Glycine
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Glycine là gì?
Glycine là một axit amin giúp xây dựng khối protein, cần cho sự phát triển, duy trì mô để tạo ra các chất quan trọng chẳng hạn như hormone và enzyme. Thành phần này tham gia vào việc truyền tín hiệu hóa học trong não nên được dùng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt và cải thiện trí nhớ.
Glycine không được xem là axit amin thiết yếu vì cơ thể có thể tự tạo ra từ các hóa chất khác. Các nguồn chính của glycine là những loại thực phẩm giàu protein chẳng hạn như thịt, cá, sữa và các loại đậu. Ngoài ra, có thể lấy glycine từ gelatin - chất được tạo ra từ collagen được thêm vào các sản phẩm thực phẩm khác nhau để cải thiện tính nhất quán.

Glycine có thể được sử dụng cho các mục đích như giúp giảm nguy cơ rối loạn tâm thần, phòng chống ung thư và tăng cường trí nhớ; bảo vệ thận khỏi tác dụng phụ có hại của một số loại thuốc được sử dụng sau khi cấy ghép nội tạng, cũng như bảo vệ gan khỏi tác hại của rượu.
Bên cạnh đó, glycine còn dùng trong hỗ trợ điều trị tâm thần phân liệt, đột quỵ, khó ngủ, tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH), hội chứng chuyển hóa và một số rối loạn chuyển hóa di truyền hiếm gặp.
Ngoài ra, người ta còn dùng glycine bôi trực tiếp lên da để điều trị loét chân và chữa lành vết thương khác.
Ngoài thực phẩm, bạn có thể bổ sung glycine dưới dạng thực phẩm chức năng ở dạng viên nang hoặc bột. Nếu bạn không thích uống thuốc, dạng bột dễ dàng hòa tan trong nước và có vị ngọt.
Điều chế sản xuất Glycine
Trong cơ thể người, glycine được tổng hợp hóa sinh trong gan từ các axit amin, serine và threonine. Thành phần này được tìm thấy với nồng độ cao bên trong da, mô liên kết của các khớp và mô cơ.
Glycine được phát hiện vào năm 1820 khi Henri Braconnot luộc gelatin với acid sulfuric. Về sau, glycine được sản xuất công nghiệp bằng cách xử lý axit chloroacetic với amoniac.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Methylisothiazolinone là gì?

Methylisothiazolinone là một chất bảo quản có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm thuộc nhóm Isothiazolinene. Đây là một chất lỏng trong suốt, không màu, hòa tan trong nước.
Nhiều người hay gọi thành phần Methylisothiazolinone bằng kí hiệu ngắn gọn là MCI. Một số tên gọi khác của thành phần Methylisothiazolinone như: 4-Isothiazolin-3-one, 5-chloro-2-methyl-, 5-Chloro-N-methylisothiazolin-3-one và 5-Chloro-2-methyl-3(2H)-isothiazolone.
Thành phần Methylisothiazolinone cùng với thành phần Paraben được sử dụng khá phổ biến trong mỹ phẩm. Tuy nhiên Methylisothiazolinone lại là một hóa chất ăn mòn cao, vô cùng độc hại nếu hít, nuốt phải.
Methylisothiazolinone được đánh giá là một chất khá nhạy cảm cho da. Một số tác dụng phụ của chất này có thể kể đến như da bong vảy, bong tróc, da bị nổi mẩn đỏ, ngứa rát, nổi mụn và sưng ở vùng mắt. Methylisothiazolinone cũng bị nghi ngờ là một chất độc thần kinh.
Cơ chế hoạt động
Methylisothiazolinone giúp nâng cao tính an toàn và thời hạn sử dụng của sản phẩm bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm men. Nếu không có chất bảo quản như Methylisothiazolinon, sản phẩm sẽ có mùi khó chịu, đổi màu hoặc phát triển các loại nấm mốc tạo ra độc tố có hại cho sức khỏe.
Prunus Amygdalus Dulcis Oil là gì?

