Lactobacillus paracasei
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Lactobacillus paracasei là gì?
Lactobacillus paracasei (L. paracasei) là một vi khuẩn hình que, có chiều rộng 2 - 4μm, dài 0,8 - 1μm. Đây là một loài vi khuẩn gram dương, lên men đồng nhất, thường được sử dụng trong quá trình lên men các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa và nuôi cấy vi sinh vật. Vi khuẩn không di động. Các tế bào vi khuẩn thường có một đầu tận hình vuông, có thể tồn tại ở dạng đơn độc hoặc kết thành chuỗi.
L. paracasei là một vi khuẩn hội sinh, là một phần của hệ vi khuẩn thường trú trong ống tiêu hóa và miệng của con người. Vi khuẩn này cũng được tìm thấy trong nước thải, các loại thức ăn lên men và các sản phẩm lên men từ sữa.
L. paracasei phát triển tối ưu ở nhiệt độ từ 10 - 37°C. Tại nhiệt độ 40°C, vi khuẩn không tiếp tục tăng trưởng. Vi khuẩn có thể tồn tại trong khoảng 40 giây ở nhiệt độ 72°C. Khả năng sống sót của L. paracasei cao hơn đáng kể khi được bảo quản trong tủ lạnh (nhiệt độ khoảng 4°C). Ngược lại, tỷ lệ sống sót dưới quá trình bảo quản không làm lạnh (ở nhiệt độ 22°C) là thấp nhất. Tuy nhiên, ở nhiệt độ -20°C và -70°C, khả năng sống sót của lợi khuẩn cao hơn so với ở nhiệt độ 7°C.
L. paracasei có mối liên hệ chặt chẽ về kiểu gen và kiểu hình với các thành viên khác trong nhóm vi khuẩn Lacticaseibacillus casei, bao gồm Lacticaseibacillus casei, Lacticaseibacillus zeae và Lacticaseibacillus rhamnosus. Tuy nhiên, những loài này dễ dàng được phân biệt với nhau dựa trên các trình tự đa locus, phát sinh chủng loại bộ gen lõi hoặc độ nhận dạng nucleotide trung bình.
Đặc tính lên men giúp cho loài vi khuẩn này thường được sử dụng làm chất xử lý thực phẩm sinh học và chất bổ sung cho chế độ dinh dưỡng và các rối loạn y khoa, đặc biệt là ở đường tiêu hóa.

Điều chế sản xuất Lactobacillus paracasei
Như đã đề cập ở trên, Lactobacillus paracasei là một chủng vi khuẩn thường trú trong ống tiêu hóa của người và nhiều loài động vật có vú khác. Ngoài ra, chủng lợi khuẩn này cũng có thể được phân lập từ các sản phẩm lên men có nguồn gốc từ sữa và các loại thực phẩm lên men khác.
Cơ chế hoạt động
Lợi khuẩn Lactobacillus paracasei có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như ức chế sự sinh trưởng của các vi sinh vật gây bệnh đường ruột, điều hòa phản ứng miễn dịch, giảm nồng độ cholesterol huyết thanh hoặc thể hiện tác động chống oxy hóa,... Những tác động như vậy có thể là do sự hiện diện của chính lợi khuẩn hoặc do các chất chuyển hóa mà chúng tạo ra và trong một số trường hợp nhất định, những chất chuyển hóa này có thể được bài tiết ra môi trường (ví dụ như bacteriocin, exopolysaccharide - EPS và acid hữu cơ).
EPS ở các chủng L. paracasei khác nhau có nhiều cơ chế tác động khác nhau. Ở mức độ ống tiêu hóa, EPS do L. paracasei chủng BGSJ2-83 tiết ra làm giảm sự gắn kết của vi khuẩn Escherichia coli với các tế bào dòng Caco-2 và làm giảm sự tăng sinh tế bào lympho GALT trong ống nghiệm.
EPS của chủng LB8 điều hòa thành phần hệ vi sinh vật do hiệu ứng bifidogenic (hiệu ứng làm tăng hệ vi khuẩn thường trú đường ruột); trong khi đó, EPS từ chủng CIDCA 8339 và CIDCA 83124 làm giảm các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae. EPS phân lập từ các chủng CIDCA 8339 và 83124 làm thay đổi nồng độ các acid béo chuỗi ngắn bằng cách tăng nồng độ butyrat và propionat.
Ngoài ra, EPS từ chủng MLS có tác dụng gây chết tế bào trên dòng tế bào ung thư biểu mô tuyến đại tràng HT-29 ở người. Việc uống EPS do chủng IJH-SONE sản xuất làm giảm chứng viêm da do picryl-chloride gây ra và việc bôi EPS tại chỗ làm giảm tình trạng viêm ở chuột. EPS được tạo ra bởi chủng DG gây tăng sản xuất các cytokine và chemokine gây viêm trong dòng tế bào đơn nhân THP-1 ở người. EPS phân lập từ chủng M7 có hoạt tính chống viêm và giảm nồng độ cholesterol.

Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Betaine là gì?
Betaine là một amino acid - dẫn xuất của choline được tạo ra khi choline kết hợp với axit amin glycine, với cấu trúc hóa học có chứa 3 nhóm methyl bổ sung. Do vậy, betaine còn được gọi là trimethylglycine.
Betaine có một số chức năng sinh học quan trọng: Với chức năng là một phân tử nhường nhóm methyl, betaine tham gia vào quá trình methyl hóa (quá trình sinh hóa thiết yếu) hỗ trợ chức năng của gan, giải độc và hoạt động của tế bào trong cơ thể.

Tuy nhiên, vai trò quan trọng nhất của betaine là hỗ trợ cơ thể xử lý chất béo. Betaine cũng là một chất chống thẩm thấu thiết yếu chủ yếu ở thận, gan và não. Một lượng lớn betaine có thể tích lũy trong các tế bào mà không làm gián đoạn chức năng của tế bào, giúp bảo vệ các tế bào, protein và enzyme dưới áp lực thẩm thấu.
Trong sản xuất mỹ phẩm, betaine tương thích tốt với da, giúp làm giảm kích ứng gây ra do chất diện hoạt và tạo cảm giác mềm mại khi sử dụng. Theo một nghiên cứu được tiến hành trên 22 tình nguyện viên tại Thái Lan, 100% người tham gia nhận thấy màu da sáng hơn sau khi sử dụng dung dịch betaine 4%.
Điều chế sản xuất Betaine
Vào thế kỷ 19, người ta đã phát hiện ra betaine là một chất tự nhiên có trong củ cải đường (Beta Vulgaris). Trong một số thực phẩm như cám lúa mì, mầm lúa mì, rau bina, vi sinh vật và động vật không xương sống dưới nước, betaine cũng được tìm thấy ở nồng độ cao hơn.

Chúng ta có thể bổ sung betaine thông qua chế độ ăn uống. Ngoài ra, trong cơ thể, betaine được tổng hợp bởi sự kết hợp của choline và axit amin glycine.
Cơ chế hoạt động của Betaine
Betaine hình thành liên kết hydro với nước và những phân tử khác một cách dễ dàng nhờ vào đặc điểm về cấu trúc. Chất này có thể tan trong nước tạo dung dịch 55% bền vững về mặt hóa học.
Nhờ có betaine mà homocysteine trong máu được chuyển đổi thành methione. Điều này rất quan trọng, hàm lượng homocysteine ở mức cao sẽ ảnh hưởng xấu đến mạch máu, từ đó dễ dẫn đến sự phát triển các mảng bám và tình trạng gọi là xơ vữa động mạch (tắc nghẽn động mạch).
Ngoài ra, hàm lượng homocysteine cao cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim, đột quỵ cũng như các bệnh tim mạch khác. Betaine có khả năng hạ thấp homocysteine, tăng cường cơ và sức mạnh của sợi cơ, tăng cường độ chịu đựng và giúp giảm béo.
Anthocyanin là gì?
Anthocyanins là một trong số hơn 6.000 loại chất dinh dưỡng thực vật polyphenol flavonoid khác nhau, có công dụng chống oxy hóa mạnh mẽ.
Trước khi anthocyanin được y học hiện đại phân lập, đã có nhiều bài thuốc dân gian dùng các loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa anthocyanin (chủ yếu thực phẩm màu đỏ và tím) để giúp người dùng cải thiện sức khỏe, đẩy lùi các loại bệnh tật, cụ thể như:
-
Rối loạn chức năng gan;
-
Rối loạn thị lực;
-
Nhiễm khuẩn;
-
Mệt mỏi, lo âu.
Những loại thực phẩm chứa anthocyanin bao gồm:
-
Rau củ: Cà tím, bắp cải tím, khoai lang tím, khoai tây tím…
-
Trái cây: Nho, mận, dâu tây, mâm xôi, việt quất, sim, sung…
-
Thảo mộc: Cây oải hương, rau quế tím…

