Cetostearyl alcohol
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Cetostearyl Alcohol là gì?
Cetostearyl alcohol là một chất hóa học màu trắng, mùi nhẹ, tồn tại dưới dạng sáp, được làm từ Cetyl alcohol và Stearyl alcohol. Hai loại cồn này đều thuộc nhóm cồn béo còn được gọi là cồn mạch dài, có nguồn gốc từ thực vật như dầu dừa, dầu cọ. Cetostearyl alcohol cũng có thể được tổng hợp trong phòng thí nghiệm.

Cetostearyl alcohol chứa khoảng 65% đến 80% Stearyl alcohol và 20% đến 35% Cetyl alcohol.
Cồn béo thường có số nguyên tử cacbon chẵn với một nhóm cồn duy nhất (–OH) gắn vào cacbon cuối cùng. Sự kết hợp giữa Cetyl alcohol (có 16 nguyên tử Cacbon) và Stearyl alcohol (có 18 nguyên tử Cacbon) cho Cetearyl alcohol có 34 nguyên tử cacbon với công thức phân tử là C34H72O2.
Tên Cetostearyl alcohol cũng xuất hiện dưới các tên khác như: Cetearyl alcohol; (C16-C18) Alkyl alcohol; Alcohols, C1618; Cetyl/ Stearyl alcohol, 1-octadecanol, trộn với 1-hexadecanol.
Ngoài Cetostearyl alcohol, một số cồn béo khác cũng được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm như Cetyl, Lanolin, Oleyl và Stearyl.
Về mặt lý thuyết, Cetostearyl alcohol có thể được sử dụng trong bất kỳ loại mỹ phẩm nào dùng để thoa lên da hoặc tóc và thường được tìm thấy trong các loại kem dưỡng da, kem dưỡng ẩm, dầu dưỡng ẩm và dầu gội đầu. Khi được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm, Cetostearyl alcohol hoạt động như một chất nhũ hóa và cũng là chất ổn định, ngăn cản các thành phần trong sản phẩm bị tách ra, nhất là sau một thời gian dài không sử dụng.
Thành phần này không tan được trong nước và tan nhiều trong trong các dung môi hữu cơ như Ete, Chloroform, Benzen…
Điều chế sản xuất
Cetostearyl alcohol được sản xuất bởi nhiều phương pháp như ester hóa hoặc hydrogen hóa của các acid béo. Chất này cũng có thể sản xuất bằng xúc tác hydrogen hóa chất béo trung tính thu được từ dầu dừa hoặc từ mỡ động vật, sau đó được tinh chế bằng phương pháp cất hoặc kết tinh.
Cơ chế hoạt động
Cetostearyl alcohol tạo độ đặc và độ gel cho sản phẩm. Chất này phân tán các nguyên liệu có trong thành phẩm, tạo thành một khối đồng nhất và loại bỏ hiện tượng tồn đọng ở nhiều dạng khác nhau.
Trong mỹ phẩm, hóa chất này còn hoạt động như một chất làm mềm, tạo độ ẩm và chất làm giảm mùi của một số chất khác trong hỗn hợp. Cetyl alcohol với công thức C16H34O giúp các thành phần khác như Retinol và vitamin C thẩm thấu nhanh vào da. Đồng thời, chất này tạo một lớp bảo vệ giúp ngăn ngừa mất nước từ da, làm mềm, giữ ẩm và bảo vệ da, cải thiện độ nhờn, kiềm nhờn cho da.
Các loại cồn béo như Cetostearyl alcohol không có tác hại xấu đến làn da như các loại cồn khác do cấu trúc hóa học của chúng. Thành phần hóa học của cồn Cetostearyl gồm nhóm cồn (-OH) được gắn vào một chuỗi hydrocacbon (chất béo) rất dài. Tính năng này cho phép cồn béo giữ nước và mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho da. Hóa chất làm cho da mịn màng và mềm mại hơn. Để làm được điều này, cồn béo nói chung và Cetostearyl alcohol đã hình thành một lớp dầu trên cùng của da để giữ độ ẩm sâu bên trong.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Myristic Acid là gì?
Myristic Acid là một acid béo bão hòa thu được trong quá trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Các loại bơ đậu, dầu dừa, dầu cọ, hạnh nhân… có thành phần tự nhiên chứa hàm lượng dồi dào Myristic Acid.

Tồn tại ở dạng tinh thể rắn, có màu trắng, Myristic Acid có thể tan trong nước, dung môi hữu cơ, ethanol, DMSO…
Người ta sử dụng Myristic Acid làm nguyên liệu thô, chất hoạt động bề mặc cũng như là sản xuất chất nhũ hóa. Trong các loại este, hương hoặc công thức mỹ phẩm, Myristic Acid hoạt động với khả năng nhũ hóa và làm chất hoạt động.