Có hai loại cây hạnh nhân: Loại cho quả ngọt và loại cho quả đắng. Hạnh nhân ngọt (Prunus amygdalus dulcis) được sử dụng để làm dầu hạnh nhân, hạnh nhân đắng (Prunus amygdalus amara) thường được sử dụng như nguyên liệu làm nước hoa.
Prunus Amygdalus Dulcis Oil hay còn gọi là dầu hạnh nhân ngọt là một loại dầu cố định màu vàng nhạt, không tan trong nước, có nguồn gốc từ hạt của cây hạnh ngọt (Tên thực vật là Prunus dulcis var. Dulcis).
Đây là loại dầu chứa các dưỡng chất có tác dụng nuôi dưỡng da và tóc gồm Vitamin A, E, các axít béo Omega-3 và kẽm… Đáng chú ý là hàm lượng Oleic Acid có trong hạnh nhân ngọt chứa 55 - 86% và Linoleic Acid chiếm 7 - 35%.
Điều chế sản xuất
Để sản xuất dầu hạnh nhân ngọt, sau khi thu hoạch hạt hạnh nhân, trải qua quá trình tách vỏ, làm khô, bẻ vụn, ép lạnh và/ hoặc chiết xuất dung môi để chiết xuất dầu.
Cơ chế hoạt động
Tổ chức Đánh giá Thành phần Mỹ phẩm (CIR) đã xem xét các nghiên cứu dược lý và chỉ ra rằng dầu hạnh nhân ngọt được hấp thụ chậm, nguyên vẹn qua da, không gây dị ứng và an toàn khi sử dụng trực tiếp trên da.
Sheep Placental Extract là gì?
Nhau thai cừu (Sheep Placenta) là bộ phận được hình thành trong suốt quá trình mang thai của cừu mẹ, giúp trao đổi chất dinh dưỡng giữa tế bào mẹ với cừu con.
Từ hàng ngàn năm về trước, nhau thai cừu đã được biết đến với những công dụng giúp tăng cường sức khỏe và sắc đẹp con người. Thậm chí, nhau thai cừu còn là bí quyết để các nữ hoàng dùng tôn lên vẻ đẹp rạng ngời, quý phái của mình.

Sheep Placental Extract, hay còn gọi chiết xuất nhau thai cừu có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng (hơn 30 loại amino acid, các vitamin và khoáng chất) rất cần thiết cho sự sống của các tế bào trong cơ thể. Bản thân những dưỡng chất này đã được chứng minh tương thích hoàn toàn với cơ thể con người. Vì chúng ta đều biết, không phải nhau thai động vật nào cũng phù hợp để ứng dụng trong mục đích làm đẹp và bảo vệ sức khỏe con người. Chúng đòi hỏi phải có những tương thích nhất định đối với cơ thể con người.
Nhờ chứa nguồn vitamin A, C, E và các vitamin nhóm B mà Sheep Placental Extract được đánh giá cao trong việc nuôi dưỡng da trắng mịn màng, tăng nội tiết tố và làm trẻ hóa làn da. Bên cạnh đó, lượng Acid hyaluronic có trong nhau thai cừu còn giúp kích thích quá trình lên da non, làm liền sẹo nhanh chóng và làm mờ vết thâm nâu để lại sau sẹo.
Điều chế sản xuất
Sheep Placental Extract được tinh chế từ nhau thai tươi thông qua phương pháp thủy phân hiện đại tạo ra peptide với trọng lượng phân tử cực nhỏ cùng nhiều loại axit amin cần thiết để cung cấp độ ẩm, giúp cải thiện và duy trì độ săn chắc cho làn da.
Cơ chế hoạt động
Bằng cách kích hoạt nguyên bào sợi, Sheep Placental Extract góp phần làm tăng lượng collagen, elastin, tái tạo và sản sinh tế bào, độ đàn hồi của da được phục hồi. Mặt khác, Sheep Placental Extract còn có tác dụng chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hô hấp trong các mô da. Nhờ đó, nếp nhăn sâu ngày càng mờ dần, tình trạng da chảy xệ cũng được cải thiện.
Stearic Acid là gì?
Stearic Acid hay còn gọi là sáp trứng cá, là một loại acid béo có nguồn gốc từ những loại động vật và thực vật thân mềm (phổ biến nhất là trong dầu thực vật).
Stearic Acid tồn tại ở thể hạt rắn không màu, không mùi, không tan trong nước, dễ cháy và không có độc. Chất này hiện đang được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên an toàn cho da.