Theo giới y học cổ truyền, thực phẩm có màu xanh dương và tím giúp cơ thể giữ ấm cho mùa đông, còn thực phẩm màu đỏ giúp làm mát cho mùa hè. Thực phẩm màu tối có thể cải thiện khả năng dự trữ năng lượng, cân bằng chuyển hóa chất lỏng và thải độc tố nên rất có ích cho các cơ quan như dạ dày, lá lách và thận.
Những thực phẩm có màu đỏ chứa rất nhiều anthocyanin, giúp nuôi dưỡng máu và cải thiện quá trình vận chuyển diễn ra trong cơ thể nên rất cho người:
-
Thiếu máu;
-
Thường đánh trống ngực;
-
Chân tay lạnh;
-
Da mặt nhợt nhạt;
-
Thiếu sức lực…
Điều chế sản xuất
Đầu tiên, rửa sạch nguồn nguyên liệu, để ráo nước, nghiền nhỏ và bảo quản trong điều kiện 4 - 6ºC, tránh ánh sáng trực tiếp để giữ mẫu cho cả quá trình. Các hóa chất sử dụng như: Ethanol, metanol, đệm acetat và các hóa chất thông thường.
Bằng phương pháp pH vi sai xác định các điều kiện thích hợp cho quá trình chiết chất màu anthocyanin là dung môi ethanol/nước 50/50 bổ sung 1% HCl; tỷ lệ dung môi/nguyên liệu là 15/1 (v/w); thời gian chiết ba ngày.

Cơ chế hoạt động
Anthocyanins được tìm thấy tự nhiên trong một số loại thực phẩm. Trong cơ thể, hợp chất hữu cơ này hoạt động như chất chống oxy hóa có khả năng chống lại các gốc tự do. Ngoài ra, anthocyanin còn có khả năng chống viêm, chống vi rút và chống ung thư.
Deionized Water là gì?
Deionized Water (còn được gọi là nước Deionized, nước DI, nước Denim) là loại nước siêu tinh khiết với điện trở suất lên đến lên đến 18.2 Megohm-cm.
Deionized Water được xem là nước khử ion, có khả năng loại bỏ khỏi dung dịch tất cả các khoáng chất và muối ion hóa hữu cơ lẫn vô cơ thông qua quá trình trao đổi ion. Nhờ quá trình khử ion mà tạo ra một loại nước có độ tinh khiết cao tương tự như nước cất. Tuy nhiên, so với chưng cất, quy trình khử ion này diễn ra nhanh hơn, ít tốn năng lượng hơn cũng như tiết kiệm chi phí hơn.