Điều chế sản xuất Myristic Acid
Myristic Acid được tổng hợp tự nhiên trong bơ của cây nhục đậu khấu, ở phần lớn các động vật, chất béo thực vật.
Myristic Acid được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp hóa học, điện phân methyl hydrogen adipate và acid decanoic acid hoặc bằng quá trình oxy hóa Maurer của ancol myristic.
Isoquercitrin là gì?
Tên quốc tế: Isoquercitrin
PubChem CID: 5280804
Tên gọi khác: Isoquercetin, Hirsutrin, 3-Glucosylquercetin, Isotrifoliin, Quercetin 3-O-glucoside.
Isoquercitrin là một chất thuộc nhóm Flavonoid. Flavonoid là hợp chất cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Flavonoid xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại cây và rau quả như táo, hành tây, anh đào và nhiều hơn nữa. Isoquercitrin thuộc về một nhóm sắc tố thực vật được gọi là Flavonols (nhóm nhỏ của Flavonoid) mang lại màu sắc cho nhiều loại trái cây, hoa và rau củ.
Tất cả các Flavonoid đều có cấu trúc hóa học cơ bản giống nhau, hàng ngàn Flavonoid riêng biệt được xác định trong tự nhiên trên vô số các sự thay thế và kết hợp độc đáo. Cấu trúc phân tử của những phân tử này giống như Quercetin, nhưng một trong những nhóm hydroxyl trên vòng C đã được thay thế bằng một phân tử đường. Trong phân tử isoquercitrin, glucose được gắn vào C-3 của Quercetin.
Công thức hóa học của Isoquercitrin là C21H20O12, trọng lượng phân tử là 464.4 g/mol.

Isoquercitrin có nhiệt độ nóng chảy khoảng 226 độ C và là một tinh thể màu vàng ở nhiệt độ phòng. Độ hòa tan của nó trong nước thấp, chỉ 25.9 mg/l ở nhiệt độ phòng. Nó trở nên sẫm màu hơn sau khi được hòa tan trong nước kiềm.
Điều chế sản xuất Isoquercitrin
Isoquercitrin phân bố rộng rãi trong thực vật, bao gồm cây hàm ếch hay tam bạch thảo (Saururus chinensis), diếp cá (Houttuynia cordata), đỗ quyên lá vàng (Rhododendron gold leaf), đỗ quyên, bạch quả (Ginkgo biloba), dâu tắm trắng (Morus mulberry),... Tuy nhiên, hàm lượng isoquercitrin trung bình trong tự nhiên thấp, chỉ khoảng vài phần nghì, nên phần lớn được điều chế bằng phương pháp tổng hợp.

Isoquercitrin có hàm lượng tự nhiên thấp trong thực vật, và nó thường được điều chế bằng phương pháp thủy phân axit, thủy phân áp suất cao và các phương pháp khác trong công nghiệp. Các nghiên cứu đã sử dụng phương pháp sắc ký cột để tách đơn phân isoquercitrin ra khỏi dịch chiết thực vật. Tuy nhiên, do hàm lượng isoquercitrin tự nhiên trong cây trồng thấp nên phương pháp này không chỉ cho năng suất thấp mà còn phải thực hiện một khối lượng công việc lớn và tiêu tốn nhiều thuốc thử nên hạn chế phần lớn ứng dụng của nó trong thực tế công nghiệp.
Công nghệ sinh học như biến đổi vi sinh vật và biến đổi xúc tác bằng enzym, thực chất là một phản ứng trao đổi chất sử dụng các enzyme tự do hoặc enzym phức tạp để thay đổi cấu trúc của các hợp chất lạ. Nó có ưu điểm là điều kiện ôn hòa, tính chọn lọc mạnh, ít phụ phẩm, sạch và thân thiện với môi trường, giá thành rẻ. Tuy nhiên phương pháp này vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
Hiện nay, phương pháp thủy phân bằng enzyme có ưu điểm là điều kiện phản ứng nhẹ, tính đặc hiệu mạnh, dễ kiểm soát phản ứng, khắc phục được những khuyết điểm của phương pháp điều chế isoquercitrin nêu trên. Wu Di và cộng sự đã sử dụng α-L-rhamnosidase do vi sinh vật tạo ra để biến đổi rutin, kết quả cho thấy hiệu suất của Isoquercitrin là 49,4% và độ tinh khiết của nó có thể đạt 98,3% sau khi tinh chế bằng sắc ký cột silica gel. Sun Guoxia và cộng sự đã sử dụng hesperidinase để thủy phân rutin điều chế isoquercitrin, và sử dụng chất lỏng ion để tăng sản lượng của isoquercitrin. Tỷ lệ chuyển hóa của sản phẩm cuối cùng đạt 99,27 ± 0,55%.

