Glycyrrhizic acid
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Glycyrrhizic acid là gì?
Axit glycyrrhizic được chiết xuất từ rễ của cây cam thảo; Glycyrrhiza glabra là một glycoside triterpene với axit glycyrrhetinic có một loạt các hoạt tính dược lý và sinh học. Khi chiết xuất từ cây, nó có thể thu được dưới dạng amoni glycyrrhizin và mono-amoni glycyrrhizin.
Axit glycyrrhizic đã được phát triển ở Nhật Bản và Trung Quốc như một loại thuốc bảo vệ gan trong các trường hợp viêm gan mãn tính.
Công thức hóa học C42H62O16.
Công thức hóa học của Axit glycyrrhizic
Điều chế sản xuất
Phương pháp đơn giản và tiện lợi để chiết xuất Axit glycyrrhizic từ cam thảo nghiên cứu và xác nhận: hỗn hợp ethanol và nước với tỉ lệ 30:70 và thời gian chiết 60 phút dưới 50°C là điều kiện tối ưu để chiết xuất.
Cơ chế hoạt động
Axit glycyrrhizic có thể được tìm thấy ở dạng alpha và beta. Dạng alpha chủ yếu ở gan và tá tràng và do đó, người ta cho rằng tác dụng chống viêm gan của thuốc này chủ yếu là do hoạt động của đồng phân này. Tác dụng chống viêm của axit glycyrrhizic được tạo ra thông qua việc ức chế TNF alpha và caspase 3. Nó cũng ức chế sự chuyển vị của NFkB vào nhân và liên hợp các gốc tự do. Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự ức chế theo hướng glycyrrhizic đối với sự tăng sinh tế bào T CD4 + thông qua JNK, ERK và PI3K/AKT.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Caffeic Acid là gì?
Caffeic Acid là một hợp chất hữu cơ được phân loại như một acid hydroxycinnamic. Caffeic Acid tồn tại ở dạng rắn, có màu vàng, chứa cả nhóm chức phenol và acrylic.
Vì là chất trung gian quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp lignin, Caffeic Acid được tìm thấy trong tất cả các loài thực vật như rau, hoa quả, thảo mộc, hạt cà phê, gia vị dựa trên thực vật cũng như nhiều thứ khác mà chúng ta ăn uống mỗi ngày.

Caffeic Acid được đánh giá là chất có ích trong lĩnh vực y học bởi khả năng chống viêm và chống oxy hóa tiềm năng.
Đặc biệt, với lợi ích chống oxy hóa (giống như nhiều polyphenol khác), Caffeic Acid sẽ giúp làm chậm sự căng thẳng oxy hóa trong cơ thể và chống lại các gốc tự do mà stress này tạo ra. Caffeic Acid còn có thể hỗ trợ thúc đẩy tăng mức độ collagen và giảm sự lão hóa sớm của tế bào trên da.
Điều chế sản xuất Caffeic Acid
Caffeic Acid là sản phẩm thứ hai trong quá trình phân hủy axit chlorogenic (CGA). Trong quá trình rang cà phê, CGA phân hủy dần dần để tạo ra Caffeic Acid và quinic với hạm lượng tương đối cân bằng.

Do phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ, ta có thể ước tính rằng sự hình thành của các hợp chất thứ cấp này xảy ra tại hoặc xung quanh vết nứt đầu tiên khi hạt cà phê bắt đầu trải qua những thay đổi vật lý quan trọng.
Hiện nay, việc sản xuất Caffeic Acid chủ yếu thông qua phương pháp chiết xuất thực vật (kim ngân hoa là chủ yếu), tổng hợp hóa học cũng như lên men sinh học.
Chúng ta đều biết, vitamin C là chất chống oxy hóa tự nhiên được tổng hợp từ glucose có ở hầu hết các loại thực vật và động vật. Đây là loại vitamin rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Vitamin C có thể giúp làm lành các mô bị tổn thương, tham gia vào quá trình sản xuất enzyme của một số chất dẫn truyền thần kinh; đồng thời còn có vai trò quan trọng đối với chức năng hệ thống miễn dịch.

