Pyrus Malus (Apple) Fruit Extract
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Pyrus Malus (Apple) Fruit Extract là gì?
Pyrus Malus (Apple) Fruit Extract là loại nước được chưng cất từ quả Pyrus malus (còn gọi là táo tây). Chúng ta đều biết táo là một trong những loại trái cây phổ biến, không những là thực phẩm tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với làn da của chúng ta.

Trong quả táo và vỏ táo đều chứa hàm lượng lớn các polyphenol, bao gồm quercetin, epicatechin, procyanidin, chlorogenic acid (CGA), acid courmaric.
-
Quercetin: Quercetin trong táo là một chất chống oxy hóa, kháng viêm và có thể kháng virus. Ngoài táo, chúng ta còn tìm thấy chất này trong một số loại rau và trái cây, bao gồm trà xanh, hành tây, họ cam quýt, bông cải xanh, cherry, mâm xôi, việt quất, xoài, gừng, dầu hạt nho….
-
Procyanidins: Là thành phần thuộc nhóm proanthocyanidins và được xem như là esters của acid garlic trong trà xanh, trà đen, nho và táo. Procyanidins mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe và làn da, bao gồm khả năng kháng virus, vi khuẩn và kháng HIV. Ngoài ra, Procyanidins có thể kháng oxy hóa các gốc tự do của tế bào.
-
Chlorogenic acid: Thành phần này giữ vai trò như chất kháng virus, kháng nấm ở mức độ thấp. Tuy nhiên, Chlorogenic acid có mặt trong hầu hết các sản phẩm trị mụn nhờ vào khả năng kháng khuẩn của nó. Chlorogenic acid là một chất kháng viêm và là một chất chống oxy hóa tuyệt vời.
-
Catechins: Là một dạng của flavonoid (còn gọi là tannin cô đặc), Catechins có khả năng kháng oxy hóa, đồng thời là thành phần kháng khuẩn, kháng nấm rất hiệu quả.
-
Vitamin C: Trong táo chứa nhiều vitamin C - một chất chống oxy hóa tuyệt vời và là chất kháng gốc tự do, chất làm se rất tốt.
Là thành phần chiết xuất tự nhiên nên Pyrus Malus (Apple) Fruit Extract phù hợp dùng với mọi loại da, đặc biệt là các loại da xỉn màu, da dầu, lỗ chân lông to.

