TinosorBM
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Tinosorb M là gì?

Cách đây vài năm, các sản phẩm chống nắng có chứa Tinosorb đã rất phổ biến tại Châu Âu, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Các thành phần Tinosorb S, Tinosorb S Aqua và Tinosorb M thuộc nhóm Tinosorb đều là những chất chống nắng phổ rộng, có tác dụng hiệu quả với UVB, UVA1 và UVA2.
Tinosorb M hoặc gọi là Bisoctrizole có tên khoa học là Methylene bis-benzotriazolyl tetramethylbutylphenol với công thức hóa học C41H50N6O2, có thể tan trong nước khá tốt, tương tự với dầu. Nếu sản phẩm chống nắng không được nhà sản xuất ghi rõ chữ Tinosorb trên bao bì, bạn có thể tìm trong bảng thành phần tên khoa học Methylene Bis-Benzotriazolyl Tetramethylbutylphenol hoặc Bisoctrizole.
Tinosorb M là một thành phần chống nắng hóa học, gốc nước, lên da nhẹ nhàng và không gây bóng dầu như Tinosorb S (thành phần chống nắng gốc dầu). Có tính ổn định rất cao, đồng thời lại mang những đặc tính như thành phần chống nắng vật lý nhưng ưu việt hơn:
Tinosorb M lưu lại lớp màng trắng nhẹ, mỏng, sáng da không gây dày bí.
Chất này có phổ chống nắng rất cao, hình thành màng chắn tia UVA1, UVA2, UVB đồng thời phản xạ tia UV rất hiệu quả, ngăn chặn sự xâm nhập của tia UV lên làn da mỏng manh.
Tinosorb M là một bộ lọc tia cực tím tổng hợp ở dạng các hạt nano.
Tinosorb M có kết cấu tốt hơn các bộ lọc khoáng như Zinc oxide và nhẹ nhàng hơn các bộ lọc tổng hợp truyền thống như Oxybenzone.
Theo các nghiên cứu, Tinosorb M có thể được xem là lai giữa chống nắng hóa học và vật lý, bao gồm khả năng che chắn da khỏi tia UV, đồng thời lại hấp thụ và loại bỏ một phần năng lượng của tia UV, biến chúng thành những dạng năng lượng thấp hơn.
Với khả năng này, Tinosorb M sẽ bảo vệ các tế bào da, các cấu trúc collagen, elastin và DNA khỏi tác hại của các loại tia cực tím, ngăn chặn quá trình tăng sinh Melanin từ đó ngừa dấu hiệu lão hóa, nám da và những bệnh lý nguy hiểm như ung thư da.
Cơ chế hoạt động
Nhờ kích thước phân tử lớn, Tinosorb M khó hấp thu qua da nên cũng không gây kích ứng cho da nhạy cảm.
Về tác dụng, Tinosorb M hấp thụ bước sóng 290-410nm, nghĩa là toàn bộ UVB, UVA 2, UVA 1.
Về hiệu quả, từ bước sóng 290 - 370 mn, khả năng hấp thụ của Tinosorb M thấp hơn khá nhiều chất với những bức xạ dưới 370 nm.
Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy thành phần này không ảnh hưởng gì đến hệ thống nội tiết trong cơ thể. Đây là điểm mạnh với một chất chống nắng hóa học.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
O-Cymen-5-Ol là gì?
O-Cymen-5-Ol là một phần của họ Isopropyl Cresols và ban đầu được phát triển tổng hợp dưới dạng tinh thể. Thành phần này được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1954 dưới dạng chất tương đồng của Thymol. O-Cymen-5-Ol là một chất rắn kết tinh không màu, không mùi, bền với ánh sáng và không tan trong nước. Độ pH của hợp chất được báo cáo là trung tính, có điểm nóng chảy là 111 -112 độ C và điểm sôi là 244 độ C, hấp thụ tia UV ở cực đại xấp xỉ 275 nm.
Các tên khác của hợp chất này bao gồm Biosol, 3-methyl-441-rnethylethyl)phenol, 3-methyl-4-isopropylphenol, 2-isopropyl-5-hydroxytoluene, p-thymol, 4-isopropyl-m-cresol, 4-isopropyl-3-methylphenol, and 5-oxy-1-methyl-2-i~opropyl-benz.
Năm 1981, các công ty mỹ phẩm đã nộp dữ liệu lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) thông báo rằng O-Cymen-5-Ol đã được sử dụng như một thành phần trong tổng số 55 công thức mỹ phẩm ở nồng độ tối đa 0,1%.