Loại vitamin này được chúng ta bổ sung cho cơ thể thông qua những thực phẩm hàng ngày như trái cây họ cam quýt, rau lá xanh, bông cải xanh, dâu tây, đu đủ... Vitamin C dùng theo đường ăn uống sẽ hấp thu hạn chế ở trong ruột, nghĩa là cho dù bạn ăn bao nhiêu vitamin C thì cơ thể cũng chỉ hấp thụ một lượng hữu hạn mà thôi. Với da, khi dùng đường uống, sinh khả dụng của vitamin C trên da sẽ là không đủ. Do đó, cách tốt nhất là chúng ta sử dụng kết hợp, vừa qua đường ăn uống vừa dùng vitamin C bôi ngoài da để đạt được những hiệu quả tốt nhất cho da.
Vitamin C tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, trong đó Ascorbic Acid là dạng tự nhiên có hiệu quả nhất trong tất cả các dạng của vitamin C. Tuy nhiên, Ascorbic Acid lại là dạng vitamin C kém ổn định nhất, dễ bị oxy hóa bởi ánh sáng, nhiệt độ cũng như các ion kim loại. Magnesium Ascorbyl Phosphate (MAP) là một dẫn xuất khác của vitamin C với ưu điểm là khắc phục những hạn chế của Ascorbic Acid.
Magnesium Ascorbyl Phosphate có khả năng tan trong nước, độ pH trung tính nên không gây khó chịu, ít kích ứng da nên có thể dùng cho cả những làn da nhạy cảm. Đồng thời, hoạt chất này có tác dụng kích thích sinh tổng hợp collagen, chống lão hóa da, làm sáng da cụ thể và rõ rệt hơn hẳn các dẫn xuất khác. Đặc biệt, Magnesium Ascorbyl Phosphate có tính ổn định cao hơn nhiều lần so với Ascorbic Acid. Tuy nhiên, khả năng thẩm thấu của Magnesium Ascorbyl Phosphate không được tốt như Ascorbic Acid.
Sodium Methyl Cocoyl Taurate là gì?
Sodium Methyl Cocoyl Taurate (còn gọi Natri Menthyl Cocoyl Taurate) là hoạt chất được chiết xuất từ trái dừa, công thức RCON (CH3) CH2CH2SO3Na, trong đó RCO - đại diện cho gốc axit dừa.
Sodium Methyl Cocoyl Taurate là chất hoạt động bề mặt, chất tạo bọt được đánh giá an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân dành cho cả người lớn và em bé.

Đặc biệt, các nhà sản xuất rất ưa chuộng bổ sung Sodium methyl cocoyl taurate vào công thức các sản phẩm sữa rửa mặt nhờ khả năng tạo bọt và ổn định bọt ngay cả trong sự hiện diện của dầu, bã nhờn của chất này. Với ứng dụng rộng rãi của Sodium Methyl Cocoyl Taurate mà hoạt chất này trở thành một trong những loại nguyên liệu được tìm mua nhiều nhất trên thị trường, nhất là trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm.
Điều chế sản xuất
Sodium Methyl Cocoyl Taurate được điều chế bằng cách phản ứng taurine, N-metyltaurine, hoặc muối ăn mòn với axit béo dừa. Người ta đun nóng axit dừa, dung dịch natri metyl tarat và axit boric đến 200ºC, trong khi khuấy với chất tẩy nitơ dưới bề mặt. Khi nguội quá trình này sẽ cho ra kết quả là một chất rắn như sáp được nghiền thành bột.

Có thêm một phương pháp nữa để điều chế Sodium Methyl Cocoyl Taurate đó là hòa tan taurine trong hỗn hợp nước, rượu isopropyl và natri hydrat. Axit lauric clorua và dung dịch natri hiđrat được khuấy vào dung dịch. Tiếp theo, axit clohydric và dung dịch canxi clorua được thêm vào và khuấy. Chất màu trắng sau đó được lọc và làm khô.
Sodium Methyl Cocoyl Taurate thường được bán dưới dạng hỗn hợp với natri clorua và nước.
Thiamidol là gì?

