Thuốc LevoDHG 750 điều trị các chứng nhiễm khuẩn (2 vỉ x 7 viên)
Danh mục
Thuốc kháng sinh
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 2 vỉ x 7 viên
Thành phần
Levofloxacin
Thương hiệu
Dhg - DƯỢC HẬU GIANG
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-30251-18
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)LevoDHG 750mg DHG có thành phần chính là levofloxacin dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Thuốc được bào chế dạng viên nén bao phim hình bầu dục, màu vàng, hai mặt trơn, cạnh và thành viên lành lặn, đóng gói thành hộp 2 vỉ x 7 viên.
Cách dùng
Dùng đường uống.
Liều dùng
Viêm phổi bệnh viện
Dùng 750mg, 1 lần/ ngày, trong 7 - 14 ngày.
Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng
Dùng 750mg, 1 lần/ngày, trong 5 ngày.
Nhiễm trùng da và tổ chức dưới da có biến chứng
Dùng 750mg x 1 lần/ngày, trong 7 - 14 ngày.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng hoặc viêm thận cấp
Dùng 750mg, 1 lần/ngày, trong 5 ngày.
Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính
Dùng 500mg, 1 lần/ ngày, trong 7 ngày. Khuyến cáo nên sử dụng dạng bào chế có hàm lượng phù hợp.
Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn
Dùng 750mg, 1 lần/ ngày, trong 5 ngày.
Liều dùng cho bệnh nhân suy thận
- Độ thanh thải creatinin 20 - 49ml/ phút: Liều ban đầu là 750mg, liều duy trì 750mg mỗi 48 giờ.
- Độ thanh thải creatinin 10 - 19ml/ phút: Liều ban đầu là 750mg, liều duy trì 500mg mỗi 48 giờ.
Thẩm tách máu hoặc thẩm phân phúc mạc liên tục
Liều ban đầu 750mg, liều duy trì 500mg mỗi 48 giờ.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Khi quá liều, loại thuốc ra khỏi dạ dày và bù dịch, theo dõi điện tâm đồ.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc Levodhg 750mg Dhg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thông tin dưới đây dựa trên dữ liệu từ các nghiên cứu lâm sàng trên 8300 bệnh nhân và kinh nghiệm sau hậu mãi mở rộng.
Các tần số được xác định bằng cách sử dụng quy ước sau: Rất thường gặp (≥ 1/10), thường gặp (≥ 1/100, < 1/10), ít gặp (≥ 1/1000, < 1/100), hiếm gặp (≥ 1/10000, < 1/1000), rất hiếm gặp (< 1/10000), chưa xác định (không thể ước lượng từ dữ liệu sẵn có).
Trong mỗi nhóm, tác dụng không mong muốn được trình bày theo mức độ nghiêm trọng giảm dần.
Hệ cơ quan | Thường gặp ( 1/100 đến < 1/10) |
Ít gặp ( 1/1000 đến < 1/100) | Hiếm gặp ( 1/10.000 đến < 1/1000) |
Chưa xác định |
Nhiễm khuẩn và ký sinh trùng. | Nhiễm nấm bao gồm nhiễm nấm Candida. Kháng mầm bệnh. |
|||
Rối loạn máu và hệ bạch huyết. | Giảm bạch cầu. Tăng bạch cầu ưa eosin. |
Giảm tiểu cầu. Giảm bạch cầu trung tính. |
Giảm toàn thể huyết cầu. Mất bạch cầu hạt. Thiếu máu tán huyết. |
|
Rối loạn hệ miễn dịch. | Phù mạch. Quá mẫn. |
Sốc phản vệ. | ||
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng. | Chán ăn. | Hạ đường huyết đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường. | Tăng đường huyết. Hôn mê do hạ đường huyết. |
|
Rối loạn tâm thần. | Mất ngủ. | Lo âu. Lú lẫn. Căng thẳng. |
Các phản ứng tâm thần (như ảo giác, hoang tưởng). Chán nản. Lo lắng, giấc mơ bất thường, ác mộng. |
Rối loạn tâm thần dẫn đến có ý định hoặc hành động tự sát. |
Rối loạn hệ thần kinh. | Nhức đầu. Chóng mặt. |
Buồn ngủ. Run. Loạn vị giác. |
Co giật. Dị cảm. |
Bệnh thần kinh cảm giác ngoại biên. Bệnh thần kinh cảm giác vận động ngoại biên. Rối loạn khứu giác. Rối loạn vận động. Rối loạn ngoại tháp. mất vị giác. Bất tỉnh. Tăng huyết áp nội sọ lành tính. |
Rối loạn thị giác. | Các rối loạn thị giác như mờ mắt. | Mất thị lực thoáng qua. | ||
Rối loạn tai và tai trong | Chóng mặt. | Ù tai. | Mất thính lực. Khiếm thính. |
|
Rối loạn tim mạch. | Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực. | Nhịp nhanh thất, có thể dẫn đến ngừng tim. Loạn nhịp thất và xoắn đỉnh (chủ yếu ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ khoảng QT kéo dài), điện tâm đồ khoảng QT kéo dài. |
||
Rối loạn mạch máu. | Hạ huyết áp. | |||
Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất. | Khó thở. | Co thắt phế quản. Viêm phổi dị ứng. |
||
Rối loạn tiêu hóa. | Tiêu chảy. Nôn. Buồn nôn. |
Đau bụng. Chứng khó tiêu. Đầy hơi. Táo bón. |
Tiêu chảy - xuất huyết, trong trường hợp hiếm gặp có thể là dấu hiệu của viêm ruột, bao gồm viêm đại tràng giả mạc. Viêm tụy. | |
Rối loạn gan mật. | Tăng enzyme gan (ALT/AST, alkaline phosphatase, GGT). | Tăng bilirubin máu. | Vàng da và tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm suy gan cấp tính nghiêm trọng, chủ yếu ở bệnh nhân mắc các bệnh nặng. Viêm gan. |
|
Rối loạn da và mô dưới da. | Phát ban. Ngứa. Mày đay. Tăng tiết mồ hôi. |
Hoại tử thượng bì nhiễm độc. Hội chứng Stevens-Johnson. Hồng ban đa dạng. Phản ứng nhạy cảm ánh sáng. Viêm mạch hủy bạch cầu. Viêm miệng. |
||
Rối loạn cơ xương và mô liên kết | Đau khớp. Đau cơ. |
Rối loạn dây chằng bao gồm viêm gân (như gân Achilles) Yếu cơ, đặc biệt quan trọng ở bệnh nhân bị bệnh nhược cơ. |
Tiêu cơ vân. Đứt gân (như gân Achilles). Đứt dây chằng. Vỡ cơ. Viêm khớp. |
|
Rối loạn thận và tiết niệu. | Tăng creatinin máu. | Suy thận cấp (do viêm thận kẻ). | ||
Rối loạn khác và tại chỗ. | Suy nhược. | Sốt. | Đau (bao gồm đau lưng, ngực và các chi) |
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Cần ngừng levofloxacin trong các trường hợp: bắt đầu có các biểu hiện ban da hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng mẫn cảm hay ADR trên thần kinh trung ương. Cần giám sát người bệnh để phát hiện viêm đại tràng màng giả và có biện pháp xử trí thích hợp khi xuất hiện tiêu chảy trong khi đang dùng levofloxacin.
Khi xuất hiện dấu hiệu viêm gân cần ngừng ngay thuốc, để hai gân gót nghỉ với các dụng cụ cố định thích hợp hoặc nẹp gót chân và hội chẩn chuyên khoa.