Ngoài hiệu quả đối với da, chiết xuất táo còn là thành phần tốt cho sức khoẻ của chúng ta. Các hợp chất có trong chiết xuất táo giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư, tiểu đường, sỏi mật, hen suyễn, giúp giải độc gan, ngăn ngừa hội chứng ruột kích thích, đục thuỷ tinh thể, giảm cân rất hiệu quả.
Điều chế sản xuất
Hiện nay, chiết xuất Pyrus Malus (Apple) Fruit Extract gồm có 3 dạng, bao gồm dạng bột, dạng chưng cất hơi nước và dạng dung dịch với tác dụng tương đương nhau. Tuy nhiên, dạng bột và dạng chưng cất là hai dạng thường được sử dụng. Cả hai đều hòa tan được trong nước.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Adenine là gì?
Adenine là một nucleobase (một dẫn xuất purine). Nó là một trong bốn nucleobase trong axit nucleic của DNA được biểu thị bằng các chữ cái G – C – A – T. Ba chất khác là guanine, cytosine và thymine. Các dẫn xuất của nó có nhiều vai trò khác nhau trong sinh hóa bao gồm hô hấp tế bào, ở dạng cả adenosine triphosphate (ATP) giàu năng lượng và các đồng yếu tố nicotinamide adenine dinucleotide (NAD), flavin adenine dinucleotide (FAD) và Coenzyme A.
Adenine có công thức hóa học là C5H5N5 và cấu trúc là một vòng cacbon-nitơ kép. Nó là một purine, vì vậy nó được tạo thành từ một vòng năm cạnh và một vòng sáu cạnh, mỗi vòng chứa nitơ, được hợp nhất với nhau. Phân tử adenin có thể được phân biệt với các nhân purin khác bằng nhóm amin gắn với cacbon của chúng ở vị trí 6. Ngoài ra còn có một nhóm hydro gắn với nitơ ở vị trí 9.
Adenine có công thức hóa học là C5H5N5
Nó cũng có có chức năng tổng hợp protein và là thành phần hóa học của DNA và RNA. Hình dạng của adenine bổ sung cho thymine trong DNA hoặc uracil trong RNA.
Điều chế sản xuất
Sự chuyển hóa purine liên quan đến sự hình thành của adenine và guanine. Cả adenine và guanine đều có nguồn gốc từ nucleotide inosine monophosphate (IMP), lần lượt được tổng hợp từ một ribose phosphate có sẵn từ trước thông qua một con đường phức tạp sử dụng các nguyên tử từ axit amin glycine, glutamine và axit aspartic, cũng như coenzyme tetrahydrofolat.
Phương pháp sản xuất adenine ở quy mô công nghiệp được công nhận hiện nay là một dạng sửa đổi của phương pháp formamide. Phương pháp này làm nóng formamide trong điều kiện 120 độ C trong bình kín trong 5 giờ để tạo thành adenin. Phản ứng được tăng lên nhiều về số lượng bằng cách sử dụng phốtpho oxyclorua (photphoryl clorua) hoặc photpho pentachlorua làm chất xúc tác axit và điều kiện ánh sáng mặt trời hoặc tia cực tím.
Sau khi 5 giờ trôi qua và dung dịch formamide-phospho oxychloride-adenine nguội bớt, nước được đưa vào bình có chứa formamide và bây giờ là adenine đã tạo thành.
Cơ chế hoạt động
Adenine tạo thành adenosine, một nucleoside, khi gắn vào ribose, và deoxyadenosine khi gắn vào deoxyribose, và nó tạo thành adenosine triphosphate (ATP), thúc đẩy nhiều quá trình trao đổi chất tế bào bằng cách truyền năng lượng hóa học giữa các phản ứng.
Cetearyl Alcohol là gì?
Cetearyl Alcohol (hay cetostearyl alcohol) là một hỗn hợp của rượu béo, chủ yếu là cetyl alcohol (20% đến 35%) và stearyl alcohol (khoảng 65% đến 80%). Stearyl alcohol có nguồn gốc từ axit stearic - một loại axit béo bão hòa, trong khi đó Cetyl alcohol có nguồn gốc từ dầu cọ.
Không hòa tan trong nước nhưng Cetearyl Alcohol hòa tan trong rượu và dầu. Cetearyl Alcohol về lý thuyết có thể dùng trong bất kỳ loại mỹ phẩm nào dùng thoa lên da hoặc tóc. Các loại kem dưỡng, kem dưỡng ẩm, dầu dưỡng ẩm và dầu gội đầu bạn sẽ tìm thấy thành phần Cetearyl Alcoho.

Trong các sản phẩm mỹ phẩm, nhà sản xuất bổ sung Cetearyl Alcohol với vai trò chất nhũ hóa và chất ổn định, giúp các thành phần trong sản phẩm không bị tách vữa ra, nhất là sau lâu ngày giữ nguyên không sử dụng.
Trong danh sách thành phần các sản phẩm nêu trên, bạn có thể tìm thấy tên Cetearyl Alcohol nhưng đôi khi Cetearyl Alcohol cũng xuất hiện dưới các tên khác như:
-
Cồn alkyl (C16-C18);
-
Cồn (C1618);
-
Cồn cetostearyl;
-
Cồn cetyl / stearyl;
-
1-octadecanol, trộn với 1-hexadecanol;
Ngoài Cetearyl alcohol, một số cồn béo khác như: Cồn cetyl, lanolin, cồn oleyl và cồn stearyl cũng được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm.

Cơ chế hoạt động của Cetearyl Alcohol
Như chúng ta đều biết, các loại cồn truyền thống có tác dụng phụ đó là làm khô và nhạy cảm da. Do Cetearyl Alcohol có một gốc cồn được gắn với một chuỗi chất béo dài nên chuỗi này sẽ cân bằng lại tính chất của gốc cồn, vừa giúp giảm nhạy cảm trên da vừa giúp làm cho da mềm hơn.
Cetearyl Alcohol là chất hoạt động bề mặt, không chỉ giúp ngăn không cho kem tách thành dầu và chất lỏng nhờ thành phần nhũ hóa mà còn làm cho sản phẩm dày hơn hoặc tăng khả năng tạo bọt.
Myristyl Myristate là gì?
Myristyl myristate là một este có nguồn gốc tự nhiên, là kết quả của sự kết hợp giữa myristyl alcohol (rượu myristyl) và axit myristic.
Myristyl alcohol là loại rượu béo bão hòa mạch thẳng, còn axit myristic là một axit béo bão hòa với 14 nguyên tử carbon. Hai thành phần này đều được đặt tên theo tên khoa học của hạt nhục đậu khấu (Myristica Fragrans).