Chúng ta đều biết, vitamin C là chất chống oxy hóa tự nhiên được tổng hợp từ glucose có ở hầu hết các loại thực vật và động vật. Đây là loại vitamin rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Vitamin C có thể giúp làm lành các mô bị tổn thương, tham gia vào quá trình sản xuất enzyme của một số chất dẫn truyền thần kinh; đồng thời còn có vai trò quan trọng đối với chức năng hệ thống miễn dịch.

Loại vitamin này được chúng ta bổ sung cho cơ thể thông qua những thực phẩm hàng ngày như trái cây họ cam quýt, rau lá xanh, bông cải xanh, dâu tây, đu đủ... Vitamin C dùng theo đường ăn uống sẽ hấp thu hạn chế ở trong ruột, nghĩa là cho dù bạn ăn bao nhiêu vitamin C thì cơ thể cũng chỉ hấp thụ một lượng hữu hạn mà thôi. Với da, khi dùng đường uống, sinh khả dụng của vitamin C trên da sẽ là không đủ. Do đó, cách tốt nhất là chúng ta sử dụng kết hợp, vừa qua đường ăn uống vừa dùng vitamin C bôi ngoài da để đạt được những hiệu quả tốt nhất cho da.
Vitamin C tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, trong đó Ascorbic Acid là dạng tự nhiên có hiệu quả nhất trong tất cả các dạng của vitamin C. Tuy nhiên, Ascorbic Acid lại là dạng vitamin C kém ổn định nhất, dễ bị oxy hóa bởi ánh sáng, nhiệt độ cũng như các ion kim loại. Magnesium Ascorbyl Phosphate (MAP) là một dẫn xuất khác của vitamin C với ưu điểm là khắc phục những hạn chế của Ascorbic Acid.
Magnesium Ascorbyl Phosphate có khả năng tan trong nước, độ pH trung tính nên không gây khó chịu, ít kích ứng da nên có thể dùng cho cả những làn da nhạy cảm. Đồng thời, hoạt chất này có tác dụng kích thích sinh tổng hợp collagen, chống lão hóa da, làm sáng da cụ thể và rõ rệt hơn hẳn các dẫn xuất khác. Đặc biệt, Magnesium Ascorbyl Phosphate có tính ổn định cao hơn nhiều lần so với Ascorbic Acid. Tuy nhiên, khả năng thẩm thấu của Magnesium Ascorbyl Phosphate không được tốt như Ascorbic Acid.
Tinosorb M là gì?

Cách đây vài năm, các sản phẩm chống nắng có chứa Tinosorb đã rất phổ biến tại Châu Âu, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Các thành phần Tinosorb S, Tinosorb S Aqua và Tinosorb M thuộc nhóm Tinosorb đều là những chất chống nắng phổ rộng, có tác dụng hiệu quả với UVB, UVA1 và UVA2.
Tinosorb M hoặc gọi là Bisoctrizole có tên khoa học là Methylene bis-benzotriazolyl tetramethylbutylphenol với công thức hóa học C41H50N6O2, có thể tan trong nước khá tốt, tương tự với dầu. Nếu sản phẩm chống nắng không được nhà sản xuất ghi rõ chữ Tinosorb trên bao bì, bạn có thể tìm trong bảng thành phần tên khoa học Methylene Bis-Benzotriazolyl Tetramethylbutylphenol hoặc Bisoctrizole.
Tinosorb M là một thành phần chống nắng hóa học, gốc nước, lên da nhẹ nhàng và không gây bóng dầu như Tinosorb S (thành phần chống nắng gốc dầu). Có tính ổn định rất cao, đồng thời lại mang những đặc tính như thành phần chống nắng vật lý nhưng ưu việt hơn:
Tinosorb M lưu lại lớp màng trắng nhẹ, mỏng, sáng da không gây dày bí.
Chất này có phổ chống nắng rất cao, hình thành màng chắn tia UVA1, UVA2, UVB đồng thời phản xạ tia UV rất hiệu quả, ngăn chặn sự xâm nhập của tia UV lên làn da mỏng manh.
Tinosorb M là một bộ lọc tia cực tím tổng hợp ở dạng các hạt nano.
Tinosorb M có kết cấu tốt hơn các bộ lọc khoáng như Zinc oxide và nhẹ nhàng hơn các bộ lọc tổng hợp truyền thống như Oxybenzone.
Theo các nghiên cứu, Tinosorb M có thể được xem là lai giữa chống nắng hóa học và vật lý, bao gồm khả năng che chắn da khỏi tia UV, đồng thời lại hấp thụ và loại bỏ một phần năng lượng của tia UV, biến chúng thành những dạng năng lượng thấp hơn.