O-Cymen-5-Ol là chất bảo quản chống nấm được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp để ngăn vi khuẩn có hại phát triển, đồng thời kéo dài thời hạn sử dụng của công thức.
Nhờ đặc tính kháng khuẩn, O-Cymen-5-Ol được ứng dụng nhiều trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. O-Cymen-5-Ol cho thấy độ ổn định cao và tính an toàn, không gây kích ứng da hay mắt và không gây mẫn cảm cho da.

Điều chế sản xuất
O-Cymen-5-Ol là dẫn xuất của phenon, một hợp chất hữu cơ hòa tan đáng kể trong nước. Phenon chủ yếu được lấy từ sản phẩm chưng cất than đá.
Cơ chế hoạt động
O-Cymen-5-Ol thể hiện hoạt tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn trực khuẩn mủ xanh (Pseudornonas aeruginosa), vi khuẩn thương hàn (Salmonella typhosa), trực khuẩn lị (Escherichia coli) và khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Hợp chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở nồng độ 0,01% - 0,02% và ức chế sự phát triển của nấm và nấm men ở nồng độ 0,01% - 0,05%.
Sunflower oil là gì?
Sunflower oil (hay còn gọi dầu hạt hướng dương, dầu hướng dương) chứa hàm lượng axit linoleic 60% (trung bình) có khả năng giúp bổ sung, tăng cường và làm dịu da. Bên cạnh đó, dầu hướng dương còn chứa các axit béo có lợi khác bao gồm oleic, palmitic, stearic và một lượng nhỏ axit linolenic omega-3. Đây đều là những chất cần thiết cho sức khỏe của làn da.
Sunflower oil mang lại nhiều tác dụng cho mọi làn da, đặc biệt thích hợp đối với làn da khô, da mất nước hoặc làn da bị tổn thương do môi trường. Hàm lượng axit linoleic trong dầu hướng dương giúp da tổng hợp lipid (chất béo), trong đó có ceramides; đồng thời còn giúp sửa chữa hàng rào của nó và dẫn đến làn da mịn màng, khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, từ lâu các nhà sản xuất còn dùng sunflower oil để giảm các dấu hiệu căng thẳng hoặc kích ứng da. Các trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng thì dầu hướng dương bôi có thể được dùng thay thế cho các loại steroid tại chỗ để kiểm soát chứng rối loạn da này.
Có thể nói, dầu hướng dương là nguồn cung cấp vitamin E tuyệt vời, giàu chất dinh dưỡng lẫn chất chống oxy hóa. Các vấn đề chăm sóc da như mụn trứng cá, viêm, đỏ và kích ứng da đều có thể được giải quyết bằng loại dầu này
Sunflower oil tinh luyện có màu trong, hơi ngả sang màu hổ phách, vị trung tính và mùi hơi béo. Các chất béo trung tính trong dầu hướng dương có tỷ lệ khác nhau, cụ thể:
-
Axit linoleic (omega-6 không bão hòa đa) chiếm 59%;
-
Axit oleic (omega-9 không bão hòa đơn) chiếm 30%;
-
Axit stearic (bão hòa) chiếm 6%;
-
Axit palmitic (bão hòa) chiếm 5%.
Ngoài ra, sunflower oil còn chứa các thành phần khác bao gồm polyphenol, terpenoids, squalene và lượng lớn vitamin E. Có thể phân loại sunflower oil như sau:
-
Loại dầu hướng dương tinh luyện: Được sản xuất bằng cách chiết xuất dung môi, khử keo và tẩy trắng nên làm cho dầu có tính chất ổn định và thích hợp cho việc nấu ở nhiệt độ cao. Đáng chú là với loại tinh luyện này, một số chất dinh dưỡng, hương vị và màu sắc sẽ giảm. Khi gặp nhiệt độ cao, một số axit béo không bão hòa đa thậm chí chuyển hóa thành chất béo chuyển hóa.
-
Loại dầu hướng dương chưa tinh luyện: So với loại đã tinh luyện thì loại dầu này dễ bị oxy hóa, kém bền nhiệt hơn nhưng ưu điểm là giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng, hương vị và màu sắc ban đầu.

Điều chế sản xuất
Người ta dùng phương pháp ép trực tiếp hoặc sử dụng dung môi hóa học để sản xuất ra sunflower oil từ hạt của loài hoa hướng dương. Điểm bốc khói của dầu hướng dương là 225 độ C, thấp hơn so với dầu đậu nành.
Polyglyceryl-3 Diisostearate là gì?

Polyglyceryl-3 Diisostearate còn có tên gọi khác là Triglycerin Diisostearate, Isooctadecanoic Acid, Diester, Triglycerol.