Năm 1841, Myristyl myristate được phân lập lần đầu tiên bởi nhà khoa học Lyon Playfair. Một số loại dầu và chất béo, bao gồm bơ hạt nhục đậu khấu có chứa 75% trimyristin - chất béo trung tính của axit myristic. Ngoài ra, trong dầu hạt cọ, dầu dừa, bơ, sữa bò, sữa mẹ cũng có chứa axit myristic. Chất này tồn tại dưới dạng chất rắn màu trắng hoặc hơi vàng.
Ở nồng độ 1 đến 10%, myristyl myristate có thể được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân, bao gồm các loại phấn mắt, xà phòng, chất tẩy rửa, sản phẩm chăm sóc tóc - da đầu, sản phẩm chăm sóc móng, sản phẩm cạo râu và các sản phẩm chăm sóc da khác.
Cetrimonium Chloride là gì?
Cetrimonium Chloride, Cetrimonium Bromide và Steartrimonium Chloride là các muối amoni bậc bốn được dùng rất phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Cetrimonium Chloride có đặc tính như tan trong nước, là chất hoạt động bề mặt và có khả năng kháng khuẩn, chống viêm.

Cetrimonium Chloride tồn tại ở dạng chất lỏng màu vàng nhạt, mùi nồng, có thể tương thích với chất hoạt động bề mặt không ion, cation và các dung môi phân cực. Nhờ những đặc tính kể trên mà các nhà sản xuất chuộng sử dụng Cetrimonium Chloride trong các sản phẩm chăm sóc tóc để giúp người dùng giải quyết các vấn đề hư tổn của tóc do làm tóc và nhiệt độ quá cao.
Bên cạnh đó, Cetrimonium Chloride còn được sử dụng như là một loại chất hoạt động bề mặt hiệu quả, nó có khả năng cân bằng điện tích trên bề mặt tóc giúp tóc mượt mà hơn trong thời tiết lạnh, khô…
Anthocyanin là gì?
Anthocyanins là một trong số hơn 6.000 loại chất dinh dưỡng thực vật polyphenol flavonoid khác nhau, có công dụng chống oxy hóa mạnh mẽ.
Trước khi anthocyanin được y học hiện đại phân lập, đã có nhiều bài thuốc dân gian dùng các loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa anthocyanin (chủ yếu thực phẩm màu đỏ và tím) để giúp người dùng cải thiện sức khỏe, đẩy lùi các loại bệnh tật, cụ thể như:
-
Rối loạn chức năng gan;
-
Rối loạn thị lực;
-
Nhiễm khuẩn;
-
Mệt mỏi, lo âu.
Những loại thực phẩm chứa anthocyanin bao gồm:
-
Rau củ: Cà tím, bắp cải tím, khoai lang tím, khoai tây tím…
-
Trái cây: Nho, mận, dâu tây, mâm xôi, việt quất, sim, sung…
-
Thảo mộc: Cây oải hương, rau quế tím…

Theo giới y học cổ truyền, thực phẩm có màu xanh dương và tím giúp cơ thể giữ ấm cho mùa đông, còn thực phẩm màu đỏ giúp làm mát cho mùa hè. Thực phẩm màu tối có thể cải thiện khả năng dự trữ năng lượng, cân bằng chuyển hóa chất lỏng và thải độc tố nên rất có ích cho các cơ quan như dạ dày, lá lách và thận.
Những thực phẩm có màu đỏ chứa rất nhiều anthocyanin, giúp nuôi dưỡng máu và cải thiện quá trình vận chuyển diễn ra trong cơ thể nên rất cho người:
-
Thiếu máu;
-
Thường đánh trống ngực;
-
Chân tay lạnh;
-
Da mặt nhợt nhạt;
-
Thiếu sức lực…
Điều chế sản xuất
Đầu tiên, rửa sạch nguồn nguyên liệu, để ráo nước, nghiền nhỏ và bảo quản trong điều kiện 4 - 6ºC, tránh ánh sáng trực tiếp để giữ mẫu cho cả quá trình. Các hóa chất sử dụng như: Ethanol, metanol, đệm acetat và các hóa chất thông thường.
Bằng phương pháp pH vi sai xác định các điều kiện thích hợp cho quá trình chiết chất màu anthocyanin là dung môi ethanol/nước 50/50 bổ sung 1% HCl; tỷ lệ dung môi/nguyên liệu là 15/1 (v/w); thời gian chiết ba ngày.