Với khả năng này, Tinosorb M sẽ bảo vệ các tế bào da, các cấu trúc collagen, elastin và DNA khỏi tác hại của các loại tia cực tím, ngăn chặn quá trình tăng sinh Melanin từ đó ngừa dấu hiệu lão hóa, nám da và những bệnh lý nguy hiểm như ung thư da.
Cơ chế hoạt động
Nhờ kích thước phân tử lớn, Tinosorb M khó hấp thu qua da nên cũng không gây kích ứng cho da nhạy cảm.
Về tác dụng, Tinosorb M hấp thụ bước sóng 290-410nm, nghĩa là toàn bộ UVB, UVA 2, UVA 1.
Về hiệu quả, từ bước sóng 290 - 370 mn, khả năng hấp thụ của Tinosorb M thấp hơn khá nhiều chất với những bức xạ dưới 370 nm.
Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy thành phần này không ảnh hưởng gì đến hệ thống nội tiết trong cơ thể. Đây là điểm mạnh với một chất chống nắng hóa học.
Propylene glycol là gì?
Propylene glycol là một loại rượu tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ, còn có tên gọi khác là Propane-1,2-diol; 2-propanediol; 1,2-Propylene glycol; Methylethyl glycol; Methylethylene glycol; 2-Hydroxypropanol; Monopropylene glycol. Chất này có khả năng hấp thụ nước, không màu, gần như không mùi nhưng có vị ngọt nhẹ.

Propylene glycol được sử dụng để tạo ra các hợp chất Polyester và làm cơ sở cho các dung dịch khử muối cũng như làm chất chống đông trong ngành công nghiệp hóa chất, thực phẩm và dược phẩm. Theo phân loại của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Propylene glycol là một chất phụ gia an toàn để sử dụng trong thực phẩm.
Trong một số loại thuốc, mỹ phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm, chất này được sử dụng để hấp thụ thêm nước và duy trì độ ẩm, là dung môi cho màu thực phẩm và hương vị. Ngoài ra, Propylene glycol cũng được sử dụng để tạo khói hoặc sương mù nhân tạo trong huấn luyện chữa cháy và trên sân khấu; ngoài ra còn được dùng trong ngành công nghiệp sơn và nhựa.
Riêng lĩnh vực làm đẹp, Propylene glycol là một thành phần được sử dụng rất rộng rãi trong các công thức mỹ phẩm với vai trò như một chất giữ độ ẩm và giảm độ nhớt trong mỹ phẩm. Thành phần này cũng là dung môi và góp phần cải thiện sự ổn định nhũ tương của mỹ phẩm. Đặc biệt ở sản phẩm son nước, chất này còn có tác dụng làm chất bảo quản và chất chống đông. Trong các sản phẩm chăm sóc tóc, Propylene Glycol có thể tạo độ bọt cho dầu gội đầu và giúp lưu giữ mùi hương lâu hơn.
Propylene glycol được công nhận là an toàn để sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm với nồng độ có thể lên đến 50%.
Điều chế sản xuất
Propylene glycol chủ yếu được tạo ra bằng cách xử lý Propylene (một hóa chất được sản xuất từ quá trình tinh chế dầu mỏ) với nước. Ngoài ra, Propylene glycol cũng có thể được lấy từ Glycerol, một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất Diesel sinh học.
Cơ chế hoạt động
Propylene glycol là sản phẩm nhân tạo, không độc hại, có các đặc tính hóa học như hòa tan trong nước và dễ dàng chuyển hóa. Sau khi dung nạp, Propylene glycol được cơ thể chuyển hóa thành Acid lactic.
Chất này có khả năng hòa tan các thành phần rất khó hòa tan trong nước. Nhờ đó, các thành phần này có thể lan ra trên da và thâm nhập vào da tốt hơn. Ngoài ra, Propylene glycol có tác dụng kháng khuẩn và tăng hiệu quả của các chất bảo quản.
Propylene glycol trong hóa học là thành phần có chứa hai nhóm OH (rượu). Các nhóm rượu (OH) này thường làm cho Propylene glycol trở thành các chất dưỡng ẩm tốt có thể giữ nước và giữ cho da hoặc tóc ngậm nước.
Poria Cocos Extract là gì?
Poria Cocos Extract là chiết xuất từ nấm Phục Linh - loài nấm thuộc chi Wolfiporia trong họ Polyporaceae. Trong y học cổ truyền, nấm phục linh là một vị thuốc thường được sử dụng với công dụng giúp bồi bổ cơ thể.
Nấm Phục linh mọc hoại sinh trên rễ cây thông. Quả thể hình khối to, có màu xám đen ở mặt ngoài, nhăn nheo, có khi hình bướu. Khi cắt ngang loại nấm này chúng ta sẽ thấy mặt lổn nhổn màu trắng hoặc hồng xám (đôi khi có rễ thông ở giữa nấm).