Thiamidol hay được gọi là hợp chất Isobutylamido Thiazolyl Resorcinol (ITR) được nhiều người biết đến và được dùng phổ biến từ năm 2018 trở lại đây do khả năng ức chế Tyrosinase. Trong 50.000 hợp chất có khả năng ức chế Tyrosinase, thiamidol được xem là mạnh nhất dựa trên các nghiên cứu được thực hiện trên mô hình mô phỏng Tyrosinase người.
Tyrosinase là một trong những enzyme có tác dụng tổng hợp ra Melanin tạo sắc tố da. Nếu cơ thể không có Tyrosinase sẽ mắc bệnh bạch tạng; còn nếu quá dư Tyrosinase sẽ làm da đen, sạm và nám. Ngoài ra, Tyrosinase dễ hoạt hóa mạnh dưới tia UV trong ánh nắng mặt trời.
Ức chế Tyrosinase là một phương pháp phổ biến trong điều trị bệnh về sắc tố da. Với nhu cầu làm đẹp ngày càng cao thì những nghiên cứu về các thành phần có khả năng ức chế enzym Tyrosinase giúp dưỡng trắng, ngăn ngừa và làm mờ thâm, nám, sạm da ngày càng được thực hiện nhiều hơn.
Năm 2019 là cột mốc đáng nhớ với thương hiệu Eucerin trên toàn cầu vì đã nghiên cứu và ứng dụng thành công hoạt chất dưỡng trắng đột phá Thiamidol vào các sản phẩm điều trị sắc tố da. Hoạt chất này thuộc bằng sáng chế của Beiersdorf AG - công ty sở hữu Eucerin nên được độc quyền ứng dụng trong các sản phẩm của Eucerin.
Ngoài khả năng làm trắng, Thiamidol cũng có khả năng bảo vệ da trước tia UV, ngăn ngừa sắc tố da hình thành bởi tia UV.
Cơ chế hoạt động
Một nghiên cứu so sánh về hiệu quả trị nám của Thiamidol 0.2% và Hydroquinone 2% đã được thực hiện, sau 12 tuần, các vết nám đen trên mặt của người sử dụng Thiamidol đã giảm đi nhiều hơn người dùng Hydroquione.
Một nghiên cứu khác cũng cho rằng việc sử dụng Thiamidol 4 lần/ngày sẽ hiệu quả hơn tần suất 2 lần/ngày.
Thiamidol hoạt động dựa trên nguyên tắc ức chế sản sinh Melanin quá mức, nguyên nhân chính gây ra tình trạng thâm nám, đồi mồi, khiến da không đều màu ngay tại gốc tế bào sắc tố. Từ đó hạn chế nguy cơ xuất hiện các vết thâm nám cho da ngay từ bên trong.
Các phân tử Thiamidol có khả năng thẩm thấu sâu vào lớp trung bì và hạ bì, tiêu diệt những tế bào gốc tự do sản sinh Melanin dưới da, giúp ngăn ngừa nám, tàn nhang.
Prunus Amygdalus Dulcis Oil là gì?