Cơ chế hoạt động
Anthocyanins được tìm thấy tự nhiên trong một số loại thực phẩm. Trong cơ thể, hợp chất hữu cơ này hoạt động như chất chống oxy hóa có khả năng chống lại các gốc tự do. Ngoài ra, anthocyanin còn có khả năng chống viêm, chống vi rút và chống ung thư.
Microcrystalline Wax là gì?
Microcrystalline wax hay tên thường dùng là sáp vi tinh thể, được tổng hợp từ dầu mỏ. Có hai loại Microcrystalline wax: Loại cán mỏng và loại làm cứng. Với loại Microcrystalline Wax cán mỏng, điểm nóng chảy từ 60 – 80°C và độ xuyên kim từ 25 trở lên. Còn loại được làm cứng, điểm nóng chảy là 80 – 93°C và có độ xuyên kim từ 25 trở xuống.
Sáp này có màu từ nâu đến trắng tùy thuộc vào mức độ xử lý được thực hiện ở nhà máy lọc dầu.
Microcrystalline wax là một hỗn hợp tinh chế của các Hydrocacbon béo bão hòa, rắn và được sản xuất bằng cách khử dầu từ quá trình lọc dầu. Điểm khác biệt và nổi bật của Microcrystalline wax so với sáp Parafin tinh chế ở chỗ cấu trúc phân tử phân nhánh nhiều hơn và chuỗi hydrocacbon dài hơn (trọng lượng phân tử cao hơn). Do đó, cấu trúc tinh thể của Microcrystalline Wax mịn, dai, dẻo, có nhiệt độ nóng chảy cao hơn sáp Parafin. Bên cạnh đó, Microcrystalline Wax thường sẫm màu, nhớt, đặc, dính và đàn hồi hơn so với sáp Parafin, đồng thời có trọng lượng phân tử và điểm nóng chảy cao hơn. Với nhiều ưu điểm vượt trội, Microcrystalline Wax thường được dùng để thay thế sáp Parafin.
Microcrystalline wax được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân như một chất kết dính, ổn định nhũ tương và tăng độ nhớt chất làm mềm.
Điều chế sản xuất
Tùy thuộc vào nguồn dầu thô, phương pháp và mức độ tinh chế mà đặc tính của Microcrystalline Wax sẽ khác nhau. Microcrystalline Wax được điều chế sản xuất trong quá trình sàng lọc dầu khoáng bằng cách sử dụng các phương pháp tinh chế như chưng cất, khử mùi, khử dầu và kết tinh.
Microcrystalline wax có thể được tạo ra từ cặn của dầu thô bằng cách tinh chế hoặc chúng có thể được làm từ dầu hỏa bằng cách loại bỏ dầu bằng dung môi. Nhiệt độ của dung môi có thể kiểm soát các đặc tính vật lý của chúng. Các phương pháp tách bao gồm pha loãng dung môi, làm lạnh, ly tâm, lọc…
Cơ chế hoạt động
Sáp có khả năng kết dính với các loại dầu và dung môi giúp ngăn ngừa sản phẩm tiết mồ hôi như son.
Tinh thể làm cho sản phẩm có độ bền kéo cao và độ đặc dẻo dai hơn sáp Paraffin, đảm bảo tính đồng nhất về màu trong mỹ phẩm có màu. Tuy Microcrystalline wax không hòa tan trong nước nhưng có thể kết hợp với rượu ấm, tất cả các loại dầu và sáp khác.
Polyglyceryl - 2 Triisostearate là gì?
Polyglyceryl - 2 Triisostearate là một chất diester của axit isostearic và diglycerine. Nó thuộc về một nhóm được gọi là este axit béo polyglyceryl. Đây là một chất lỏng có hiệu quả trong việc phân tán sắc tố vô cơ, nên thường được sử dụng trong các mỹ phẩm có màu.
Công thức hóa học của Polyglyceryl - 2 Triisostearate
Điều chế sản xuất Polyglyceryl-2 Triisostearate
Axit béo có trong dầu dừa và dầu cọ được sử dụng trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm. Là chất lỏng sền sệt màu hơi vàng, có mùi thơm đặc trưng của axit béo.
Cơ chế hoạt động
Một chất nhũ hóa hiệu quả cho các công thức nước trong dầu
Polyglyceryl - 2 Triisostearate đặc biệt nhẹ nhàng trên da và dịu nhẹ, lý tưởng cho các sản phẩm dành cho da nhạy cảm. Chất nhũ hóa đặc biệt linh hoạt trong quá trình sản xuất, có thể sử dụng được cả trong các công thức của Quy trình nóng và lạnh.
Khả năng phân tán
Polyglyceryl- 2 Triisostearate có khả năng phân tán vượt trội của các chất màu vô cơ; khả năng tương thích tốt với các loại dầu và sáp; độ ổn định oxy hóa cao.
Arachidonic Acid là gì?
Được tìm thấy trong gan, mỡ động vật và con người, acid arachidonic là thành phần của phosphatide động vật và hình thành từ axit linoleic.
Loại axit béo omega 6 không bão hoà này được sử dụng trong quá trình gia công thực phẩm chức năng với công dụng giúp con người tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, acid arachidonic còn là thành phần dùng trong công thức chăm sóc da mặt, mang lại tác dụng xóa mờ nếp nhăn và làm mịn da hiệu quả.
Công thức phân tử của Acid arachidonic.
Những nguồn cung cấp acid arachidonic dồi dào bao gồm:
-
Dầu lạc: Được ép từ đậu phộng, dầu lạc là một thực phẩm giàu acid arachidonic được các chị em phụ nữ ưa chuộng. Dầu lạc có công dụng giúp nâng cao sức khỏe hệ tim mạch cũng như giúp tăng cường trí nhớ hiệu quả.
-
Thịt: Mô cơ của động vật thường được chúng ta dùng làm thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày. Thịt giúp đáp ứng nhu cầu protein của cơ thể, tăng cường chức năng của não bộ.
-
Trứng: Cũng như thịt, trứng là nguồn cung cấp protein, mang lại lợi ích làm tăng khối lượng cơ bắp và giúp xương luôn chắc khỏe.
-
Các sản phẩm từ sữa bao gồm sữa tươi, kem tươi, sữa lên men, phô mai, bơ đều có công dụng giúp hệ xương khớp chắc khỏe, làm giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.
Acid arachidonic là thành phần trong các loại kem dưỡng da
Điều chế và sản xuất Arachidonic Acid
Trong tự nhiên, arachidonic acid được tạo ra từ axit linoleic. Tuy nhiên, dạng axit tiền thân này lại không thể tự tổng hợp được mà phải được lấy từ các nguồn thực vật.
Cơ chế hoạt động của Arachidonic Acid
Arachidonic acid là một dạng axit không bão hòa và có mặt trong các phospholipid của màng não và các cơ quan của cơ thể. Cơ chế hoạt động chủ yếu của loại axit này là một chất truyền tin hay báo hiệu của lipit. Một cơ chế nổi bật khác đó là điều hòa và điều tiết enzyme truyền tín hiệu.
Calcium Glycerophosphate là gì?
Calcium glycerophosphate là muối canxi của axit glycerophosphoric tạo thành bột màu trắng, mịn, hơi hút ẩm. Sản phẩm thương mại là một hỗn hợp của canxi beta-, D- và L -alpha-glycerophosphat.
Calcium glycerophosphate được FDA xếp vào danh sách thành phần thực phẩm công nhận là an toàn (GRAS) như một chất bổ sung chất dinh dưỡng (nguồn canxi hoặc phốt pho). Trong các sản phẩm thực phẩm như gelatins, bánh pudding và chất trám chúng ta đều có thể tìm thấy thành phần calcium glycerophosphate.