Bộ phận thường dùng là quả thể nấm (Poria, thường gọi là Phục linh). Dựa vào màu trắng, người ta phân biệt loại màu trắng gọi là Bạch linh, loại hồng xám gọi là Phục linh, còn Phục thần là loại có rễ thông đâm xuyên giữa.
Nấm thường được thu hoạch vào tháng 10-11 sau tiết lập thu. Sau khi nấm được đào lên sẽ ngâm nước một ngày, rửa sạch, gọt bỏ vỏ, đồ lên, thái mỏng 2-3mm, phơi hay sấy khô. Tùy theo mục đích sử dụng mà quá trình xử lý nấm sẽ khác nhau. Chúng ta có thể dùng nấm sắc với thuốc thang, hoặc chiết xuất nấm để dùng trong mục đích làm đẹp.
Dù là hình thức sử dụng nào thì nấm Phục linh và chiết xuất từ loại nấm này cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cơ thể lẫn làn da.
Lutein là gì?
Lutein là một carotenoid có trong tự nhiên được tổng hợp bởi thực vật, được tìm thấy dễ dàng trong các nguồn thực phẩm hàng ngày như rau dền, rau khoai lang, súp lơ xanh, cải xoăn, và cà rốt vàng. Lutein có công thức hóa học là C40H56O2, được xếp vào phân loại chất chống oxy hóa mạnh mẽ cùng với Zeaxanthin bởi chúng cùng có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân có hại, phân tử không ổn định và các gốc tự do.
Công thức hóa học của Lutein
Với đặc tính chống oxy hóa mạnh, Lutein giúp bảo vệ da chống lại các gốc tự do có hại có trong môi trường. Đây chính là đặc điểm nổi trội nhất của Lutein , do đó hợp chất này được phái đẹp khá ưa chuộng và bổ sung trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bằng cách giảm stress oxy hóa xảy ra trên da, việc thoa Lutein lên da giúp cải thiện độ ẩm cho da và chống lão hóa do tác nhân có hại và yếu tố tuổi tác.
Nhờ công dụng tuyệt vời, thành phần Lutein được tìm thấy trong nhiều loại mỹ phẩm dưỡng da cho phái đẹp. Để tận dụng triệt để quá trình chống oxy hóa, các dòng sản phẩm mỹ phẩm thường kết hợp các lợi ích của nhiều chất carotenoid trong đó có sự kết hợp giữa Lutein và Zeaxanthin.
Lutein giúp cải thiện khả năng giữ ẩm cho da và chống lão hóa tuổi tác
Điều chế và sản xuất Lutein
Bột Lutein vi năng được điều chế bằng phương pháp sấy phun sử dụng vật liệu bao gói là maltodextrin có hiệu suất bao gói cao (86,4%), tan tốt trong nước, có khả năng đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng của Lutein trong thực phẩm.
Cơ chế hoạt động của Lutein
Lutein là hợp chất Carotenoid được phát hiện nhiều nhất trong não và điểm vàng của mắt. Trong cơ thể người, carotenoid đóng vai trò là chất chống oxy hóa cũng như là thành phấn thiết yếu cấu tạo nên cơ thể. Tuy nhiên, trở ngại của cơ thể người là không có khả năng tự tổng hợp Lutein mà phải bổ sung hợp chất này trong quá trình ăn uống và bổ sung các loại rau xanh, hoa quả có màu đậm hoặc qua các chất bổ sung khác.
Với da, Lutein đóng vai trò điển hình là chất chống oxy hóa, giúp da chống lại các tổn thương do gốc tự do gây ra bởi ánh sáng xanh hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, không khoa học.
Lutein được tìm thấy trong rau dền, rau khoai lang, súp lơ xanh, cải xoăn và cà rốt vàng
Sodium Methyl Cocoyl Taurate là gì?
Sodium Methyl Cocoyl Taurate (còn gọi Natri Menthyl Cocoyl Taurate) là hoạt chất được chiết xuất từ trái dừa, công thức RCON (CH3) CH2CH2SO3Na, trong đó RCO - đại diện cho gốc axit dừa.
Sodium Methyl Cocoyl Taurate là chất hoạt động bề mặt, chất tạo bọt được đánh giá an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân dành cho cả người lớn và em bé.

Đặc biệt, các nhà sản xuất rất ưa chuộng bổ sung Sodium methyl cocoyl taurate vào công thức các sản phẩm sữa rửa mặt nhờ khả năng tạo bọt và ổn định bọt ngay cả trong sự hiện diện của dầu, bã nhờn của chất này. Với ứng dụng rộng rãi của Sodium Methyl Cocoyl Taurate mà hoạt chất này trở thành một trong những loại nguyên liệu được tìm mua nhiều nhất trên thị trường, nhất là trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm.
