





Thuốc Aspirin 81 Agimexpharm phòng ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ (20 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc chống đông máu
Quy cách
Viên nén bao phim tan trong ruột - Hộp 20 vỉ x 10 viên
Thành phần
Acetylsalicylic acid
Thương hiệu
Agimexpharm - CÔNG TY CPDP AGIMEXPHARM
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-13755-11
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Aspirin 81 của Công ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm. Thành phần chính là acid acetylsalicylic, là thuốc dùng phòng ngừa nguyên phát và dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Aspirin 81 được bào chế ở dạng viên nén tròn, bao phim tan trong ruột màu vàng, 2 mặt trơn, đường kính 7 mm. Hộp chứa 20 vỉ x 10 viên nén tròn. Mỗi viên chứa 81 mg acid acetylsalicylic.
Cách dùng
Uống nguyên viên thuốc sau khi ăn, không được nhai hay nghiền nát.
Liều dùng
Liều thường dùng trong điều trị dài hạn 1 - 2 viên x 1 lần/ngày. Trong một số trường hợp có thể thích hợp với liều cao hơn, đặc biệt trong điều trị ngắn hạn và có thể được sử dụng liều lên đến 4 viên/ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng lâm sàng
Thở nhanh, sâu, ù tai, điếc, giãn mạch, ra mồ hôi.
Xử trí
- Làm sạch dạ dày bằng cách gây nôn (chú ý cẩn thận để không hít vào) hoặc rửa dạ dày, cho uống than hoạt. Theo dõi và nâng đỡ các chức năng cần thiết cho sự sống. Điều trị sốt cao; truyền dịch, chất điện giải, hiệu chỉnh mất cân bằng acid - base; điều trị chứng tích ceton; giữ nồng độ glucose huyết tương thích hợp.
- Gây bài niệu bằng kiềm hoá nước tiểu để tăng thải trừ salicylat.
- Thực hiện truyền thay máu, thẩm tách máu, thẩm tách phúc mạc, nếu cần khi quá liều nghiêm trọng.
- Theo dõi phù phổi, co giật và thực hiện liệu pháp thích hợp nếu cần.
- Truyền máu hoặc dùng vitamin K nếu cần để điều trị chảy máu.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc Aspirin 81, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp
- Tiêu hoá: Buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày - ruột.
- Hệ thần kinh trung ương: Mệt mỏi.
- Da: Ban, mày đay.
- Huyết học: Thiếu máu tan máu.
- Thần kinh - cơ và xương: Yếu cơ.
- Hô hấp: Khó thở.
- Khác: Sốc phản vệ.
Ít gặp
- Hệ thần kinh trung ương: Mất ngủ, bồn chồn, cáu gắt.
- Nội tiết và chuyển hoá: Thiếu sắt.
- Huyết học: Chảy máu ẩn, thời gian chảy máu kéo dài, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu.
- Gan: Độc hại gan.
- Thận: Suy giảm chức năng thận.
- Hô hấp: Co thắt phế quản.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
ADR trên hệ thần kinh trung ương có thể hồi phục hoàn toàn trong vòng 2 - 3 ngày sau khi ngừng thuốc.
Nếu có các triệu chứng chóng mặt, ù tai, giảm thính lực hoặc thương tổn gan, phải ngừng thuốc.
Ở người cao tuổi, nên điều trị với liều aspirin thấp nhất có hiệu lực và trong thời gian ngắn nhất có thể được.
Điều trị sốc phản vệ do aspirin với liệu pháp giống như khi điều trị các phản ứng phản vệ cấp tính. Adrenalin là thuốc chọn lọc và thường kiểm soát dễ dàng chứng phù mạch và mày đay.
Sản phẩm liên quan










Tin tức