Bên cạnh đó, calcium glycerophosphate cũng có trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng nhờ khả năng có thể thúc đẩy quá trình đệm-pH của mảng bám, nâng cao mức độ canxi và phosphat trong mảng bám và tương tác trực tiếp với khoáng chất nha khoa.
Cơ chế hoạt động
Khi kết hợp với natri monofluorophosphat, calcium glycerophosphate sẽ làm giảm khả năng hòa tan axit của men răng. Bên cạnh đó, calcium glycerophosphate cũng được cho sẽ làm tăng tác dụng tái khoáng của natri monofluorophosphate dẫn đến quá trình tái khoáng hóa men răng nhiều hơn nhưng cơ chế đằng sau điều này vẫn chưa được biết rõ.
Ngoài ra, calcium glycerophosphate còn làm giảm độ pH mảng bám được tạo ra bởi dung dịch đường sucrose. Trong chất thay thế điện giải, calcium glycerophosphate lại hoạt động như một chất cho canxi và photphat.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Na rừng
Tên gọi khác: Nắm cơm, Ngũ vị nam, Dây xưn xe,…
Tên khoa học: Kadsura coccinea (Lem) A. C. Smi (K.chinensis Hance). Ngũ vị – Schisandraceae.
Theo Y học cổ truyền, Na rừng có 2 loại là Na rừng đỏ và Na rừng trắng. Có một vài sự khác biệt nhỏ giữa 2 loại trên.
Na rừng đỏ: Loại quả chín sẽ có màu đỏ, mùi thơm rất đặc trưng, loại quả này có giá trị dược liệu hơn Na rừng trắng.
Na rừng trắng: Khi chín màu vàng nhạt, khe múi hơi đỏ, có giá trị dược liệu ít hơn.
Đặc điểm tự nhiên
Na rừng là cây dây leo, thân cứng, hóa gỗ, màu nâu đen, cành nhẵn. Lá mọc so le, phiến dày, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 10 – 12cm, rộng 4 – 5cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt, có nhiều chấm trắng nhỏ.