Điều chế sản xuất
Sodium Methyl Cocoyl Taurate được điều chế bằng cách phản ứng taurine, N-metyltaurine, hoặc muối ăn mòn với axit béo dừa. Người ta đun nóng axit dừa, dung dịch natri metyl tarat và axit boric đến 200ºC, trong khi khuấy với chất tẩy nitơ dưới bề mặt. Khi nguội quá trình này sẽ cho ra kết quả là một chất rắn như sáp được nghiền thành bột.

Có thêm một phương pháp nữa để điều chế Sodium Methyl Cocoyl Taurate đó là hòa tan taurine trong hỗn hợp nước, rượu isopropyl và natri hydrat. Axit lauric clorua và dung dịch natri hiđrat được khuấy vào dung dịch. Tiếp theo, axit clohydric và dung dịch canxi clorua được thêm vào và khuấy. Chất màu trắng sau đó được lọc và làm khô.
Sodium Methyl Cocoyl Taurate thường được bán dưới dạng hỗn hợp với natri clorua và nước.
Sodium Cocoamphoacetate là chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc từ dầu dừa. Trong các sản phẩm chăm sóc da và cá nhân, thành phần này mang lại tác dụng làm sạch mềm mại, dịu nhẹ cũng như giúp tăng cường tạo bọt và dưỡng ẩm.

Sodium cocoamphoacetate tồn tại ở dạng dung dịch lỏng, có màu vàng nhẹ đến trong suốt, tan được trong nước lẫn ethanol. Chất này cũng tương thích với các chất điện giải và với các chất hoạt động bề mặt điện tích âm, điện tích dương và không ion.
Sodium cocoamphoacetate là hợp chất có phần đầu ưa nước còn phần đuôi kỵ nước nên nó có khả năng thu hút dầu và nước, giúp cho những thành phần khác nhau có trong công thức được hòa quyện. Đồng thời, Sodium cocoamphoacetate còn giúp loại bỏ khỏi da những bã nhờn và tạp chất giúp da được sạch sẽ, mịn màng hơn.
Isodecyl neopentanoate là gì?
Isodecyl neopentanoate là este của rượu decyl mạch nhánh và axit neopentanoic. Cồn decyl là cồn béo mạch thẳng với mười nguyên tử cacbon có thể được tạo ra từ axit decanoic, một loại axit béo tự nhiên được tìm thấy trong dầu dừa và dầu hạt cọ. Axit neopentanoic là một axit cacboxylic.

Thành phần Isodecyl neopentanoate được sử dụng chủ yếu trong kem chống nắng và chăm sóc da mặt. Tuy vậy không phải ai cũng biết đây là thành phần giúp bảo vệ làn da trước những tác hại từ môi trường bên ngoài. Đặc biệt là Isodecyl neopentanoate có khả năng chống lại tia cực tím.
Trong các công thức mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác Isodecyl neopentanoate cũng đóng vai trò như chất làm mềm, dưỡng da.
Điều chế sản xuất
Hoạt chất Isodecyl neopentanoate là este của rượu decyl mạch nhánh và axit neopentanoic. Cồn decyl là rượu béo mạch thẳng với mười nguyên tử cacbon có thể được tạo ra từ axit béo tự nhiên (decanoic) được tìm thấy trong dầu hạt cọ và dầu dừa. Axit neopentanoic là một axit cacboxylic.
Cơ chế hoạt động
Trong một số nghiên cứu về loại este làm mềm mỹ phẩm đã biết trong ống nghiệm để đánh giá các đặc tính hóa lý với hiệu suất cảm biến in vivo. Este làm mềm được khảo sát isodecyl neopentanoate. Este này đã được lựa chọn cho phạm vi trọng lượng phân tử rộng với các mạch alkyl cacbon phân nhánh và/hoặc mạch thẳng phân nhánh. Đối với đánh giá in vitro và in vivo, este được thử nghiệm như nguyên liệu tinh khiết và không được đưa vào công thức hoàn chỉnh.
Các đặc tính cảm quan trong công thức chăm sóc da được tạo ra chủ yếu bởi chất làm mềm, chất điều chỉnh lưu biến, chất nhũ hóa và chất giữ ẩm. Là thành phần của công thức mỹ phẩm, các este chất làm mềm hoạt động chủ yếu như chất dưỡng ẩm, chất làm dẻo và chất điều chỉnh xúc giác khi thoa lên da.
Trong nhũ tương chăm sóc da, chất làm mềm thường được sử dụng ở mức từ 3 – 20%w/w, đại diện cho thành phần chính thứ hai sau nước. Mức độ sử dụng này khác nhau tùy thuộc vào một số thông số bao gồm thành phần pha dầu, mức độ pha trộn chất nhũ hóa, khả năng tương thích giữa các thành phần, mong muốn sau khi cảm nhận và loại, mức độ sử dụng và độ hòa tan của bộ lọc UV trong este (đối với kem chống nắng).
