Magnesium carbonate
Phân loại:
Dược chất
Mô tả:
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Magnesium Carbonate (Magnesium Carbonat)
Loại thuốc
Kháng acid (antacid), nhuận tràng.
Dạng thuốc và hàm lượng
Thuốc bột Magnesium Carbonate.
Viên nén chứa: Magnesium Carbonate 68mg, Natri Bicarbonate 64mg, Calcium Carbonate 522mg.
Viên nhai chứa: Aluminum Hydroxide 160 mg, Magnesium Carbonate 105 mg.
Dược động học:
Hấp thu
Hấp thu ở đoạn đầu ruột non, một lượng nhỏ hấp thu không đáng kể ở ruột kết
Thuốc bắt đầu tác dụng ngay khi đói, thuốc tác dụng kéo dài trong khoảng 30 ± 10 phút. Nếu uống vào bữa ăn, hoặc trong vòng 1 giờ sau khi ăn, tác dụng kéo dài trong khoảng 1 - 3 giờ. Khoảng 30% Magnesium được hấp thu. Magnesium ít hòa tan trong nước, hấp thu kém so với natri bicarbonat nên không sợ gây ra nhiễm kiềm.
Do làm thay đổi pH dịch vị và nước tiểu, thuốc kháng acid có thể làm thay đổi tốc độ hoà tan và hấp thu, sinh khả dụng và đào thải qua thận của một số thuốc; muối Magnesium cũng còn có khuynh hướng tạo phức hợp không hoà tan với các chất trong đường tiêu hóa nên không được hấp thu vào cơ thể.
Magnesium Cacbonat phản ứng với axit dạ dày để tạo thành Magnesium clorua hòa tan và Carbon Dioxide trong dạ dày.
Phân bố
Liên kết với khoảng 33% Albumin.
Thải trừ
Ở người có chức năng thận bình thường, tích lũy một lượng nhỏ magnesium ảnh hưởng không đáng kể, nhưng ở người có suy thận, cần phải thận trọng.
Magnesium đào thải qua thận khi chức năng thận bình thường. Phần không được hấp thu thải qua phân.
Dược lực học:
Các muối Magnesium (Magnesium Carbonat, Magnesium Hydroxyd, Magnesium Oxyd, Magnesium Trisilicat) được dùng làm thuốc kháng acid (Antacid) dịch vị, thuốc nhuận tràng và thuốc cung cấp magnesium cho cơ thể khi cơ thể thiếu (magnesium là cation nhiều thứ hai trong nội tế bào, có một vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể). Tác dụng kháng acid dịch vị của thuốc phụ thuộc vào tốc độ hoà tan của dạng bào chế, tính phản ứng với acid, tác dụng sinh lý của cation, mức độ hoà tan trong nước, có hoặc không có thức ăn trong dạ dày.
Muối Magnesium còn làm tăng áp lực thẩm thấu trong ruột, kích thích giải phóng cholecystokin nên ngăn ruột hấp thu để giữ nước và điện giải, kích thích nhu động ruột. Chính vì tác dụng này nên muối magnesium thường được kết hợp với muối nhôm trong thuốc kháng acid dịch vị để điều chỉnh nhu động ruột, làm giảm bớt táo bón gây ra do cation nhôm.
Magnesium đóng vài trò như một yếu tố quan trọng trong nhiều phản ứng enzym trong cơ thể liên quan đến tổng hợp protein và chuyển hóa carbohydrate (ít nhất 300 phản ứng enzym cần Magnesium).
Xem thêm
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Mercurochrome.
Loại thuốc
Thuốc sát trùng sơ cứu ngoài da.
Dạng thuốc và hàm lượng
Dung dịch 2%/ 15ml
Dung dịch 2%/30ml
Dung dịch 2%/450ml
Dung dịch 1%/ 20ml
Dung dịch 1%/ 30ml
Dung dịch 2g/100ml
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Pralidoxime (Pralidoxim)
Loại thuốc
Thuốc giải độc (phosphat hữu cơ có hoạt tính kháng cholinesterase).
Dạng thuốc và hàm lượng
Bột để pha dung dịch tiêm: 1g Pralidoxime Clorid.
Thuốc tiêm: Pralidoxime Mesilat 200 mg/ml (ống 5ml).
Thuốc tiêm: 600mg Pralidoxime Clorid.
Thuốc tiêm dạng kết hợp: 600 mg Pralidoxime Clorid/2 ml và 2,1 mg Atropin/0,7 ml.
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Pentosan polysulfate (Elmiron).
Loại thuốc
Thuốc chống đông máu và tiêu sợi huyết.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nang: 100 mg.
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Minocycline (Minocyclin)
Loại thuốc
Kháng sinh bán tổng hợp dẫn chất tetracyclin.
Dạng thuốc và hàm lượng
- Viên nang 50 mg, 75 mg, 100 mg. Viên nang pellet: 50 mg.
- Viên nén bao phim: 50 mg, 75 mg, 100 mg. Gel giải phóng chậm: 2%.
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Potassium bicarbonate (KHCO3).
Loại thuốc
Khoáng chất và chất điện giải.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén, viên sủi bọt (10 mEq; 20 mEq; 25 mEq).
Sản phẩm liên quan