Bên cạnh đó, do nước ở mức độ cực kỳ tinh khiết xuống cấp nhanh chóng nên khử ion là một tính năng quan trọng trong quy trình theo yêu cầu cung cấp nước tinh khiết cao khi cần thiết.
Có thể nói, Deionized Water hay nước khử ion đã trở thành thành phần thiết yếu trong đời sống hiện nay, bao gồm y tế, quy trình thí nghiệm, dược phẩm, sản xuất điện tử, chế biến thực phẩm, mạ, vô số quy trình công nghiệp, và thậm chí cả nước rửa tại chỗ. Đặc biệt, Deionized Water là thành phần vô cùng quan trọng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm nhờ đặc tính siêu tinh khiết, cũng như là dung môi làm sạch “hoàn hảo” cho sản phẩm.
Điều chế sản xuất Deionized Water
Phương pháp sản xuất Deionized Water phải qua nhiều bước mới thu được kết quả sau cùng đạt độ tinh khiết cao.
Đầu tiên, người ta dùng một vật liệu gọi là màng RO trong quá trình thẩm thấu ngược để lọc nước. Màng RO có tính chất đặc biệt là chỉ cho phép nước đi qua còn những tạp chất và muối Ion hóa đều sẽ bị loại bỏ.
Tiếp theo bước thẩm thấu ngược là bước chưng cất nước bằng cách ngưng tụ hơi nước thành chất lỏng, sau đó là loại bỏ khoáng chất, tạp chất (bao gồm hữu cơ và vô cơ).
Bước cuối cùng là quá trình khử ion để loại bỏ muối/ion khoáng dưới dạng phân tử ra khỏi nước và thu được sản phẩm Deionized Water.
Nước DI này có độ tinh khiết tuyệt đối, chỉ còn lại các phân tử nước đạt chỉ số dẫn điện dưới 3µS/cm (µS được viết tắt là Microsiemens hay còn gọi là micro giây).
Lauryl PEG-9 Polydimethylsiloxyethyl là gì?
Lauryl Peg-9 Polydimethylsiloxyethyl Dimethicone là một chất lỏng nhũ hóa silicone. Nó là một loại Polymer Silicone phân nhánh có khả năng tan trong nước và dầu. Số PEG sau trong tên thành phần (tức là PEG-9) tương ứng với số đơn vị được lặp lại của Ethylene Glycol. Nếu con số theo ký hiệu PEG càng lớn thì phân tử sẽ càng “nặng” và càng phức tạp.
Điều chế sản xuất
Lauryl peg-9 polydimethylsiloxyethyl là một polyme silicone phân nhánh, còn được gọi là polysiloxan (silicone nguyên tố và oxy). Sau đó, nó được liên kết với PEG-9 với một quá trình được gọi là ethoxyl hóa hoặc sửa đổi polyethylene glycol. Ở đây số liên kết với PEG là đơn vị lặp lại của ethylene glycol, số lượng càng lớn thì phân tử càng nặng.
Lauryl peg-9 polydimethylsiloxyethyl là một polyme silicone phân nhánh
Cơ chế hoạt động
Lauryl PEG-9 Polydimethylsiloxyethyl là một chất lỏng nhũ hóa silicone với công dụng chính là giúp công thức trở nên dễ tán hơn (các sắc tố hoặc các thành phần chống nắng vật lý). Lauryl PEG-9 Polydimethylsiloxyethyl Dimethicone có cả đầu ưa nước và ưa dầu nên sẽ giúp Titanium Dioxide và Zinc Oxide được phân tán đều trên da, mang lại hiệu quả chống nắng tốt hơn, đồng thời nó cũng giúp giảm thiểu vệt trắng trên da do sử dụng thành phần chống nắng vật lý. Đây cũng chính là lý do Lauryl PEG-9 Polydimethylsiloxyethyl Dimethicone xuất hiện nhiều trong các sản phẩm trang điểm như phấn mắt và che khuyết điểm.
Lauryl Peg-9 Polydimethylsiloxyethyl ưa béo với khả năng nhũ hóa W / Si và W/O tuyệt vời. Nó có khả năng nhũ hóa tốt cho dầu silicon và dầu không silicon, và khả năng phân tán tuyệt vời cho các vật liệu dạng bột. Sản phẩm có mùi đặc trưng nhẹ.
Isopropyl myristate (còn được gọi là dầu IPM, 1-Methylethyl tetradecanoate, Isopropyl tetradecanoate) là một hợp chất hữu cơ từ Isopropyl Alcohol và Acid Myristic (có nguồn gốc từ thực vật). Đặc tính của Isopropyl myristate là chất lỏng có độ sánh nhẹ, không màu, không tan trong nước nhưng có thể tan trong silicon và các hydrocacbon.
Isopropyl myristate chịu được độ pH rộng và có thể tương thích với hầu hết các chất hoạt động bề mặt, các chất làm sạch. Isopropyl myristate có độ nhớt rất thấp nên rất dễ bôi trơn cũng như dễ thẩm thấu vào da. Nó giúp cho các dưỡng chất trong sản phẩm có thể hấp thụ tốt vào da.