Polyglyceryl-3 Diisostearate là một hợp chất hydroxy, có nguồn gốc thực vật, thường xuất hiện dưới dạng chất lỏng màu vàng ở dạng thô, có mùi thơm đặc trưng của axit béo.
Thành phần này được sử dụng trong các sản phẩm với nồng độ lên tới 39%.
Polyglyceryl-3 Diisostearate được xem là rất dịu nhẹ và được khuyên dùng trong các sản phẩm dành cho da nhạy cảm hoặc sản phẩm dành cho trẻ em.
Điều chế sản xuất
Polyglyceryl-3 diisostearate có nguồn gốc từ Stearic acid (một axit béo bão hòa từ cây dừa hay cọ) và Polyglycerin-3 (thành phần dầu thực vật).
Để điều chế Stearic Acid, các chất béo và các loại mỡ thực vật với nước được xử lý ở áp suất cao và nhiệt độ trên 200 độ C, dẫn đến quá trình thủy phân triglycerides. Sau đó, hỗn hợp này được chuyển qua công đoạn chưng cất.
Cách điều chế Stearic Acid thứ hai là từ tinh bột thông qua việc hydro hóa các axit béo không no trong dầu thực vật.
Cơ chế hoạt động
Polyglyceryl-3 diisostearate là một chất diester (các nhóm carbon liên kết với các nguyên tử khác) và là một chất nhũ hóa không ion tự nhiên giúp kết cấu sản phẩm được mềm và mịn hơn. Với vai trò như một chất nhũ hóa, Polyglyceryl-3 Diisostearate hỗ trợ quá trình trộn các thành phần nước và dầu với nhau bằng cách giảm sức căng bề mặt của chúng.
Ngoài ra, Polyglyceryl-3 Diisostearate còn có tác dụng như một chất dưỡng da, chất làm mềm, chất hoạt động bề mặt.
Peg-40 Hydrogenated Castor Oil là gì?
Peg-40 Hydrogenated Castor Oil là kết quả từ sự kết hợp giữa Polyethylen Glycol tổng hợp (PEG) cùng thành phần dầu thầu dầu tự nhiên thông qua quá trình gọi là ethoxylation.
Peg-40 Hydrogenated Castor Oil là hoạt chất được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Dẫn xuất ester từ dầu thầu dầu này có chức năng làm chất nhũ hóa, chất ổn định nhũ và chất hoạt động bề mặt giúp sản phẩm dễ thấm ướt lên bề mặt da, bụi bẩn trên da cũng dễ dàng được lấy đi.

Trong tự nhiên, dầu thầu dầu là dầu thực vật thu được bằng cách ép hạt của cây thầu dầu (Ricinus Communis). Loại dầu này còn gọi là triglyceride (chất béo trung tính) có nguồn gốc từ Glycerin, các chuỗi acid béo gồm khoảng 90% Axit Ricinoleic, với Axit Oleic và Linoleic. Dầu thầu dầu tồn tại ở dạng chất lỏng, màu hơi ngả vàng, trong suốt, mùi vị vô cùng đặc trưng.
Rất nhiều dòng mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân có chứa thành phần Peg-40 Hydrogenated Castor Oil, điển hình như xà phòng dạng lỏng, nước hoa, sữa tắm, sữa rửa mặt, mỹ phẩm trang điểm.
Điều chế sản xuất
Peg-40 Hydrogenated Castor Oil là thành phần tổng hợp, kết quả của phản ứng hóa học Ethoxylation, trong đó Ethylene Oxide được thêm vào chất nền (dầu thầu dầu). Dầu thầu dầu sẽ phản ứng với 40 đơn vị ethylene oxide nên trong tên gọi thành phần này có số 40.
Methylpropanediol là gì?
Methylpropanediol là hợp chất khá phổ biến trong quá trình sản xuất mỹ phẩm. Hợp chất này được coi là dung môi, chất giữ ẩm và chất làm mềm thường xuất hiện trong các bảng thành phần mỹ phẩm của phái đẹp.
Cấu trúc hóa học của Methylpropanediol
Ngoài ra, Methylpropanediol còn là một hợp chất hữu cơ có hoạt tính thấp và được The Cosmetics Database đánh giá mức độ an toàn đến 99% cho cơ thể và làn da. Công dụng nổi bật nhất của Methylpropanediol là khả năng hòa tan và dung hòa các hợp chất acid salicylic, acid ferulic, allantoin có trong mỹ phẩm, giúp các loại dưỡng chất này phát huy tác dụng tối đa.