Nhờ đặc tính tạo nhũ, ổn định nhũ, Stearic Acid được bổ sung vào công thức để giúp làm tăng độ xốp, độ dày sản phẩm. Cụ thể, trong công thức làm lotion và cream, Stearic Acid là một chất nhũ hóa giúp kết hợp nước và dầu.
Bên cạnh đó, Stearic Acid còn là chất bôi trơn hay chất xúc tác, tác nhân làm sạch, chất làm mềm (duy trì độ ẩm cho da) và có thể dùng trong trang điểm để che mờ nhược điểm. Stearic Acid được tìm thấy tự nhiên ở lớp da ngoài cùng như hàng rào bảo vệ và duy trì độ ẩm trên da.
Điều chế sản xuất
Stearic Acid được tạo ra bằng cách xử lý các chất béo và các loại mỡ thực vật với nước ở áp suất cao và nhiệt độ trên 200 độ C, dẫn đến quá trình thủy phân triglycerides. Sau đó, người ta mang hỗn hợp này qua công đoạn chưng cất. Stearic Acid thương mại thường là một hỗn hợp của Stearic Acid và palmitic.
Cách điều chế Stearic Acid thứ hai là từ tinh bột thông qua việc hydro hóa các axit béo không no trong dầu thực vật tổng hợp máy móc thông qua acetyl -CoA.
Cơ chế hoạt động
Là chất làm mềm nên Stearic Acid sẽ hoạt động bằng cách làm mềm và mịn da; đồngthời thúc đẩy hàng rào bảo vệ da chống lại sự mất nước và thậm chí làm giảm các dấu hiệu lão hóa.
Stearic Acid còn được đánh giá cao nhờ cơ chế như một chất hoạt động bề mặt, giúp làm sạch da bằng cách giúp dầu, nước và bụi bẩn liên kết với nhau, sau đó loại bỏ chúng ra khỏi bề mặt da một cách dễ dàng.
Không giống như các chất hoạt động bề mặt khác như ahem hay sulfat, Stearic Acid không những không làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da mà còn tạo ra kết cấu mịn, mượt mà tất cả chúng ta đều yêu thích.
Polyvinyl Pyrrolidone (PVP) là gì?
PVP (polyvinyl pyrrolidone) là một polymer có thể hòa tan trong nước có đặc tính tạo màng. PVP là thành phần kết dính được sử dụng trong ngành mỹ phẩm và làm đẹp.