Được đánh giá là chất khá lành tính, Isopropyl myristate không gây ảnh hưởng cho sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ các chuyên gia, nên dùng Isopropyl myristate với tỷ lệ trong khoảng từ 1 – 20% để phát huy tối đa công dụng cũng như không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào, chẳng hạn như tình trạng kích ứng da, da nổi mẩn đỏ, dị ứng, nổi mụn,…
Sodium Pyrrolidone Caboxylic Acid là gì?
Sodium Pyrrolidone Caboxylic Acid là dạng muối của axit pyrrolidone carboxylic (hay axit pyroglutamic), cấu trúc hóa học chứa vòng lactam. Năm 1882, nhà hóa học Haitinger lần đầu tiên tìm thấy Sodium Pyrrolidone Caboxylic Acid khi phát hiện ra rằng khi được làm nóng ở 180°C, glutamate được chuyển thành pyroglutamate thông qua việc mất một phân tử nước.

Sodium Pyrrolidone Caboxylic Acid có mặt trong hầu hết tế bào sống, bao gồm cả vi khuẩn cho đến người. PCA có nguồn gốc từ chất chống oxy hóa glutathione thông qua hoạt động của enzyme γ-glutamyl cyclotransferase.
Điều chế sản xuất
Sodium Pyrrolidone Caboxylic Acid thương mại được tạo ra thông qua sự phân hủy protein filaggrin trong tế bào ngô.
Cơ chế hoạt động
Các tế bào da chết (Corneocytes) sẽ tạo nên lớp sừng, lớp ngoài cùng của da đóng vai trò là hàng rào bảo vệ. Trong lớp sừng, Sodium Pyrrolidone Caboxylic Acid cùng những hợp chất nhỏ (đường và chất điện giải) sẽ tạo thành yếu tố giữ ẩm tự nhiên (NMF) cho da.
Cùng với các lipit tự nhiên trong da, các thành phần NMF sẽ giữ bề mặt da được săn chắc, dẻo dai và ngậm nước.
Octocrylene là gì?
Octocrylene là một hợp chất hữu cơ, dẫn xuất của Benzophenone. Octocrylene tồn tại ở dạng lỏng, sền sệt, không màu, có khả năng tan trong dầu.
Trong mỹ phẩm chăm sóc da, Octocrylene là chất ổn định, đồng thời còn mang lại tác dụng chống nắng. Các nhà sản xuất bổ sung Octocrylene vào công thức sản phẩm chống nắng là nhờ vào khả năng trung hòa, phản xạ tia UV có trong ánh nắng mặt trời của chất này. Từ đó giúp bảo vệ da cũng như hạn chế đến mức thấp nhất các tác hại lên da khi đi ngoài nắng trong thời gian dài.

Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng kết hợp Octocrylene cùng với Avobenzone – một chất chống nắng thế hệ cũ và khá không ổn định nhằm mục đích giúp ổn định và tăng cường khả năng chống nắng của Avobenzone.
Như chúng ta đều biết, những thành phần chống nắng hóa học thường kém bền; tuy nhiên, với thành phần chống nắng Octocrylene lại không như thế. Octocrylene chống nắng rất bền (dù hiệu quả chống nắng thấp hơn các thành phần khác) nên nó có tác dụng rất tốt trong việc ổn định và cải thiện mức độ phủ da của các thành phần chống nắng khác. Đó là lý do vì sao có sự kết hợp giữa Octocrylene và Avobenzone để tăng hiệu quả.
Ngoài ra, Octocrylene còn có công dụng của một chất làm mềm, giúp làm tăng khả năng hydrat hóa tế bào. Đây là một ưu điểm của Octocrylene do khi sử dụng mỹ phẩm chứa thành phần sẽ giảm được nguy cơ gây khô da cũng như giảm tỷ lệ kích ứng da.