Đặc biệt, Methylpropanediol còn được coi là chất xúc tác kích thích các dưỡng chất hoạt động và thẩm thấu vào da một cách nhanh chóng. Hoạt chất này thường xuất hiện trong bảng thành phần mỹ phẩm của các loại kem dưỡng ẩm, serum, mặt nạ cấp ẩm, dầu gội, lotion.
Methylpropanediol là thành phần phổ biến trong các loại serum dưỡng da
Điều chế sản xuất Methylpropanediol
Methylpropanediol có thể được điều chế và sản xuất từ đường ngô.
Cơ chế hoạt động Methylpropanediol
Methylpropanediol được coi là thành phần tự nhiên có khả năng thay thế cho các gốc khó hòa tan như propylene glycol. Trong mỹ phẩm, Methylpropanediol là một dung môi hữu cơ giúp làm mềm, giữ ẩm và chống lão hóa cho da.
Fragrance là gì?
Fragrance có ý nghĩa là mùi hương, hương liệu là một loại hương thơm bổ trợ cho các sản phẩm. Thuật ngữ này chỉ có một cách giải nghĩa duy nhất là chất có khả năng tạo mùi hương hay hương thơm tổng hợp.
Theo một số thống kê, Fragrance xuất hiện trong rất nhiều các mặt hàng thuộc các lĩnh vực khác nhau từ đồ gia dụng cho đến các mặt hàng về quần áo, đồ chơi và ngay cả thực phẩm cũng vậy. Có thể nói, mức độ sử dụng của Fragrance là rất lớn, hầu như nhà sản xuất nào cũng liệt kê nó vào danh sách những thành phần không thể thiếu, cả trong quá khứ và hiện tại cũng vậy.

Sự phổ biến của fragrance mà người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến nó.
- Fragrance thiên nhiên: Nó có nguồn gốc từ các thành phần lành tính trong tự nhiên như chiết xuất từ hương thơm của các loại hoa hay các loại tinh dầu thiên nhiên. Nó có công dụng lan tỏa mùi hương dễ chịu khi sử dụng mà còn có thẻ điều trị một số bệnh lý hiệu quả. Trong mỹ phẩm nếu bạn thấy có dòng chữ “Natural fragrance” hay “essential oil” thì bạn yên tâm sử dụng mà không lo sợ bất kỳ điều gì nhé.
- Fragrance hay còn gọi là “parfum”. Hai cái tên này đều có trong danh mục thành phần mỹ phẩm đại diện cho một hỗn hợp phức tạp của rất nhiều hóa chất không an toàn (khoảng 3000 hóa chất được sử dụng để làm Fragrance). Fragrance có mặt trong hầu hết các sản phẩm như nước hoa, lăn khử mùi, các sản phẩm chăm sóc cá nhân, sản phẩm tiêu dùng như chất tẩy rửa, chất làm mềm cũng như các sản phẩm làm sạch da.
Loại sản phẩm của bạn đang dùng không có cụm từ Natural fragrance hay essential oil mà chỉ có dòng chữ “Fragrance” thì bạn nên chú ý khi sử dụng nó và không nên dùng thường xuyên và hàng ngày nhé.
Fragrance tự nhiên có hương thơm của các loại thực vật và hoa như hoa hồng, hoa oải hương, hoa lài, gỗ sồi, cỏ, gỗ đàn hương v.v được Hiệp hội nước hoa quốc tế IFRA định nghĩa theo tiêu chuẩn Iso 9235 là được tạo ra bằng phương pháp chiết xuất vật lý thuần túy. Vì vậy, nước hoa có thành phần tự nhiên thường dễ bay hơi vì không có sự tác động từ chất hóa học. Loại nước hoa này được ưa chuộng bởi nó không có hóa chất tổng hợp, an toàn với làn da và sức khỏe của họ.
Fragrance là một hỗn hợp chất có cấu trúc khá phức tạp, theo thống kê có xấp xỉ 3000 hóa chất tạo ra fragrance. Để tạo ra Natural fragrance cần kỹ thuật chiết xuất tốt và giá thành lại đắt đỏ thì các nhà sản xuất nước hoa đã có một bí quyết để làm nên vô số loại mùi hương thay thế. Ngày nay, các nhà sản xuất nước hoa đã có một bí quyết để làm nên vô số loại mùi hương thay thế đó chính là sử dụng fragrance để sản xuất nước hoa nói chung và ngành công nghiệp mỹ phẩm nói riêng.
Câu hỏi đặt ra là Fragrance có gây hại đến sức khỏe của chúng ta hay không? Nhiều người vẫn đang thắc mắc và tìm kiếm câu trả lời. Fragrance được chia ra làm Natural fragrance và fragrance.