PVP lần đầu tiên được Walter Reppe tổng hợp cho một trong những dẫn xuất của hóa học acetylene và được cấp bằng sáng chế vào năm 1939 . PVP ban đầu được sử dụng như một chất thay thế huyết tương và sau đó trong rất nhiều ứng dụng trong y học, dược phẩm, mỹ phẩm và sản xuất công nghiệp.
Điều chế sản xuất
Trong một nghiên cứu đã chế tạo thành công các mẫu bột và màng mỏng ZnS:Mn-PVP với hàm lượng PVP khác nhau. Các hạt ZnS:Mn có kích thước trung bình khoảng 2-3nm được tính bằng công thức Scherrer. Hình dạng cầu của các hạt cho thấy PVP có vai trò của tác nhân bọc phủ do tương tác của ion Zn2+ với các nguyên tử O và N của polymer dị vòng PVP. Kích thước trung bình các hạt trong ảnh TEM khoảng 10nm, với lớp vỏ polymer PVP bọc phủ bên ngoài các hạt nano ZnS:Mn.
Các dải phát quang của PVP gần giống với ZnS, đóng góp huỳnh quang của màng mỏng ZnS:Mn bọc phủ PVP. Tính chất quang được tăng cường đáng kể của của ZnS:Mn-PVP và còn có thể liên quan tới các hiệu ứng giam cầm lượng tử, hiệu ứng kích thước lượng tử của các hạt nano ZnS. Khi chúng được khuếch tán trong nền PVP, điều này cần có những khảo sát tiếp theo như: phổ hấp thụ quang, phổ kích thích huỳnh quang…
Cơ chế hoạt động
PVP có thể hòa tan trong nước và các dung môi phân cực khác. Thành phần này cũng có thể hòa tan trong các loại rượu như ethanol, metanol, ở các dung môi kỳ lạ hơn như eutectic, được hình thành bởi choline chloride và urê (Relin). Khi ở trạng thái khô PVCP dễ dàng hấp thụ tới 40% trọng lượng của thành phần trong nước, khí quyển.
Đặc tính đặc biệt của PVP là làm ướt nhanh và dễ dàng tạo thành phim. Vì vậy dùng PVP như một lớp phủ hoặc phụ gia cho lớp phủ. Chất huỳnh quang của PVP và thủy phân oxy hóa của hoạt chất đã được một số nghiên cứu chỉ ra.
Sunflower oil là gì?
Sunflower oil (hay còn gọi dầu hạt hướng dương, dầu hướng dương) chứa hàm lượng axit linoleic 60% (trung bình) có khả năng giúp bổ sung, tăng cường và làm dịu da. Bên cạnh đó, dầu hướng dương còn chứa các axit béo có lợi khác bao gồm oleic, palmitic, stearic và một lượng nhỏ axit linolenic omega-3. Đây đều là những chất cần thiết cho sức khỏe của làn da.
Sunflower oil mang lại nhiều tác dụng cho mọi làn da, đặc biệt thích hợp đối với làn da khô, da mất nước hoặc làn da bị tổn thương do môi trường. Hàm lượng axit linoleic trong dầu hướng dương giúp da tổng hợp lipid (chất béo), trong đó có ceramides; đồng thời còn giúp sửa chữa hàng rào của nó và dẫn đến làn da mịn màng, khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, từ lâu các nhà sản xuất còn dùng sunflower oil để giảm các dấu hiệu căng thẳng hoặc kích ứng da. Các trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng thì dầu hướng dương bôi có thể được dùng thay thế cho các loại steroid tại chỗ để kiểm soát chứng rối loạn da này.
Có thể nói, dầu hướng dương là nguồn cung cấp vitamin E tuyệt vời, giàu chất dinh dưỡng lẫn chất chống oxy hóa. Các vấn đề chăm sóc da như mụn trứng cá, viêm, đỏ và kích ứng da đều có thể được giải quyết bằng loại dầu này
Sunflower oil tinh luyện có màu trong, hơi ngả sang màu hổ phách, vị trung tính và mùi hơi béo. Các chất béo trung tính trong dầu hướng dương có tỷ lệ khác nhau, cụ thể:
-
Axit linoleic (omega-6 không bão hòa đa) chiếm 59%;
-
Axit oleic (omega-9 không bão hòa đơn) chiếm 30%;
-
Axit stearic (bão hòa) chiếm 6%;
-
Axit palmitic (bão hòa) chiếm 5%.
Ngoài ra, sunflower oil còn chứa các thành phần khác bao gồm polyphenol, terpenoids, squalene và lượng lớn vitamin E. Có thể phân loại sunflower oil như sau:
-
Loại dầu hướng dương tinh luyện: Được sản xuất bằng cách chiết xuất dung môi, khử keo và tẩy trắng nên làm cho dầu có tính chất ổn định và thích hợp cho việc nấu ở nhiệt độ cao. Đáng chú là với loại tinh luyện này, một số chất dinh dưỡng, hương vị và màu sắc sẽ giảm. Khi gặp nhiệt độ cao, một số axit béo không bão hòa đa thậm chí chuyển hóa thành chất béo chuyển hóa.
-
Loại dầu hướng dương chưa tinh luyện: So với loại đã tinh luyện thì loại dầu này dễ bị oxy hóa, kém bền nhiệt hơn nhưng ưu điểm là giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng, hương vị và màu sắc ban đầu.