Một lợi thế khác nữa của hoạt chất Octocrylene là thành phần này có khả năng kết hợp với nhiều loại dầu khác. Chính vì đặc tính này mà Octocrylene được dùng như một chất nhũ hóa, giúp giữ ổn định và hòa trộn những thành phần khác. Đây chính là lý do các sản phẩm chống nắng hóa học có chứa Octocrylene, thường được bổ sung nhiều tác dụng khác.
Nhìn chung, Octocrylene được đánh giá cao đối với việc chăm sóc và bảo vệ làn da người sử dụng. Thành phần này đã được phê duyệt an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm trên phạm vi toàn cầu. Chính vì thế, chúng ta có thể tìm thấy Octocrylene trong các sản phẩm chống nắng cũng như rất dòng sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân khác.
Cơ chế hoạt động của Octocrylene
Octocrylene hay các thành phần chống nắng khác (oxybenzone, avobenzone, octisalate, homosalate, octinoxate) trong kem chống nắng đều có cơ chế hoạt động giống như một miếng bọt biển, hấp thụ các tia nắng mặt trời. Những loại kem chống nắng này có xu hướng dễ thoa vào da hơn mà không để lại cặn trắng.
Palmitic Acid là gì?
Palmitic Acid (Hexadecanoic Acid) được tìm thấy phổ biến nhất trong động vật, thực vật và vi sinh vật. Đây là một loại axit béo bão hòa được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1840 bởi nhà khoa học Edmond Frémy.
Trong các loại thịt, bơ, phomat và các chế phẩm từ sữa khác cũng có mặt Palmitic Acid. Bên cạnh đó, loại axit béo này còn có ở hầu khắp mọi nơi trên cơ thể con người.

Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) đánh giá Palmitic Acid an toàn để sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm. Acid Palmitic trong mỹ phẩm dù nồng độ có lên đến 13% cũng không gây ra kích ứng, nó an toàn thậm chí với làn da nhạy cảm.
Điều chế sản xuất Palmitic Acid
Thành phần chiếm nhiều nhất trong dầu từ quả của cây dầu cọ chính là Palmitic Acid. Năm 1840, Edmond Frémy lần đầu thực hiện tách Palmitic Acid từ dầu cọ bằng cách xà phòng hóa.
Trong cơ thể, Palmitic Acid được tạo ra từ lượng Carbohydrate dư thừa và chiếm 21 – 30% trong các mô mỡ của cơ thể, cũng như được tìm thấy nhiều trong sữa mẹ.

Trên lớp sừng của da (lớp trên cùng của da, bao gồm cả lớp da chết) có rất nhiều Palmitic Acid. Lớp lipid có tác dụng liên kết các thành phần này.
Cơ chế hoạt động của Palmitic Acid
Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, nhà sản xuất bổ sung Palmitic Acid vào công thức với vai trò của một chất hoạt động bề mặt, chất làm mờ, chất nhũ hóa cũng như là một chất làm mềm da.
Mallow là gì?
Cẩm quỳ tím (tên khoa học là Malva sylvestris) là loài thảo mộc có hoa mọc có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Phi. Hoa và lá của loài hoa này có thể ăn được và khá được chuộng trong nhiều món ăn tại Trung Đông và Trung Quốc.
Dịch chiết từ cây cẩm quỳ gọi là mallow (xuất phát từ “malate” trong tiếng Hi Lạp, nghĩa là mềm mại), do đặc tính của cẩm quỳ là có thể làm cho phân mềm, nhuận tràng nhờ chứa nhiều chất nhầy.

