Thuốc Furosemide Stada 40mg điều trị phù, tăng huyết áp (5 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc lợi tiểu
Quy cách
Viên nén - Hộp 5 vỉ x 10 viên
Thành phần
Furosemid
Thương hiệu
Stada - STADA
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-25987-16
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Furosemide Stada 40mg của Công ty TNHH LD Stada VN, thành phần chính là furosemid. Thuốc có tác dụng điều trị phù, điều trị tăng huyết áp khi có tổn thương thận, điều trị tăng calci huyết.
Furosemide Stada 40mg được bào chế dạng viên nén tròn, màu trắng đến trắng ngà, hai mặt khum, một mặt khắc vạch, một mặt trơn, đóng gói theo quy cách:
- Vỉ 10 viên, hộp 5 vỉ.
- Chai 100 viên, hộp 1 chai.
- Chai 500 viên, hộp 1 chai.
Cách dùng
Furosemide Stada 40 mg được dùng bằng đường uống.
Liều dùng
Phù:
-
Liều uống bắt đầu thường dùng là 40mg/ngày. Điều chỉnh liều nếu thấy cần thiết tùy theo đáp ứng.
-
Trường hợp phù nhẹ có thể dùng liều 20mg/ngày hoặc 40mg cách ngày.
-
Một vài trường hợp có thể tăng liều lên 80mg hoặc hơn nữa, chia làm 1 hoặc 2 lần trong ngày.
-
Trường hợp nặng, có thể phải dò liều tăng dần đến 600mg/ngày. Với trẻ em liều thường dùng đường uống là 1 - 3mg/kg/ngày, đến tối đa 40mg/ngày.
Tăng huyết áp:
-
Furosemid không phải là thuốc chính để điều trị bệnh tăng huyết áp và có thể phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác để điều trị tăng huyết áp ở người có tổn thương thận.
-
Liều dùng đường uống là 40 - 80mg/ngày, dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác.
Tăng calci huyết:
-
Liều 120mg/ngày uống 1 lần hoặc chia làm 2 hoặc 3 liều nhỏ.
Người cao tuổi: Có thể dễ nhạy cảm với tác dụng của thuốc hơn so với liều thường dùng ở người lớn.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng
Mất cân bằng nước và điện giải bao gồm: Đau đầu, yếu cơ, chuột rút, khát nước, hạ huyết áp, chán ăn, mạch nhanh.
Điều trị
Bù lại lượng nước và điện giải đã mất.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Thường gặp, ADR >1/100
-
Tuần hoàn: Giảm thể tích máu trong trường hợp điều trị liều cao, hạ huyết áp thế đứng.
-
Chuyển hóa: Giảm kali huyết, giảm natri huyết, giảm magnesi huyết, giảm calci huyết, tăng acid uric huyết, nhiễm kiềm do giảm clor huyết.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
-
Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.
-
Da: Ban da, viêm mạch, dị cảm.
-
Chuyển hóa: Tăng glucose huyết, glucose niệu.
-
Tai: Ù tai, giảm thính lực có hồi phục (ở liều cao).
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Sản phẩm liên quan











Tin tức











