Granisetron


Phân loại:

Dược chất

Mô tả:

Tên thuốc gốc (Hoạt chất)

Granisetron (granisetron hydrochloride)

Loại thuốc

Thuốc chống nôn và chống buồn nôn, thuốc đối kháng serotonin (5HT3)

Dạng thuốc và hàm lượng

  • Viên nén bao phim 1 mg
  • Dung dịch uống 1mg/ 5ml
  • Dung dịch đậm đặc 1 mg/ml để pha dung dịch tiêm hoặc truyền
  • Dung dịch tiêm 0,1 mg/ml
  • Miếng dán thẩm thấu qua da 3,1 mg/ 24 giờ

Dược động học:

Hấp thu

Sự hấp thu của granisetron nhanh chóng và đầy đủ, mặc dù sinh khả dụng đường uống giảm xuống khoảng 60% do chuyển hóa lần đầu. Sinh khả dụng đường uống không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.

Granisetron đi qua da nguyên vẹn vào hệ tuần hoàn bằng quá trình khuếch tán thụ động. Sau khi sử dụng, granisetron được hấp thu chậm, với nồng độ tối đa đạt được trong khoảng từ 24 đến 48 giờ.

Phân bố

Granisetron được phân bố rộng rãi, với thể tích phân bố trung bình khoảng 3 L/kg. Liên kết với protein huyết tương là khoảng 65%.

Chuyển hóa

Granisetron được chuyển hóa chủ yếu ở gan bằng quá trình oxy hóa, sau đó là sự liên hợp. Các hợp chất chính là 7-OH-granisetron và các liên hợp sulphat và glycuronide của nó. Các nghiên cứu in vitro cho thấy con đường chuyển hóa chính của granisetron bị ức chế bởi ketoconazole, gợi ý cho sự chuyển hóa qua trung gian phân họ cytochrom P450 3A.

Không có sự khác biệt trong chuyển hóa của granisetron được quan sát thấy giữa việc sử dụng đường uống và sử dụng qua da.

Thải trừ

Sự thanh thải chủ yếu do chuyển hóa ở gan. Thời gian bán thải trung bình dạng tiêm trong huyết tương ở bệnh nhân là khoảng 9 giờ, có sự thay đổi giữa các đối tượng. Đường uống có thời gian bán thải khoảng 6,2 giờ ở người lớn. 

Sau khi dán miếng dán qua da, thời gian bán hủy ​​của granisetron trong huyết tương ở người khỏe mạnh kéo dài đến khoảng 36 giờ do tốc độ hấp thu chậm của granisetron qua da.

Dược lực học:

Sau khi tiếp xúc với bức xạ hoặc các chất độc tế bào, serotonin (5-HT) được giải phóng từ các tế bào enterochromaffine trong niêm mạc ruột non, tiếp giáp với các tế bào thần kinh hướng tâm phế vị, nơi có các thụ thể 5-HT3. Serotonin được giải phóng sẽ kích hoạt các tế bào thần kinh phế vị thông qua các thụ thể 5-HT3, cuối cùng dẫn đến một phản ứng nôn nghiêm trọng qua trung gian của vùng kích hoạt thụ thể hóa học trong khu vực postrema.

Granisetron là một chất đối kháng có tính chọn lọc cao với thụ thể 5-hydroxytryptamine (5-HT3) và chống nôn mạnh, granisetron có ái lực không đáng kể với các loại thụ thể khác bao gồm các vị trí liên kết 5-HT và dopamine D2.



Chat with Zalo