Do đó, chất làm mềm da đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến cảm giác da của các công thức.
Dựa trên cấu trúc hóa học của chúng, chất làm mềm có thể được phân loại thành este, hydrocacbon, glyxerit, ete, rượu béo và các dẫn xuất silicone. Khi xây dựng công thức mỹ phẩm, việc nhà phát triển sản phẩm lựa chọn chất làm mềm phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như cấu trúc hóa học, độ phân cực, trọng lượng phân tử, thuộc tính lan tỏa, độ nhớt, độ hòa tan, góc tiếp xúc và sức căng bề mặt.
Nitrous acid là gì?
Nitrous acid (công thức phân tử HNO2), một hợp chất không bền, có tính axit yếu, chỉ được điều chế ở dạng dung dịch loãng, nguội. Nó rất hữu ích trong hóa học trong việc chuyển đổi các amin thành các hợp chất diazonium, được sử dụng trong sản xuất thuốc nhuộm azo. Nó thường được điều chế bằng cách axit hóa dung dịch của một trong các muối của nó, các muối nitrit, bền hơn.
Nitrous acid có công thức phân tử HNO2
Nitrous acid phân hủy thành oxit nitric, NO và axit nitric, HNO3. Nó có thể phản ứng như một chất oxy hóa hoặc chất khử; nghĩa là, nguyên tử nitơ của nó có thể được hoặc mất electron trong phản ứng với các chất khác. Axit nitơ, ví dụ, oxy hóa ion iotua thành iot nguyên tố nhưng khử brom thành ion bromua.
Nitrous acid là một axit yếu và đơn chức chỉ được biết trong dung dịch, ở pha khí và ở dạng nitrit (NO−2) muối. Axit nitơ được sử dụng để tạo ra muối diazonium từ các amin. Các muối diazonium tạo thành là thuốc thử trong phản ứng ghép nối azo để tạo ra thuốc nhuộm azo.
Tính chất hóa học của axit nitơ - HNO2
Nó có tính axit mạnh, cực kỳ dễ bay hơi và bốc khói dày đặc; sôi ở nhiệt độ thấp 82oC và khối lượng riêng là 1,45.
Ở trạng thái hơi, axit nitơ không thay đổi do tác dụng của nhiệt, nhưng khi trộn với nước sẽ xảy ra hiện tượng sủi bọt cùng với sự phát triển của khí nitơ.
Axit nitơ ở trạng thái bốc khói là hoàn toàn không mong muốn nhưng hỗ trợ quá trình đốt cháy phốt pho hoặc than củi, khi chúng được đưa vào nó ở trạng thái cháy.
Sự phân hủy
Nitrous acid dạng khí, hiếm khi gặp, phân hủy thành nitơ đioxit, oxit nitric và nước:
2 HNO2 → NO2 + NO + H2O
Trong các dung dịch ấm hoặc đậm đặc, phản ứng tổng thể tạo ra axit nitric, nước và oxit nitric:
3 HNO2 → HNO3 + 2 NO + H2O
Nitrous acid sau đó có thể bị oxy hóa lại trong không khí thành axit nitric, tạo ra phản ứng tổng thể:
2 HNO2 + O2 → 2 HNO3
Quá trình oxy hóa khử
Với ion I− và Fe2 +, NO được tạo thành:
2 HNO2 + 2 KI + 2 H2SO4 → I2 + 2 NO + 2 H2O + 2 K2SO4
2 HNO2 + 2 FeSO4 + 2 H2SO4 → Fe2 (SO4) 3 + 2 NO + 2 H2O + K2SO4
Với ion Sn2 +, N2O được tạo thành:
2 HNO2 + 6 HCl + 2 SnCl2 → 2 SnCl4 + N2O + 3 H2O + 2 KCl
Với khí SO2, NH2OH được tạo thành:
2 HNO2 + 6 H2O + 4 SO2 → 3 H2SO4 + K2SO4 + 2 NH2OH
Với Zn trong dung dịch kiềm, NH3 được tạo thành:
5 H2O + KNO2 + 3 Zn → NH3 + KOH + 3 Zn (OH) 2
Quá trình oxy hóa bằng Nitrous acid có sự kiểm soát động học so với sự kiểm soát nhiệt động lực học, điều này được minh họa rõ nhất rằng axit nitơ loãng có thể oxy hóa I− thành I2, nhưng axit nitric loãng thì không thể.
Điều chế sản xuất Nitrous acid
Nitrous acid thường được tạo ra bằng cách axit hóa dung dịch nước của natri nitrit với một axit khoáng. Quá trình axit hóa thường được tiến hành ở nhiệt độ nước đá, và HNO2 được tiêu thụ tại chỗ. Axit nitơ tự do không ổn định và bị phân hủy nhanh chóng.