Điều chế sản xuất
Người ta dùng phương pháp ép trực tiếp hoặc sử dụng dung môi hóa học để sản xuất ra sunflower oil từ hạt của loài hoa hướng dương. Điểm bốc khói của dầu hướng dương là 225 độ C, thấp hơn so với dầu đậu nành.
Sodium Laureth Sulfate là gì?
Sodium Laureth Sulfate (hay còn gọi là Natri Laureth Sulfate) là chất tẩy rửa gốc sulfate được tìm thấy trong dừa. Nhờ chứa lượng cồn béo cao mà Sodium Laureth Sulfate có thể mang lại tác dụng làm sạch da hiệu quả và dịu nhẹ. Nhiều người thường nhầm lẫn Sodium Laureth Sulfate với thành phần Sodium Lauryl Sulfate - dù không phải là chất độc hại nhưng được biết đến là thành phần có thể gây khô da và kích ứng.

Các chuyên gia đã khẳng định, thành phần Sodium Laureth Sulfate là an toàn cho việc sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da. Bởi không như các sulfate ether hoạt tính mạnh khác, thành phần Sodium Laureth Sulfate không chứa cồn ethyl/isopropyl nên không có khả năng gây ra hỏa hoạn.
Điều chế sản xuất
Sodium Laureth Sulfate được điều chế bằng cách etoxyl hóa dodecanol. Sản phẩm etoxylat sau đó được chuyển thành hợp chất cơ sunfat (este một lần với axit sunfuric), tiếp theo sẽ được trung hòa để tạo thành muối natri.
Cơ chế hoạt động
Sodium Laureth Sulfate có cơ chế hoạt động bề mặt, tạo bọt để làm sạch và trôi các vi khuẩn/chất bẩn.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Sâm bố chính.
Tên khác: Sâm báo, Thổ hào sâm.
Tên khoa học: Abelmoschus sagittifolius, thuộc họ Malvaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Sâm bố chính là một loài cây thân thảo, sống lâu năm cao từ 30-50 cm, mọc đứng một cách yếu ớt có khi dựa vào những cây xung quanh. Thân cành có thể mọc đứng cũng có khi bò lan tỏa ra mặt đất, cành hình trụ và không có lông. Lá đơn, mọc cách, có lá kèm hình chỉ. Các lá càng lên phía ngọn cây thì càng hẹp, phiến lá xẻ thùy 3-5 hoặc dạng mũi mác, mép lá có răng cưa thưa và đều, hai mặt có lông.

Rễ phát triển thành củ hình trụ, màu trắng hoặc vàng nhạt, đường kính từ 1,5-2 cm. Hoa màu sâm bố chính màu đỏ hoặc hồng mọc đơn độc ở kẽ lá, cuống hoa dài từ 5-8 cm, có lông cứng. Quả hình trứng nhọn, dài gấp 3 lần đài, có khía dọc, quả nang, khi quả chín thì các lớp vỏ quả khô lại và mở ra bằng đường nứt theo khía dọc thành 5 mảnh vỏ, hai mặt đều có nhiều lông hình sao.
Quả chín có màu đen nhạt. Hạt hình thận, dài 2-3 mm, có lông tơ, lúc xanh có màu xanh nhạt, chín có màu nâu đen, mặt ngoài có những đường vân tạo thành những gợn hay những ụ màu vàng.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố: Sâm bố chính phân bố ở Úc và Châu Phi cũng như các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
Thu hái: Rễ sâm bố chính thu hái vào mùa thu đông cụ thể vào các tháng 11-12 và tháng 1-2.