Fragrance tự nhiên có các thành phần đến từ thiên nhiên không có độc và gây hại đến sức khỏe. Còn fragrance lại chứa hàm lượng chất hóa học tổng hợp cao. Các nhà sản xuất nói nước hoa của họ an toàn thì fragrance vẫn gây ra một số các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Thậm chí nó ảnh hưởng cả những người xung quanh như viêm mũi dị ứng, suy hô hấp, hoặc khiến những người có bệnh hen suyễn trở nên nặng hơn. Một số ít người tiếp xúc với mùi hương từ fragrance cũng có thể bị choáng váng, đau đầu. Trong một số nghiên cứu của tác giả Kate còn chỉ ra có một số trường hợp fragrance còn gây ra ung thư hoặc ngộ độc thần kinh.
Grenville trong The Case Againts Frag Frag nêu, những người đau đầu dị ứng hay phát ban bởi nước hoa chiếm một phần ba. Nhiều phụ nữ bị đau nửa đầu chiếm nhiều nguyên nhân là do sử dụng nước hoa. Điều đó giải thích vì sao ít nhà sản xuất nào tiết lộ và khai báo đầy đủ các thành phần trên sản phẩm nước hoa.
Điều chế sản xuất
Phương pháp sản xuất Fragrance theo hai cách Fragrance tự nhiên và Fragrance parfum.
Natural Fragrance: Được sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ các thành phần lành tính, được lấy và chiết xuất từ tất cả các loại hương thơm, được chiết xuất và lấy từ một số loài hoa hay các loại tinh dầu thiên nhiên.
Ngoài việc lan tỏa mùi hương mà còn có tác dụng phát huy hiệu quả trong việc chữa trị một số bệnh lý do đó thành phần này có thể vô cùng an toàn đối với người dùng.
Trong một số mỹ phẩm dùng quen thuộc của chị em có Fragrance parfum: Nó có trong các sản phẩm chăm sóc da, các loại nước hoa, lăn khử mùi, chất làm mềm hay những chất làm sạch. Tuy nhiên, khác với độ lành tính của Fragrance tự nhiên, Fragrance parfum có thể là một thành phần chứa khá nhiều chất hóa học. Bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng sản phẩm. Theo một số nghiên cứu, thành phần này điều chế tạo khoảng 3.000 loại hóa chất khác nhau. Điều đó cho thấy, mức độ an toàn của nó đối với người dùng cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
Cơ chế hoạt động của Fragrance
Fragrance tạo mùi thơm, át đi mùi cơ thể và tạo nên sự dễ chịu cho người sử dụng và cả những người xung quanh. Fragrance được coi là một bước đột phá trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì đem lại nhiều hương thơm quyến rũ.
Fragrance được sử dụng nhiều nhất trong nước hoa, ngoài ra còn là thành phần có trong chất tẩy rửa, sản phẩm chăm sóc cá nhân, tã em bé, nến, khăn giấy hay thậm chí là cả đồ chơi của trẻ em. Fragrance có mặt ở rất nhiều đồ dùng sử dụng hàng ngày của chúng ta để kích thích khứu giác của người tiêu dùng.
Octyl stearate là gì?
Các este stearate (Butyl Stearate, Cetyl Stearate, Isocetyl Stearate, Isopropyl Stearate, Myristyl Stearate, Ethylhexyl Stearate, Isobutyl Stearate) là chất lỏng nhờn hoặc chất rắn dạng sáp. Ethylhexyl Stearate cũng có thể được gọi là Octyl Stearate hoặc 2- Ethylhexyl Octadecanoate.Trọng lượng phân tử của Octyl Stearate là 396, giá trị của este là 144 đến 154, giá trị axit và giá trị iốt đều có giá trị tối đa là 1,0.
Công thức hóa học của Octyl stearate
Điều chế sản xuất Octyl stearate
Octyl stearate được điều chế bằng phản ứng giữa axit stearic và rượu etylic. Ethylhexyl stearate là một chất lỏng este trong suốt, không chứa chất lơ lửng và có ở dạng lỏng không màu. Rượu ethylhexyl có đặc tính độc đáo là độ nhớt thấp và bản chất nhờn do đó khi thoa trên da hoặc môi, Octyl stearate tạo thành một lớp màng kỵ nước. Do đó, làm mềm da và mang lại vẻ mịn màng.