Nitrous acid (HNO2): Một axit yếu chỉ tồn tại trong dung dịch. Nó có thể tạo thành nitrit hòa tan trong nước và các este ổn định.
Nitrous acid cũng có thể được sản xuất bằng cách hòa tan dinitơ trioxit trong nước theo phương trình: N2O3 + H2O → 2 HNO2
Cơ chế hoạt động Nitrous acid
Nitrous acid là chất có tính chất oxy hóa khử, là chất phân hủy tạo ra được các sản phẩm ứng dụng được trong đời sống.
Retinol là gì?
Là một dẫn xuất của vitamin A nên retinol được xem là hoạt chất mỹ phẩm và có mặt trong các sản phẩm chăm sóc da dạng không kê toa.
Retinol hoạt động giống như một thành phần liên kết tế bào, trung hòa các gốc tự do phía trong da. Có nghĩa là nó sẽ tác động đến các tế bào khác của làn da, thẩm thấu vào da và tăng quá trình tái sinh tế bào, kích thích sản sinh collagen cũng như hỗ trợ trị mụn và kháng khuẩn, từ đó mang lại một làn da tươi trẻ.
Ngoài việc bảo vệ, giữ gìn, retinol còn giúp kích thích cơ thể sản sinh thêm nhiều collagen mới. Nhờ vậy, nếu kiên trì sử dụng hoạt chất này, bạn sẽ thấy các nếp nhăn, rãnh cười, vết chân chim được giảm đi, ngăn ngừa nếp nhăn mới hình thành. Da đầy đủ độ ẩm, các đốm nâu dần biến mất, sắc tố da cải thiện rõ rệt.
Để retinol phát huy công năng tốt, bạn cần sử dụng chúng liên tục, thường xuyên. Bạn có thể dùng retinol trị mụn để điều trị các vấn đề về mụn trứng cá, mụn ẩn, mụn bọc, nếp nhăn nông hoặc mới trên bề mặt da. Nếu cần giải quyết cái nếp nhăn sâu hơn, bạn cần tìm gặp bác sĩ để có một phương pháp tốt hơn.

Điều chế sản xuất retinol
Trong thành phần hóa học của retinol chứa gốc OH, nghĩa là gốc rượu. Khi bạn bôi lên da, rượu sẽ được oxy hóa thành Andehit và sau đó Andehit được oxy hóa thành acid. Acid tác dụng lên da và lớp biểu bì dưới da, giúp các tế bào cũ bong tróc, thúc đẩy da tái tạo tế bào da mới.
Ngoài ra, retinol tồn tại dưới dạng chất bổ sung và được sử dụng để chống hoặc ngăn ngừa thiếu vitamin A. Retinol còn nằm trong danh mục những loại thuốc thiết yếu của Tổ chức y tế Thế giới. Điều này chứng minh rằng, retinol là một loại chất hiệu quả và an toàn cho con người.
Cơ chế hoạt động của retinol
Retinol là một loại retinoid, được làm từ vitamin A. Thay vì loại bỏ tế bào da chết như nhiều sản phẩm chống lão hóa và trị mụn khác, các phân tử nhỏ tạo nên retinol sẽ đi sâu dưới lớp biểu bì (lớp ngoài cùng của da) đến lớp hạ bì của da bạn.
Khi vào trong lớp giữa của da, retinol có tác dụng trung hòa các gốc tự do để thúc đẩy sản xuất elastin và collagen. Điều này tạo ra hiệu ứng “làm đầy đặn” giảm sự xuất hiện của các đường nhăn, nếp nhăn và lỗ chân lông to. Đồng thời, retinol có tác dụng tẩy tế bào chết trên bề mặt da, qua đó có thể cải thiện thêm kết cấu và tông màu của da.
Retinol cũng có thể giúp điều trị mụn trứng cá nặng, cũng như sẹo do mụn trứng cá gây ra. Nó giúp giữ cho lỗ chân lông của bạn không bị tắc nghẽn bằng cách tạo ra các chất phân giải mụn để ngăn ngừa sự hình thành mụn hoặc mụn bọc. Đối với tình trạng mụn trứng cá nặng, bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc kháng sinh kết hợp với retinol nhằm điều trị giúp đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy nhớ rằng có thể mất đến sáu tuần để bạn thấy những cải thiện về tình trạng mụn.
Cuối cùng, retinol đã được chứng minh là có thể cân bằng mức độ hydrat hóa cho da. Tác dụng loại bỏ các tế bào da chết, có thể dẫn đến mất độ ẩm của da. Điều này thậm chí có thể có lợi cho những ai có da nhờn, bởi giúp kiểm soát sự sản xuất dư thừa của bã nhờn trong lỗ chân lông.
Sản phẩm liên quan