Có hai loại cây hạnh nhân: Loại cho quả ngọt và loại cho quả đắng. Hạnh nhân ngọt (Prunus amygdalus dulcis) được sử dụng để làm dầu hạnh nhân, hạnh nhân đắng (Prunus amygdalus amara) thường được sử dụng như nguyên liệu làm nước hoa.
Prunus Amygdalus Dulcis Oil hay còn gọi là dầu hạnh nhân ngọt là một loại dầu cố định màu vàng nhạt, không tan trong nước, có nguồn gốc từ hạt của cây hạnh ngọt (Tên thực vật là Prunus dulcis var. Dulcis).
Đây là loại dầu chứa các dưỡng chất có tác dụng nuôi dưỡng da và tóc gồm Vitamin A, E, các axít béo Omega-3 và kẽm… Đáng chú ý là hàm lượng Oleic Acid có trong hạnh nhân ngọt chứa 55 - 86% và Linoleic Acid chiếm 7 - 35%.
Điều chế sản xuất
Để sản xuất dầu hạnh nhân ngọt, sau khi thu hoạch hạt hạnh nhân, trải qua quá trình tách vỏ, làm khô, bẻ vụn, ép lạnh và/ hoặc chiết xuất dung môi để chiết xuất dầu.
Cơ chế hoạt động
Tổ chức Đánh giá Thành phần Mỹ phẩm (CIR) đã xem xét các nghiên cứu dược lý và chỉ ra rằng dầu hạnh nhân ngọt được hấp thụ chậm, nguyên vẹn qua da, không gây dị ứng và an toàn khi sử dụng trực tiếp trên da.
Polyvinyl Pyrrolidone (PVP) là gì?
PVP (polyvinyl pyrrolidone) là một polymer có thể hòa tan trong nước có đặc tính tạo màng. PVP là thành phần kết dính được sử dụng trong ngành mỹ phẩm và làm đẹp.

PVP lần đầu tiên được Walter Reppe tổng hợp cho một trong những dẫn xuất của hóa học acetylene và được cấp bằng sáng chế vào năm 1939 . PVP ban đầu được sử dụng như một chất thay thế huyết tương và sau đó trong rất nhiều ứng dụng trong y học, dược phẩm, mỹ phẩm và sản xuất công nghiệp.
Điều chế sản xuất
Trong một nghiên cứu đã chế tạo thành công các mẫu bột và màng mỏng ZnS:Mn-PVP với hàm lượng PVP khác nhau. Các hạt ZnS:Mn có kích thước trung bình khoảng 2-3nm được tính bằng công thức Scherrer. Hình dạng cầu của các hạt cho thấy PVP có vai trò của tác nhân bọc phủ do tương tác của ion Zn2+ với các nguyên tử O và N của polymer dị vòng PVP. Kích thước trung bình các hạt trong ảnh TEM khoảng 10nm, với lớp vỏ polymer PVP bọc phủ bên ngoài các hạt nano ZnS:Mn.
Các dải phát quang của PVP gần giống với ZnS, đóng góp huỳnh quang của màng mỏng ZnS:Mn bọc phủ PVP. Tính chất quang được tăng cường đáng kể của của ZnS:Mn-PVP và còn có thể liên quan tới các hiệu ứng giam cầm lượng tử, hiệu ứng kích thước lượng tử của các hạt nano ZnS. Khi chúng được khuếch tán trong nền PVP, điều này cần có những khảo sát tiếp theo như: phổ hấp thụ quang, phổ kích thích huỳnh quang…
Cơ chế hoạt động
PVP có thể hòa tan trong nước và các dung môi phân cực khác. Thành phần này cũng có thể hòa tan trong các loại rượu như ethanol, metanol, ở các dung môi kỳ lạ hơn như eutectic, được hình thành bởi choline chloride và urê (Relin). Khi ở trạng thái khô PVCP dễ dàng hấp thụ tới 40% trọng lượng của thành phần trong nước, khí quyển.
Đặc tính đặc biệt của PVP là làm ướt nhanh và dễ dàng tạo thành phim. Vì vậy dùng PVP như một lớp phủ hoặc phụ gia cho lớp phủ. Chất huỳnh quang của PVP và thủy phân oxy hóa của hoạt chất đã được một số nghiên cứu chỉ ra.
Ozokerite là gì?
Sáp Ozokerite hay còn gọi là sáp đất là loại sáp khoáng có nguồn gốc từ than đá và đá phiến sét, được khai thác chủ yếu ở Đông Âu. Về mặt hóa học, Ozokerite bao gồm một hỗn hợp các Hydrocacbon khác nhau, chứa 85-87% trọng lượng là Carbon và 14-13% Hydro. Ozokerite có nhiều màu khác nhau từ màu vàng nhạt đến nâu sẫm hoặc màu đen ở dạng tinh khiết nhất, thường xuất hiện màu xanh lục do lưỡng sắc. Vì vậy, Ozokerite thường được tinh chế rất nhiều để trở thành màu trắng hoặc vàng để ứng dụng cho mỹ phẩm.