Cơ chế hoạt động
Octyl Stearate và các Stearat khác là chất lỏng nhờn hoặc chất rắn dạng sáp thường hòa tan trong các dung môi hữu cơ như cloroform và axeton. Stearat có thể trải qua quá trình chuyển đổi thành axit stearic và rượu tương ứng bằng cách thủy phân hóa học hoặc enzym, chuyển đổi thành các amin bằng cách phân giải amino, và chuyển đổi thành các este khác nhau bằng cách ly giải rượu hoặc chuyển hóa.
Pentylene Glycol là gì?
Pentylene glycol đóng vai trò là một chất điều hòa da, một chất tăng cường kết cấu sản phẩm, giúp kết cấu được mướt mịn trong sản phẩm chăm sóc da. Bên cạnh khả năng dưỡng ẩm, pentylene glycol còn có đặc tính kháng khuẩn nên được đưa vào công thức như một thành phần bổ sung quan trọng cho những sản phẩm dễ bị nhiễm vi sinh vật.

Pentylene glycol là một thành phần phụ đa năng. Theo các nhà sản xuất, có thể dùng kết hợp pentylene glycol với các loại chất bảo quản khác để tăng tuổi thọ của sản phẩm. Pentylene glycol cũng giúp tăng khả năng kháng nước của sản phẩm kem chống nắng.
Rất ít gây ra tác dụng phụ nên chất pentylene glycol được đánh giá an toàn khi sử dụng (trừ khi bạn bị dị ứng đặc biệt với pentylene glycol hoặc thuộc nhóm da nhạy cảm).
Từ năm 2009, pentylene glycol được phép sử dụng đầu tiên ở Đức và sau đó là trên toàn thế giới như một hoạt chất mỹ phẩm.
Điều chế sản xuất Pentylene Glycol
Pentylene glycol được sản xuất từ nước ép củ cải đường chưa chín. Sau đó, chất này được tổng hợp bằng phương pháp hóa học trong phòng thí nghiệm và công nghiệp. Ngoài ra, pentylene glycol còn là sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất dựa trên bã mía và cọc ngô.
Phenyl Trimethicone là gì?
Phenyl Trimethicone hay còn được gọi là Polyphenylmethylsiloxane, một Polyme silicone lỏng được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm mỹ phẩm với nồng độ lên đến 5%. Tính chất vật lý của Phenyl Trimethicone gồm chất lỏng, không màu đến vàng nhạt, không mùi, không tan trong nước nhưng tan trong dầu và Ethanol. Phổ tia cực tím (UV) đối với Phenyl Trimethicone cho biết độ hấp thụ yếu tập trung ở khoảng 327nm.
Phenyl Trimethicone có chức năng ổn định nền, chống tạo bọt, làm mềm sợi tóc, mềm da, dưỡng da trong các công thức mỹ phẩm. Thành phần này tương thích với nhiều nguyên liệu làm mỹ phẩm nên được ứng dụng phổ biến trong sản xuất mỹ phẩm.

Điều chế sản xuất
Silicone có thể được coi là dẫn xuất hữu cơ của Silica (Si02) với các nhóm hữu cơ thay thế một số oxy trong phân tử Silica. Quy trình công nghiệp bắt đầu bằng việc chuyển Silica thành Tetraethoxysilane. Các nhóm Ethoxy được thay thế bằng nhóm hữu cơ bằng phản ứng Grignard.
Các dẫn xuất hữu cơ được tạo thành có thể thủy phân thành các Acid silicic thay thế hữu cơ, gọi là Silanols, nhanh chóng ngưng tụ với nhau để tạo ra khung Silicon-oxy-silicon của Polyme silicone. Trong các cấu trúc Silicone này, các gốc hữu cơ được liên kết chặt chẽ với Silicon thông qua liên kết Carbon-silicon. Mỗi nguyên tử Silicon được liên kết với các nguyên tử Silicon lân cận thông qua một nguyên tử oxy.
Cơ chế hoạt động
Kích thước phân tử lớn của Silicone ngăn không cho da hấp thụ chúng. Nếu một chất không thể xâm nhập vào da sẽ không thể phản ứng với các tế bào của hệ thống miễn dịch. Vì vậy, Silicon không phải là chất gây dị ứng. Đồng thời, Silicone không thể tích tụ sinh học trong cơ thể con người. Nguyên nhân cũng là do kích thước lớn của Sillicone ngăn không cho chúng xâm nhập vào da nên không thể đi qua màng tế bào, một yêu cầu quan trọng để tích lũy sinh học.
Ngoài ra, lớp màng hình thành bởi Silicon không thể làm da bị “nghẹt thở”. Màng mềm vô hình mà Phenyl trimethicone và các Silicone khác hình thành sau khi bôi tại chỗ cho phép oxy và các khí khác đi qua. Hơn nữa, lớp màng này không ngăn cản quá trình bài tiết tự nhiên của da. Do đó, da vẫn có thể ‘thở’ sau khi bôi sản phẩm có chứa Silicone.