Mallow được dùng phổ biến trong y học để điều trị viêm và các vấn đề về hô hấp và tiêu hóa. Không dừng lại đó, mallow còn mang lại những lợi ích tích cực đối với làn da, như giúp làm dịu da và dưỡng ẩm cho da. Sở dĩ mallow có những công dụng này là do trong dịch chiết xuất có chứa nhiều chất nhầy, polysaccharides và tannin… Khi da bị vết bỏng hay vết ngứa do côn trùng đốt thì mallow có thể nhanh chóng làm dịu da.
Lượng lớn chất nhầy trong mallow thật sự là dưỡng chất tuyệt vời đối với da. Nó giống như một loại gel tự nhiên phủ trên bề mặt da, nhờ đó giúp da được dưỡng ẩm, hạn chế bị mất nước hay làm dịu da kích ứng.
Không ngạc nhiên khi từ lâu mallow đã được chuộng là thành phần lý tưởng trong các sản phẩm dưỡng da, chống oxy hóa cho da.
Ngoài ra, chiết xuất cẩm quỳ còn có đặc tính chống viêm, khử trùng, rất hữu ích để điều trị mụn trứng cá và kích ứng da. Ngay cả các bệnh lý ngoài da như bệnh chàm, bệnh vẩy nến cũng có thể được cải thiện đáng kể với mallow. Chiết xuất cẩm quỳ còn chứa flavonoid, vitamin C và E, là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp làn da ngăn ngừa tổn thương tế bào từ các yếu tố môi trường, chẳng hạn như ô nhiễm hay tác hại của tia UV).

Điều chế sản xuất
Mallow là chiết xuất thu được từ hoa, lá hoặc hạt của cây cẩm quỳ bằng phương pháp ngâm. Dịch chiết này chứa các retinol, axit ascorbic,... có tác dụng chống oxy hóa, cải thiện các tình trạng xấu cho làn da.
Cơ chế hoạt động
Sự hiện diện của polyphenol trong thành phần mallow sẽ thúc đẩy tăng độ đàn hồi lớp hạ bì, giúp các collagen được tổng hợp tích cực. Bên cạnh đó, chất polysaccharides trong mallow còn giúp điều chỉnh mức độ ẩm cho da, giúp ngăn ngừa hiện tượng khô da mặt.
Rhamnose là gì?
Rhamnose là loại đường deoxy tự nhiên, được chiết xuất từ thực vật (chủ yếu từ mía), Rhamnose được đánh giá là lành tính, an toàn sử dụng trên da để mang lại công dụng trẻ hóa da.
Rhamnose có khả năng ngăn ngừa, đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa nhờ nó kích thích các nguyên bào sợi hoạt động tích cực hơn, tăng sinh collagen, elastin. Từ đó, làn da chúng ta sẽ được săn chắc, dẻo dai và tươi trẻ, nếp nhăn cũng ít xuất hiện.

Bên cạnh đó, Rhamnose còn thúc đẩy quá trình Turnover (chu kỳ tái tạo của tế bào) diễn ra nhanh hơn, phục hồi và tái tạo da hiệu quả hơn. Rhamnose cũng được đánh giá cao ở công dụng làm dịu và kháng viêm.
Rhamnose là hoạt chất an toàn ngay cả dùng cho làn da khô, da nhạy cảm đang có dấu hiệu lão hóa. Bởi không như retinol dễ gây khô da, kích ứng, Rhamnose không gây căng kích hay bong tróc da nên rất được ưa chuộng.
Điều chế sản xuất Rhamnose
Rhamnose có thể được tách chiết từ cây thuộc chi Rhamnus, cây Toxicodendron vernix và cây thuộc chi Câu đằng (Uncaria). Đường Rhamnose cũng được sinh tổng hợp bởi vi tảo thuộc họ Tảo silic (Bacillariophyceae).
Trong tự nhiên, Rhamnose thường liên kết với nhiều loại đường khác. Nó là một thành phần glycon phổ biến của các glycosit trong nhiều thực vật. Rhamnose cũng là thành phần của màng ngoài tế bào của vi khuẩn kháng axit trong chi Mycobacterium, bao gồm các vi khuẩn gây bệnh lao.
Chúng ta đều biết, vitamin C là chất chống oxy hóa tự nhiên được tổng hợp từ glucose có ở hầu hết các loại thực vật và động vật. Đây là loại vitamin rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Vitamin C có thể giúp làm lành các mô bị tổn thương, tham gia vào quá trình sản xuất enzyme của một số chất dẫn truyền thần kinh; đồng thời còn có vai trò quan trọng đối với chức năng hệ thống miễn dịch.