Chất này không tan trong nước và rượu, có thể hòa tan trong Ete, dầu mỏ, Benzen, nhựa thông, Cloroform, Carbon disulfide và các loại sáp đã đun nóng chảy khác. Ozokerite có điểm nóng chảy hơn hầu hết các loại sáp khác và kết cấu bền vững của sáp cũng giúp thành phẩm không bị giòn xốp dễ gãy.
Ưu điểm quan trọng nhất và lợi thế của chất này là thành phần độc đáo của nó. Ozokerite chứa một lượng lớn khoáng chất, Carbohydrate và các nguyên tố vi lượng khác có tác dụng tích cực đối với cơ thể con người. Đồng thời, sáp có dược tính tuyệt vời và rất mạnh và thường được sử dụng như một công cụ tuyệt vời có tác dụng chống viêm.
Trong lĩnh vực làm đẹp, sáp Ozokerite giúp tạo độ cứng, giữ cho sản phẩm dạng gel ổn định, đảm bảo sự đồng nhất màu sắc trong mỹ phẩm, nhũ tương. Chất này tương thích với hầu hết các loại dầu khoáng, dầu thực vật, sáp.
Điều chế sản xuất
Sau khi khai thác, Ozokerite được tinh chế bằng cách đun sôi trong nước với điểm nóng chảy là 58 – 100 độ C. Sáp nổi lên bề mặt và được tinh chế bằng Acid sulfuric và khử màu bằng than. Ozokerite có nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với sáp dầu mỏ tổng hợp điển hình, một đặc tính cần thiết trong sản xuất giấy carbon, chất đánh bóng da, mỹ phẩm, chất cách điện và nến.
Cơ chế hoạt động
Do độ dẫn nhiệt thấp, Ozokerite không gây bỏng trên da. Sau khi tiếp xúc với da, Ozokerite cứng lại và bảo vệ da khỏi các lớp khoáng chất nóng. Có thể sử dụng Ozokerite với nhiệt độ 65 - 75 độ.
Nhựa và hóa chất trong Ozokerite có tác dụng kích thích trên da, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Do các thành phần của Ozokerite có đặc tính kháng sinh, chất này có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, tái tạo.
Peracetic acid là gì?
Chất hóa học Peracetic acid còn được gọi là Acid peracetic, Acid peroxyacetic, PAA… có công thức hóa học là CH3CO3H. Tên thương mại của Peracetic acid với vai trò như một chất kháng khuẩn là Nu-Cidex.
Đây là một chất lỏng không màu, mùi nồng cay với công dụng như một chất có khả năng oxy hóa cực mạnh. Peracetic acid tạo thành một trạng thái cân bằng giữa chất Acid acetic (CH3COOH) và Hydrogen peroxide (H2O2), dễ phân tán và xử lý các màng sinh học, tác dụng nhanh ngay cả ở nhiệt độ thường, có khả năng tác động hiệu quả với phổ rộng vi sinh vật như vi khuẩn, nấm mốc.
Peracetic acid có những ưu điểm như không bị độ cứng ảnh hưởng, không để lại cặn trên thiết bị và không làm thay đổi hương vị, màu sắc của thực phẩm cần xử lý. Tuy nhiên, thành phần này cũng có nhược điểm như nồng độ của Peracetic acid dễ bị giảm sút hơn các chất khử trùng khác và dễ bay hơi ở ngoài không khí, có khả năng ăn mòn các loại kim loại như kẽm, thép, đồng trừ inox. Đặc biệt, khi được pha loãng, Peracetic acid không có tính ổn định cao.