L-Tryptophan là gì?
L-Tryptophan là một axit amin thiết yếu cần thiết để tạo ra protein. Thành phần này được tìm thấy tự nhiên trong thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng và sữa.
L-tryptophan rất quan trọng đối với nhiều cơ quan trong cơ thể. L-tryptophan không được ơ thể tạo ra và phải được bổ sung từ chế độ ăn uống. Sau khi hấp thụ L-tryptophan từ thức ăn, cơ thể sẽ chuyển đổi một số thành 5-HTP và sau đó thành serotonin. Serotonin là một loại hormone truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh. Những thay đổi về mức serotonin trong não có thể ảnh hưởng đến tâm trạng.

Mọi người sử dụng L-tryptophan cho các triệu chứng PMS nghiêm trọng, trầm cảm, chứng mất ngủ và nhiều tình trạng khác, nhưng không có bằng chứng khoa học rõ ràng về công dụng này.
Điều chế sản xuất L-Tryptophan
L-tryptophan chủ yếu được sản xuất bằng cách lên men vi sinh vật sử dụng Escherichia coli hoặc Corynebacterium glutamicum. Một E bị đột biến ngẫu nhiên. Chủng coli đã được chứng minh là tạo ra tới 54,6g/L L-tryptophan khi cho ăn các tiền chất L-tryptophan. Với những tiến bộ gần đây trong công nghệ phân tử, một số nghiên cứu đã được tiến hành trong nỗ lực tạo ra các chủng sản xuất L-tryptophan với các biến đổi gen xác định. Ví dụ, biến đổi gen của một chủng vi khuẩn Corynebacterium glutamicum sản xuất L-tryptophan có nguồn gốc cổ điển đã làm tăng sản xuất L-tryptophan lên 58g/L. E . coli chủng D pta/mtr -Y, được phát triển bởi Wang và cộng sự, đạt được sản lượng L-tryptophan là 48,68g/L.
Trong nghiên cứu này, các chủng đột biến FB-04 (Δpta) và FB-04 (ΔackA) được xây dựng để giảm sự tích tụ axetat. Việc xóa Pta hoặc accA dẫn đến giảm đáng kể sự hình thành axetat. Pta đóng một vai trò quan trọng hơn trong con đường Pta-AckA, xét về hiệu suất lên men của FB-04 (Δpta) và FB-04 (ΔackA). Mức axetat giảm có lợi cho sinh tổng hợp L-tryptophan, vì hiệu giá L-tryptophan được cải thiện được quan sát thấy ở FB-04 ( Δpta ) và FB-04 (ΔackA), so với FB-04. Đáng chú ý, việc loại bỏ pta đã đạt được sự gia tăng đáng kể hơn trong sản xuất L-tryptophan so với việc loại bỏ akA trong quá trình lên men bình lắc. Tuy nhiên, FB-04 (Δpta) biểu hiện sự tăng trưởng bị hạn chế nghiêm trọng, điều này phù hợp với những phát hiện trước đó.
Cơ chế hoạt động của L-Tryptophan
L-tryptophan là một axit amin thiết yếu nhưng cơ thể chúng ta lại không thể tự tổng hợp được. Thành phần này quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Cơ thể sau khi hấp thụ L-tryptophan từ thực phẩm sẽ chuyển đổi nó thành 5-HTP (5-hydroxytryptophan) và sau đó là serotonin. Vai trò của serotonin là truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh. Khi có sự thay đổi về mức độ của serotonin trong não sẽ tác động làm thay đổi giấc ngủ, tâm trạng và nhận thức.
Clay (đất sét) là gì?
Con người đã dùng một trong số các loại clay (đất sét) như kaolin hoặc bentonite để làm mặt nạ. Đất sét xanh hoặc đất sét trắng thường được làm mặt nạ… Trong mặt nạ clay chứa nhiều vitamin và các khoáng chất tốt cho da như là canxi, magie, silica, đồng, sắt và kali.
Thông thường mặt nạ đất sét thường được sản xuất ở dạng bột, người sử dụng phải trộn đều với nước tạo thành hỗn hợp sệt bôi lên da. Để tiện dụng hơn, các công ty sản xuất ra nhiều sản phẩm dạng sệt như kem hoặc bùn có thể đắp trực tiếp lên da.