Chế biến: Sâm bố chính có nhiều cách chế biến khác nhau. Có nơi đào rễ về thì cắt bỏ thân ở trên, cạo sạch vỏ ngoài, ngâm nước vo gạo một đêm rồi vớt ra để khô. Sau đó đồ cho chín rồi phơi nắng hoặc sấy cho thật khô. Có nơi đào rễ về cắt bỏ thân cạo sạch vỏ ngoài rồi phơi qua ngày rồi mang đi sấy cho thật khô. Cũng có nơi đào rễ về cắt bỏ thân và rễ con, rửa sạch ngâm vào nước phèn chua hai ngày hai đêm (cứ 10kg rể dùng 300g phèn chua tán nhỏ), rửa sạch phơi nắng hay sấy khô. Có nơi còn ngâm thêm nước gừng, gấc và đường cho thêm màu đỏ, vị cay và vị ngọt giúp tăng tác dụng điều trị và dễ uống.
Bộ phận sử dụng
Rễ củ của sâm bố chính (Radix Abelmoschi sagittifolii).
Potassium stearate là gì?
Tên thường gọi: Potassium stearate.
PubChem CID: 23673840.
Tên gọi khác: Potassium octadecanoate; Rashayan potassium stearate; Octadecanoic acid, potassium salt; Steadan 300.
Potassium stearate được cấu thành từ muối và este của 18 cacbon no và acid đơn chức - axit stearic. Potassium stearate có công thức hóa học là C18H35KO2, trọng lượng phân tử là 322.6 g/mol.
Về tính chất, ở dạng ban đầu Potassium Stearate là một dạng bột mịn, màu trắng, có mùi béo.
-
Độ pH: 10 đến 11, dung dịch nước của nó có tính kiềm mạnh đối với quỳ tím hoặc phenolphtalein và dung dịch etanol của nó có tính kiềm yếu.
-
Độ ẩm: <6%.
-
Điểm sôi: 359 độ C đến 360 độ C.
-
Độ hòa tan: Hòa tan trong nước nóng, không hòa tan trong ete, chloroform và carbon disulfide.

Potassium stearate ứng dụng phổ biến trong nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc cũng như là thành phần phụ gia thực phẩm. Ngoài ra Potassium stearate còn được ứng dụng trong chất làm mềm dệt hay sản xuất cao su.
Điều chế sản xuất Potassium stearate
Potassium Stearate, là một muối kali của axit stearic được sản xuất thông qua quá trình tổng hợp hóa học từ Kali hydroxit và axit stearic, có sẵn dưới dạng bột mịn màu trắng.
Potassium stearate có nguồn gốc từ axit stearic, một sản phẩm phụ của quá trình xà phòng hóa dầu thực vật.
Axit stearic được tạo ra bởi các loại dầu và thể hiện các tính chất của axit béo. Axit stearic được tạo ra từ phản ứng xà phòng hóa chất béo trung tính bằng cách đun nóng dung dịch ở nhiệt độ 100 độ C. Sau đó, dung dịch tiếp theo được chưng cất. Axit stearic thường có sẵn là một axit hỗn hợp, tức là hỗn hợp của axit stearic và axit palmitic. Axit stearic xuất hiện tự nhiên trong dầu mỡ động vật và trong một số loại dầu thực vật.

Cơ chế hoạt động
Potassium Stearate là một chất nhũ hóa: Nó ngăn không cho phần dầu và chất lỏng của công thức phân tách. Nó cũng có thể làm tăng độ dày phần dầu của các sản phẩm mỹ phẩm.
Potassium stearate được sử dụng làm chất tẩy rửa tóc, mặt, cơ thể và như một chất đồng chuyển thể trong các sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm và tạo kiểu tóc. Đồng thời, nó có tác dụng làm sạch tốt, có thể làm cho làn da tươi mới và sạch sẽ.
Potassium stearate được sử dụng chủ yếu trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da như một chất hoạt động bề mặt, chất làm sạch và chất nhũ hóa. Hệ số rủi ro là 1, tương đối an toàn và có thể được sử dụng một cách tự tin. Nói chung, nó không có ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Potassium stearate không gây mụn.
Potassium stearat chủ yếu được sử dụng làm chất làm sạch và chất nhũ hóa. Nó có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm. Nó cũng được sử dụng trong sản xuất cao su và làm cơ sở cho chất làm mềm dệt.
Isopropyl myristate (còn được gọi là dầu IPM, 1-Methylethyl tetradecanoate, Isopropyl tetradecanoate) là một hợp chất hữu cơ từ Isopropyl Alcohol và Acid Myristic (có nguồn gốc từ thực vật). Đặc tính của Isopropyl myristate là chất lỏng có độ sánh nhẹ, không màu, không tan trong nước nhưng có thể tan trong silicon và các hydrocacbon.
Isopropyl myristate chịu được độ pH rộng và có thể tương thích với hầu hết các chất hoạt động bề mặt, các chất làm sạch. Isopropyl myristate có độ nhớt rất thấp nên rất dễ bôi trơn cũng như dễ thẩm thấu vào da. Nó giúp cho các dưỡng chất trong sản phẩm có thể hấp thụ tốt vào da.