Hoa khác gốc, mọc đơn độc ở kẽ lá; lá bắc dễ rụng; bao hoa gồm những phiến mập hình trứng, xếp thành 2 – 3 vòng, càng vào trong, phiến càng lớn hơn, màu trắng thơm, điểm vàng nâu ở đầu phiến; hoa đực có nhiều nhị mọc trên một cán ngắn, hoa cái có các lá noãn xếp rất sít nhau. Hoa thường có màu đỏ tím hay vàng.
Quả to, hình cầu, rất giống hình dáng tương tự như quả na nhưng kích thước to gấp đôi hoặc gấp ba lần quả na ta, khi chín màu vàng hoặc đỏ hồng, nhiều múi, múi rất to, dễ tách thành từng múi nhỏ, có mùi thơm nhẹ, ăn được.
Mùa hoa: Tháng 5 – 6, mùa quả: Tháng 8 - 9.
Phân bố, thu hái, chế biến
Loài na rừng phân bố ở vùng nhiệt đới hay nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, có 4 loài mọc rải rác ở vùng núi từ 600m đến 1500m, ở các tỉnh Lào Cai, Hà Tây, Cao Bằng, Lạng Sơn… ở phía nam thấy ở Lâm Đồng. Trên thế giới cây phân bố ở một số khu vực núi cao trong vùng có khí hậu nhiệt đới hay á nhiệt đới của Ấn Độ, Lào và Nam Trung Quốc.
Na rừng thuộc loài cây cây leo quăn, thường xanh, ưa khí hậu ẩm mát đặc biệt ở vùng nhiệt đới núi cao. Cây ưa sáng hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng hay rừng đá vôi. Cây ra hoa quả hàng năm nhưng số lượng hoa quả trên cây không nhiều. Ở vùng rừng quốc gia tam đảo có một khóm na rừng, mọc gần đường đi nên hay bị chặt phá, số cành non nhiều (ước tính dưới 1 năm tuổi) nên không thấy có hoa quả.
Na rừng có thể xếp vào nhóm cây thuốc tương đối hiếm gặp ở Việt Nam, cần chú ý bảo vệ.

Rễ Na rừng có thể thu hái và bào chế thuốc quanh năm.
Sau khi thu hái gốc cây Na rừng, mang về rửa sạch đất cát. Thái thành từng lát mỏng như Kê huyết đằng mang đi phơi nắng đến khi thật khô.
Bộ phận sử dụng
Vỏ rễ vỏ thân thu hái quanh năm, phơi khô.
Rễ và quả là bộ phận dùng làm thuốc của Na rừng.