Với những ưu điểm chiết xuất từ thiên nhiên và hiệu quả lành tính đã thu hút người tiêu dùng. Clay kaolin với những tác dụng giảm dầu nhờn, giảm mụn hay giúp che khuyết điểm trên da rất được ưa chuộng.
Kaolin là kết quả của quá trình biến đổi tự nhiên của fenspat. Fenspat và các silicat khác thường được tìm thấy trong lớp trầm tích, chiếm phần lớn lượng khoáng chất và có phạm vi rộng. Nhóm chất này bao gồm những thành phần hóa học như sau: 8% Alumina, 46,3% silica và 13,9% nước.
Clay kaolin hay khoáng vật kaolin bắt nguồn từ từ Gaoling (Kao-Ling) – một ngọn đồi ở Trung Quốc (thị trấn Cảnh Đức, Tỉnh Giang Tây, TQ), được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1867 tại Brazil.
Ngày nay, kaolin còn được tìm thấy ở nhiều nơi như châu Mỹ như Brazil, Hoa Kỳ, châu Âu như Đức, Pháp, Anh, hay châu Á như Ấn Độ, Hàn Quốc…
Clay thường được tìm thấy ở vùng có khí hậu nóng ẩm, rừng mưa nhiệt đới, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nhiệt độ. Yếu tố thời tiết quyết định đến loại kaolin được hình thành, và được phân chia thành nhiều loại khác nhau.
Kaolin trắng sẽ hình thành trong điều kiện đất mềm, kết quả của quá trình hóa hóa học của các khoáng chất silicat nhôm như fenspat. Tác dụng của lượng oxit sắt sẽ làm biến đổi màu sắc của Kaolin nó sẽ tạo thành dải màu từ đỏ, hồng, cam, cam nhạt và vàng.
Điều chế sản xuất
Người ta điều chế clay bằng cách nghiền thành bột có kích thước từ 325mesh trở xuống. Đem trộn bột, nước và chất phân tán làm cho nó thành 4500 - 6000mesh. Lấy bùn siêu mịn sấy khô và đánh tan, rồi nung thêm 1 - 3% chất trắng trong tổng trọng lượng khi nung. Chất trắng được tạo ra bởi than, natri sunfat và natri clorua, theo trọng lượng hỗn hợp 10: 0,3: 0,2, nhiệt độ nung nên là 970℃ - 990℃.
Cơ chế hoạt động
Theo lý thuyết, clay mang các phân tử điện tích âm, bám vào các phân tử hoặc ion mang điện tích dương của độc tố và vi khuẩn hữu cơ, clay giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể nên được dùng làm mặt nạ.
Sau khi đắp mặt nạ, da mặt căng lên khi khô, lúc này, bã nhờn thừa và bụi bẩn bị tắc nghẽn trong lỗ chân lông cũng bị hút lên trên bề mặt da. Sau khi đắp xong rửa trôi lớp mặt nạ, đồng thời sẽ rửa luôn các độc tố bị nó hút vào.
Histidine là gì?
Histidine là một axit amin, có nhiều vai trò khác nhau trong chức năng tế bào. Histidine được sử dụng để tạo ra protein và enzyme trong cơ thể. Ngoài việc đóng vai trò cấu trúc và xúc tác trong nhiều enzym, các gốc histidine có thể trải qua quá trình metyl hóa xúc tác bởi enzym.
Histidine cũng là một chất chelat hóa tốt các ion kim loại như đồng, kẽm, mangan và coban. Khả năng này đến từ các nguyên tử nitơ imidazole có thể hoạt động như một chất cho hoặc nhận điện tử trong các trường hợp khác nhau.

Histidine là một axit amin tham gia tổng hợp protein, hình thành các protein và ảnh hưởng đến một số phản ứng trao đổi chất trong cơ thể.
Thông qua chế độ ăn uống, con người sẽ nhận được histidine. Thịt, cá, trứng, đậu nành, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, gạo, lúa mì, lúa mạch đen, các loại hạt,... là những loại thực phẩm giàu protein thường chứa histidine.
Cơ chế hoạt động
Cơ thể chúng ta sử dụng histidine để tạo ra các hormone và chất chuyển hóa cụ thể có tác động đến chức năng thận, dẫn truyền thần kinh, dịch tiết dạ dày và hệ thống miễn dịch.
Bên cạnh đó, loại axit amin này cũng có tác động đến việc sửa chữa và tăng trưởng mô, tạo ra các tế bào máu và giúp bảo vệ tế bào thần kinh.
Nhiều enzym và hợp chất khác nhau trong cơ thể cũng được hình thành nhờ sự trợ giúp của histidine.
Sản phẩm liên quan