Được đánh giá là chất khá lành tính, Isopropyl myristate không gây ảnh hưởng cho sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ các chuyên gia, nên dùng Isopropyl myristate với tỷ lệ trong khoảng từ 1 – 20% để phát huy tối đa công dụng cũng như không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào, chẳng hạn như tình trạng kích ứng da, da nổi mẩn đỏ, dị ứng, nổi mụn,…
Retinol là gì?
Là một dẫn xuất của vitamin A nên retinol được xem là hoạt chất mỹ phẩm và có mặt trong các sản phẩm chăm sóc da dạng không kê toa.
Retinol hoạt động giống như một thành phần liên kết tế bào, trung hòa các gốc tự do phía trong da. Có nghĩa là nó sẽ tác động đến các tế bào khác của làn da, thẩm thấu vào da và tăng quá trình tái sinh tế bào, kích thích sản sinh collagen cũng như hỗ trợ trị mụn và kháng khuẩn, từ đó mang lại một làn da tươi trẻ.
Ngoài việc bảo vệ, giữ gìn, retinol còn giúp kích thích cơ thể sản sinh thêm nhiều collagen mới. Nhờ vậy, nếu kiên trì sử dụng hoạt chất này, bạn sẽ thấy các nếp nhăn, rãnh cười, vết chân chim được giảm đi, ngăn ngừa nếp nhăn mới hình thành. Da đầy đủ độ ẩm, các đốm nâu dần biến mất, sắc tố da cải thiện rõ rệt.
Để retinol phát huy công năng tốt, bạn cần sử dụng chúng liên tục, thường xuyên. Bạn có thể dùng retinol trị mụn để điều trị các vấn đề về mụn trứng cá, mụn ẩn, mụn bọc, nếp nhăn nông hoặc mới trên bề mặt da. Nếu cần giải quyết cái nếp nhăn sâu hơn, bạn cần tìm gặp bác sĩ để có một phương pháp tốt hơn.