Choline là gì?
Choline là một hợp chất hữu cơ tan trong nước, có dạng hợp chất phosphatidycholine nên được tìm thấy trong những thực phẩm chứa chất béo. Choline không phải vitamin hay khoáng chất nhưng có liên quan đến các vitamin khác, cụ thể là folate và phức hợp vitamin B.
Trong cơ thể, choline là một vi chất thiết yếu cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể (hệ thống thần kinh, nội tiết, tiêu hóa và sinh sản,...), đặc biệt là chức năng não cũng như giữ cho sự trao đổi chất hoạt động bình thường.

Choline được sử dụng để tạo ra DNA, hỗ trợ tín hiệu thần kinh và giải độc. Nó cũng giúp dẫn truyền thần kinh và điều khiển cơ bắp. Giữ vai trò quan trọng như vậy nên việc thiếu hụt choline sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe toàn diện. Dấu hiệu để một người nhận biết cơ thể đang có sự thiếu hụt choline bao gồm:
-
Mệt mỏi, mức năng lượng thấp;
-
Mất trí nhớ;
-
Suy giảm nhận thức;
-
Năng suất học tập kém;
-
Đau cơ;
-
Tổn thương thần kinh;
-
Thay đổi tâm trạng.
Cơ thể chúng ta có thể tự sản xuất choline nhưng là không đủ, thậm chí nhiều người đã bổ sung choline trong chế độ ăn bằng các nguồn thực phẩm giàu choline, tuy nhiên hàm lượng vẫn không đủ đáp ứng khuyến cáo hàng ngày. Điều này xuất phát từ việc một số choline không dễ dàng được hấp thụ. Do đó, ngoài thực phẩm, chúng ta có thể bổ sung choline qua các chế phẩm thực phẩm chức năng chứa choline.
Hiện vẫn chưa có con số chính xác cho biết nên dùng bao nhiêu choline mỗi ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia hầu hết đều đồng ý với số lượng dưới đây là đủ để tạo ra lợi ích tối ưu mà không gây hại:
-
Trẻ sơ sinh: 125–150mg;
-
Trẻ em tuổi từ 1-8: 150–250mg;
-
Thiếu niên tuổi từ 8-13: 250–375mg;
-
Nữ giới trên 14 tuổi: 425–550mg;
-
Nam giới trên 14 tuổi: 550mg;
-
Phụ nữ có thai: 450–550mg;
-
Phụ nữ đang cho con bú: 550mg.
Những loại thực phẩm sau đây cung cấp hàm lượng choline cao nhất, đồng thời còn có nhiều chất dinh dưỡng khác: Gan bò, cá hồi, đậu gà, đậu hạt, đậu xanh, đậu nành, trứng, thịt bò, gà tây, ức gà, súp lơ, sữa dê, cải Brussels…

Một số báo cáo cho thấy, choline trong thực phẩm khó được cơ thể hấp thu ngay cả khi ăn chế độ thực phẩm đa dạng. Một số người dù đã tích cực bổ sung choline qua thực phẩm nhưng cơ thể vẫn bị thiếu choline, nhất là với người bị tổn thương gan, uống nhiều rượu bia hay béo phì, đái tháo đường.
Lúc này, bạn có thể choline bằng thực phẩm chức năng sẽ giúp cơ thể bạn dễ dàng hấp thu choline hơn.
Aluminum chloride là gì?
Aluminum chloride (hay còn gọi muối nhôm, công thức hóa học AlCl3) là một chất tự nhiên, tồn tại dưới dạng chất rắn có màu vàng nhạt. Aluminum chloride được sử dụng chủ yếu trong công thức sản phẩm vệ sinh cá nhân, mục đích làm giảm sản xuất mồ hôi tại nơi sử dụng, tạo cảm giác căng cho da. Aluminum chloride có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm hoặc loại bỏ mùi khó chịu, bảo vệ cơ thể chống lại sự hình thành của các mùi hôi trên làn da.

Aluminum chloride đã được chứng minh là có hoạt động tương tự oestrogen. Trong một số điều kiện, Aluminum chloride có thể kích thích phản ứng của cơ thể tương tự như cách phản ứng với oestrogen tự nhiên.
Cơ chế hoạt động
Aluminum chloride hoạt động bằng cách bịt các ống dẫn mồ hôi ở dưới cánh tay, ngăn cản không cho mồ hôi thoát lên bề mặt da. Kết quả là độ ẩm ở vùng nách giảm, gây ức chế cho hoạt động sinh sôi của vi khuẩn gây mùi.
Sản phẩm liên quan