Điều chế sản xuất
Peracetic acid được sản xuất công nghiệp bằng quá trình tự oxy hóa Acetaldehyde hay được hình thành khi xử lý Acid acetic bằng Hydrogen peroxide với chất xúc tác Acid mạnh.
Acetyl clorua và Anhydrit axetic có thể được sử dụng để tạo ra dung dịch Acid có hàm lượng nước thấp hơn.
Peracetic acid được tạo ra tại chỗ bởi một số chất tẩy giặt qua phản ứng của Tetraacetylethylenediamine (TAED) với sự có mặt của dung dịch Hydrogen peroxide kiềm.
Peracetic acid cũng được hình thành tự nhiên trong môi trường thông qua một loạt các phản ứng quang hóa liên quan đến Formaldehyde và các gốc quang oxy hóa.
Cơ chế hoạt động của Peracetic acid
Hỗn hợp ổn định, cân bằng giữa Peracetic acid 5%, nước, Acid axetic và Hydro peroxide được xem là một trong những chất diệt khuẩn mạnh nhất. Hoạt động của Peracetic acid chống lại một loạt các vi sinh vật bao gồm vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí, ngoài ra còn có các bào tử vi khuẩn, nấm mốc, nấm men và tảo.
Sodium Benzoate là gì?
Sodium Benzoate (hay còn gọi Natri Benzoate), công thức hóa học là C6H5COONa, muối của acid benzoic, có dạng bột trắng, không mùi, có tính tan mạnh trong nước, là một trong số 29 chất được dùng như chất phụ gia thực phẩm.
Sodium Benzoate là một chất bảo quản vì có khả năng tiêu diệt nấm mốc và vi khuẩn, thường dùng làm chất bảo quản trong các loại bánh kẹo, mứt, nước hoa quả, nước ngọt có gas, các loại nước xốt, súp thịt, ngũ cốc, sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, thủy sản, nước chấm, sữa lên men, cà phê…

Ngoài ra, Sodium Benzoate còn được dùng trong kem đánh răng, hóa mỹ phẩm, dược phẩm như một chất bảo quản trong mỹ phẩm (ký hiệu quốc tế là E. 211). Theo quy ước đặc tính gây độc của Tổ chức quản lý độc chất quốc tế, Sodium Benzoate được xếp vào nhóm không gây ung thư, mà thuộc nhóm “Một số người cần tránh” (Certain people should avoid), vì nó có thể gây dị ứng cho đối tượng có cơ địa “nhạy cảm với hóa chất” (tương tự bột ngọt, đường lactose, sulphite…).
Bên cạnh đó, Sodium Benzoate còn là chất tạo hương thơm và chống ăn mòn cho sản phẩm. Khi kết hợp với caffeine trong Caffeine Sodium Benzoate, nó có thể có tác dụng chống nắng, và cung cấp màng bảo vệ UVB và chống oxy hóa cho da.
Ngoài dạng được điều chế hóa học, Sodium Benzoate cũng có thể được tìm thấy tự nhiên trong các loại trái cây như trái việt quất (cranberry), đào, mận, nho, táo, quế (thành phần chính là cinnamic acid, chất đồng chuyển hóa của benzoic acid), cây đinh hương (clove), nhóm cây bách (berries)… với hàm lượng từ 10-20mg/kg.
Điều chế sản xuất Sodium Benzoate
Sodium Benzoate được sản xuất bằng cách trung hòa axit benzoic với natri bicarbonate, natri cacbonat hoặc natri hydroxit.
Cơ chế hoạt động của Sodium Benzoate
Cơ chế hoạt động bảo quản của Sodium Benzoate hoặc Natri Benzoat phụ thuộc vào các phân tử undissociated, lipophilic không dissociable axit Benzoic E210 là mạnh mẽ, và dễ dàng đi qua màng tế bào, sau đó nhập vào trong tế bào, can thiệp với các mốc và vi khuẩn và tính thấm của màng tế bào vi khuẩn, cản trở sự hấp thụ của màng tế bào chống lại các axit amin.