Điều chế sản xuất retinol
Trong thành phần hóa học của retinol chứa gốc OH, nghĩa là gốc rượu. Khi bạn bôi lên da, rượu sẽ được oxy hóa thành Andehit và sau đó Andehit được oxy hóa thành acid. Acid tác dụng lên da và lớp biểu bì dưới da, giúp các tế bào cũ bong tróc, thúc đẩy da tái tạo tế bào da mới.
Ngoài ra, retinol tồn tại dưới dạng chất bổ sung và được sử dụng để chống hoặc ngăn ngừa thiếu vitamin A. Retinol còn nằm trong danh mục những loại thuốc thiết yếu của Tổ chức y tế Thế giới. Điều này chứng minh rằng, retinol là một loại chất hiệu quả và an toàn cho con người.
Cơ chế hoạt động của retinol
Retinol là một loại retinoid, được làm từ vitamin A. Thay vì loại bỏ tế bào da chết như nhiều sản phẩm chống lão hóa và trị mụn khác, các phân tử nhỏ tạo nên retinol sẽ đi sâu dưới lớp biểu bì (lớp ngoài cùng của da) đến lớp hạ bì của da bạn.
Khi vào trong lớp giữa của da, retinol có tác dụng trung hòa các gốc tự do để thúc đẩy sản xuất elastin và collagen. Điều này tạo ra hiệu ứng “làm đầy đặn” giảm sự xuất hiện của các đường nhăn, nếp nhăn và lỗ chân lông to. Đồng thời, retinol có tác dụng tẩy tế bào chết trên bề mặt da, qua đó có thể cải thiện thêm kết cấu và tông màu của da.
Retinol cũng có thể giúp điều trị mụn trứng cá nặng, cũng như sẹo do mụn trứng cá gây ra. Nó giúp giữ cho lỗ chân lông của bạn không bị tắc nghẽn bằng cách tạo ra các chất phân giải mụn để ngăn ngừa sự hình thành mụn hoặc mụn bọc. Đối với tình trạng mụn trứng cá nặng, bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc kháng sinh kết hợp với retinol nhằm điều trị giúp đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy nhớ rằng có thể mất đến sáu tuần để bạn thấy những cải thiện về tình trạng mụn.
Cuối cùng, retinol đã được chứng minh là có thể cân bằng mức độ hydrat hóa cho da. Tác dụng loại bỏ các tế bào da chết, có thể dẫn đến mất độ ẩm của da. Điều này thậm chí có thể có lợi cho những ai có da nhờn, bởi giúp kiểm soát sự sản xuất dư thừa của bã nhờn trong lỗ chân lông.
Octocrylene là gì?
Octocrylene là một hợp chất hữu cơ, dẫn xuất của Benzophenone. Octocrylene tồn tại ở dạng lỏng, sền sệt, không màu, có khả năng tan trong dầu.
Trong mỹ phẩm chăm sóc da, Octocrylene là chất ổn định, đồng thời còn mang lại tác dụng chống nắng. Các nhà sản xuất bổ sung Octocrylene vào công thức sản phẩm chống nắng là nhờ vào khả năng trung hòa, phản xạ tia UV có trong ánh nắng mặt trời của chất này. Từ đó giúp bảo vệ da cũng như hạn chế đến mức thấp nhất các tác hại lên da khi đi ngoài nắng trong thời gian dài.

Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng kết hợp Octocrylene cùng với Avobenzone – một chất chống nắng thế hệ cũ và khá không ổn định nhằm mục đích giúp ổn định và tăng cường khả năng chống nắng của Avobenzone.
Như chúng ta đều biết, những thành phần chống nắng hóa học thường kém bền; tuy nhiên, với thành phần chống nắng Octocrylene lại không như thế. Octocrylene chống nắng rất bền (dù hiệu quả chống nắng thấp hơn các thành phần khác) nên nó có tác dụng rất tốt trong việc ổn định và cải thiện mức độ phủ da của các thành phần chống nắng khác. Đó là lý do vì sao có sự kết hợp giữa Octocrylene và Avobenzone để tăng hiệu quả.
Ngoài ra, Octocrylene còn có công dụng của một chất làm mềm, giúp làm tăng khả năng hydrat hóa tế bào. Đây là một ưu điểm của Octocrylene do khi sử dụng mỹ phẩm chứa thành phần sẽ giảm được nguy cơ gây khô da cũng như giảm tỷ lệ kích ứng da.

Một lợi thế khác nữa của hoạt chất Octocrylene là thành phần này có khả năng kết hợp với nhiều loại dầu khác. Chính vì đặc tính này mà Octocrylene được dùng như một chất nhũ hóa, giúp giữ ổn định và hòa trộn những thành phần khác. Đây chính là lý do các sản phẩm chống nắng hóa học có chứa Octocrylene, thường được bổ sung nhiều tác dụng khác.
Nhìn chung, Octocrylene được đánh giá cao đối với việc chăm sóc và bảo vệ làn da người sử dụng. Thành phần này đã được phê duyệt an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm trên phạm vi toàn cầu. Chính vì thế, chúng ta có thể tìm thấy Octocrylene trong các sản phẩm chống nắng cũng như rất dòng sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân khác.
Cơ chế hoạt động của Octocrylene
Octocrylene hay các thành phần chống nắng khác (oxybenzone, avobenzone, octisalate, homosalate, octinoxate) trong kem chống nắng đều có cơ chế hoạt động giống như một miếng bọt biển, hấp thụ các tia nắng mặt trời. Những loại kem chống nắng này có xu hướng dễ thoa vào da hơn mà không để lại cặn trắng.
Sản phẩm liên quan