Loại vitamin này được chúng ta bổ sung cho cơ thể thông qua những thực phẩm hàng ngày như trái cây họ cam quýt, rau lá xanh, bông cải xanh, dâu tây, đu đủ... Vitamin C dùng theo đường ăn uống sẽ hấp thu hạn chế ở trong ruột, nghĩa là cho dù bạn ăn bao nhiêu vitamin C thì cơ thể cũng chỉ hấp thụ một lượng hữu hạn mà thôi. Với da, khi dùng đường uống, sinh khả dụng của vitamin C trên da sẽ là không đủ. Do đó, cách tốt nhất là chúng ta sử dụng kết hợp, vừa qua đường ăn uống vừa dùng vitamin C bôi ngoài da để đạt được những hiệu quả tốt nhất cho da.
Vitamin C tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, trong đó Ascorbic Acid là dạng tự nhiên có hiệu quả nhất trong tất cả các dạng của vitamin C. Tuy nhiên, Ascorbic Acid lại là dạng vitamin C kém ổn định nhất, dễ bị oxy hóa bởi ánh sáng, nhiệt độ cũng như các ion kim loại. Magnesium Ascorbyl Phosphate (MAP) là một dẫn xuất khác của vitamin C với ưu điểm là khắc phục những hạn chế của Ascorbic Acid.
Magnesium Ascorbyl Phosphate có khả năng tan trong nước, độ pH trung tính nên không gây khó chịu, ít kích ứng da nên có thể dùng cho cả những làn da nhạy cảm. Đồng thời, hoạt chất này có tác dụng kích thích sinh tổng hợp collagen, chống lão hóa da, làm sáng da cụ thể và rõ rệt hơn hẳn các dẫn xuất khác. Đặc biệt, Magnesium Ascorbyl Phosphate có tính ổn định cao hơn nhiều lần so với Ascorbic Acid. Tuy nhiên, khả năng thẩm thấu của Magnesium Ascorbyl Phosphate không được tốt như Ascorbic Acid.
Avocado oil là gì?
Avocado oil (hay dầu bơ) là loại dầu được ép từ quả bơ (không bao gồm hạt). Dầu bơ được sử dụng tương đối phổ biến trong ngành mỹ phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc nhờ vào đặc tính dưỡng ẩm và tái sinh rất mạnh mẽ của nó.
Những lợi ích từ trái cây giàu dinh dưỡng mang lại đều có thể được tìm thấy trong dầu bơ. Chính vì thế, dầu bơ rất được ưa chuộng dùng trong chăm sóc da, tóc và nâng cao sức khỏe toàn diện. Các dưỡng chất có trong quả bơ, chẳng hạn như axit oleic có khả năng dưỡng ẩm cho da cũng như giúp làm giảm các dấu hiệu lão hóa. Đồng thời, axit oleic còn chữa trị gàu, mụn trứng cá, bệnh vẩy nến.

Ngoài axit oleic, vitamin E có trong avocado oil mang lại hiệu quả ức chế tia UV; carotenoids giúp giảm đau và viêm, cải thiện sức khỏe của mắt, ngăn ngừa và điều trị ung thư.
Những người muốn giảm cân hoặc có cholesterol cao cũng thường xuyên dùng avocado oil để sớm đạt được hiệu quả mong muốn.
Điều chế sản xuất avocado oil
Avocado oil được chiết xuất từ thịt trái bơ bằng phương pháp ép lạnh. Avocado oil được dùng tốt nhất khi ở dạng tinh khiết.
Sản phẩm liên quan