Sodium Benzoate truy cập vào tế bào nội bào, có thể acid lí nội bào và ức chế hoạt động của các enzym hô hấp tế bào vi khuẩn, chơi một tác dụng bảo quản.
Benzoates là chất kháng sinh phổ rộng hoạt động tốt chống nấm men, nấm mốc và một số vi khuẩn, và ức chế các vi khuẩn khác nhau ở pH 4-5 dưới tầm bắn tối đa cho phép sử dụng.
Lâu nay, chị em phụ nữ vẫn quen thuộc với những thành phần có khả năng giữ ẩm hiệu quả trong các sản phẩm chăm sóc da, điển hình như HA (Hyaluronic Acid), Squalene, Glycerine, hay như chất Saccharide Isomerate (SI) trong bài viết này vốn được đánh giá là chất siêu giữ ẩm.
Saccharide Isomerate là thành phần thay thế được các carbohydrate tự nhiên bị mất. Nước khi được bổ sung vào da sẽ hút dính vào các carbohydrate này nên không bị thoát ra ngoài. Saccharide Isomerate đóng vai trò là chất làm mềm, giúp giữ nước cho da.

Bên cạnh đó, thành phần này còn có khả năng liên kết chặt chẽ cùng các protein trong da nên nó sẽ lưu lại trên da lâu hơn các chất làm mềm thông thường khác.
Saccharide Isomerate là một thành phần có nguồn gốc thực vật, dưỡng ẩm sâu đến 72h. Sử dụng chất này thời gian dài sẽ giúp mang lại tác dụng kích thích các protein filaggrin, loricrin, hyaluronan phát triển, gia tăng khả năng bảo vệ và giúp da khoẻ mạnh hơn.
Myristic Acid là gì?
Myristic Acid là một acid béo bão hòa thu được trong quá trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Các loại bơ đậu, dầu dừa, dầu cọ, hạnh nhân… có thành phần tự nhiên chứa hàm lượng dồi dào Myristic Acid.

Tồn tại ở dạng tinh thể rắn, có màu trắng, Myristic Acid có thể tan trong nước, dung môi hữu cơ, ethanol, DMSO…
Người ta sử dụng Myristic Acid làm nguyên liệu thô, chất hoạt động bề mặc cũng như là sản xuất chất nhũ hóa. Trong các loại este, hương hoặc công thức mỹ phẩm, Myristic Acid hoạt động với khả năng nhũ hóa và làm chất hoạt động.
Điều chế sản xuất Myristic Acid
Myristic Acid được tổng hợp tự nhiên trong bơ của cây nhục đậu khấu, ở phần lớn các động vật, chất béo thực vật.
Myristic Acid được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp hóa học, điện phân methyl hydrogen adipate và acid decanoic acid hoặc bằng quá trình oxy hóa Maurer của ancol myristic.
Lactobacillus paracasei là gì?
Lactobacillus paracasei (L. paracasei) là một vi khuẩn hình que, có chiều rộng 2 - 4μm, dài 0,8 - 1μm. Đây là một loài vi khuẩn gram dương, lên men đồng nhất, thường được sử dụng trong quá trình lên men các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa và nuôi cấy vi sinh vật. Vi khuẩn không di động. Các tế bào vi khuẩn thường có một đầu tận hình vuông, có thể tồn tại ở dạng đơn độc hoặc kết thành chuỗi.
L. paracasei là một vi khuẩn hội sinh, là một phần của hệ vi khuẩn thường trú trong ống tiêu hóa và miệng của con người. Vi khuẩn này cũng được tìm thấy trong nước thải, các loại thức ăn lên men và các sản phẩm lên men từ sữa.
L. paracasei phát triển tối ưu ở nhiệt độ từ 10 - 37°C. Tại nhiệt độ 40°C, vi khuẩn không tiếp tục tăng trưởng. Vi khuẩn có thể tồn tại trong khoảng 40 giây ở nhiệt độ 72°C. Khả năng sống sót của L. paracasei cao hơn đáng kể khi được bảo quản trong tủ lạnh (nhiệt độ khoảng 4°C). Ngược lại, tỷ lệ sống sót dưới quá trình bảo quản không làm lạnh (ở nhiệt độ 22°C) là thấp nhất. Tuy nhiên, ở nhiệt độ -20°C và -70°C, khả năng sống sót của lợi khuẩn cao hơn so với ở nhiệt độ 7°C.
L. paracasei có mối liên hệ chặt chẽ về kiểu gen và kiểu hình với các thành viên khác trong nhóm vi khuẩn Lacticaseibacillus casei, bao gồm Lacticaseibacillus casei, Lacticaseibacillus zeae và Lacticaseibacillus rhamnosus. Tuy nhiên, những loài này dễ dàng được phân biệt với nhau dựa trên các trình tự đa locus, phát sinh chủng loại bộ gen lõi hoặc độ nhận dạng nucleotide trung bình.
Đặc tính lên men giúp cho loài vi khuẩn này thường được sử dụng làm chất xử lý thực phẩm sinh học và chất bổ sung cho chế độ dinh dưỡng và các rối loạn y khoa, đặc biệt là ở đường tiêu hóa.

