trọng góp phần kích thích giác quan và não bộ của bé ở giai đoạn đầu đời.
  • Giúp tay và mắt linh hoạt hơn: Việc tiếp xúc với các đồ chơi ngộ nghĩnh và nhiều màu sắc thường xuyên từ sớm sẽ giúp kích thích sự hoạt bát và nhạy bén của trẻ.
  • Phát triển toàn diện về mặt thể chất và trí tuệ: Khi chơi đồ chơi, trẻ sơ sinh sẽ vận động cơ thể thường xuyên, giúp bé phát triển toàn diện hơn.
Cách làm đồ chơi cho bé tại nhà gắn kết yêu thương 4
Cho bé chơi đồ chơi phù hợp từ sớm sẽ thúc đẩy bé phát triển các giác quan

Cách làm đồ chơi cho bé ở trên đây giúp bé phát triển thêm các giác quan như trên khá đơn giản mà cũng không phải yêu cầu nguyên liệu quá cầu kỳ. Chỉ cần bạn bỏ ra một chút thời gian là có thể nhanh chóng tạo ra một món đồ chơi an toàn cho trẻ ngay tại nhà.

Minh QA

Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn



Chat with Zalo