Điều chế sản xuất Lactobacillus paracasei
Như đã đề cập ở trên, Lactobacillus paracasei là một chủng vi khuẩn thường trú trong ống tiêu hóa của người và nhiều loài động vật có vú khác. Ngoài ra, chủng lợi khuẩn này cũng có thể được phân lập từ các sản phẩm lên men có nguồn gốc từ sữa và các loại thực phẩm lên men khác.
Cơ chế hoạt động
Lợi khuẩn Lactobacillus paracasei có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như ức chế sự sinh trưởng của các vi sinh vật gây bệnh đường ruột, điều hòa phản ứng miễn dịch, giảm nồng độ cholesterol huyết thanh hoặc thể hiện tác động chống oxy hóa,... Những tác động như vậy có thể là do sự hiện diện của chính lợi khuẩn hoặc do các chất chuyển hóa mà chúng tạo ra và trong một số trường hợp nhất định, những chất chuyển hóa này có thể được bài tiết ra môi trường (ví dụ như bacteriocin, exopolysaccharide - EPS và acid hữu cơ).
EPS ở các chủng L. paracasei khác nhau có nhiều cơ chế tác động khác nhau. Ở mức độ ống tiêu hóa, EPS do L. paracasei chủng BGSJ2-83 tiết ra làm giảm sự gắn kết của vi khuẩn Escherichia coli với các tế bào dòng Caco-2 và làm giảm sự tăng sinh tế bào lympho GALT trong ống nghiệm.
EPS của chủng LB8 điều hòa thành phần hệ vi sinh vật do hiệu ứng bifidogenic (hiệu ứng làm tăng hệ vi khuẩn thường trú đường ruột); trong khi đó, EPS từ chủng CIDCA 8339 và CIDCA 83124 làm giảm các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae. EPS phân lập từ các chủng CIDCA 8339 và 83124 làm thay đổi nồng độ các acid béo chuỗi ngắn bằng cách tăng nồng độ butyrat và propionat.
Ngoài ra, EPS từ chủng MLS có tác dụng gây chết tế bào trên dòng tế bào ung thư biểu mô tuyến đại tràng HT-29 ở người. Việc uống EPS do chủng IJH-SONE sản xuất làm giảm chứng viêm da do picryl-chloride gây ra và việc bôi EPS tại chỗ làm giảm tình trạng viêm ở chuột. EPS được tạo ra bởi chủng DG gây tăng sản xuất các cytokine và chemokine gây viêm trong dòng tế bào đơn nhân THP-1 ở người. EPS phân lập từ chủng M7 có hoạt tính chống viêm và giảm nồng độ cholesterol.

Sản phẩm liên quan









