Boron
Phân loại:
Dược chất
Mô tả:
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Boron
Loại thuốc
Vitamin và khoáng chất.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén: 1,5 mg, 2,6 mg, 5 mg, 6 mg.
Viên nang: 2 mg, 3 mg, 5 mg, 6 mg.
Dược động học:
Hấp thu
Các hợp chất chứa Boron có thể được hấp thu từ cả đường tiêu hóa và đường hô hấp. Ở người, sau khi uống 1 liều Boron, thuốc hấp thu dễ dàng và gần như hoàn toàn (95%).
Phân bố
Sau khi uống, thuốc nhanh chóng phân bố vào máu và các mô cơ thể, tập trung nhiều ở xương, móng tay, răng.
Chuyển hóa
Chưa có báo cáo.
Thải trừ
Boron đào thải chủ yếu qua nước tiểu và một phần nhỏ qua mật, mồ hôi và hơi thở. Không có bằng chứng về sự tích lũy Boron theo thời gian.
Dược lực học:
Boron có nhiều trong đậu phộng, bơ đậu phộng, hạnh nhân, quả phỉ, rong biển, đậu nành, mùi tây, ca cao, rượu vang, nho khô, mận khô, táo, đào… Chỉ bổ sung thêm Boron trong trường hợp chế độ ăn uống không đủ chất. Sự thiếu hụt Boron đã được chứng minh là làm suy giảm chức năng não, suy giảm nhận thức và trí nhớ, ảnh hưởng nồng độ khoáng chất và chất điện giải, ảnh hưởng sự tạo hồng cầu và tạo máu, ảnh hưởng đến tính toàn vẹn và chức năng của màng, suy giảm các thụ thể hormone (bao gồm giảm độ nhạy insulin) và chức năng truyền tín hiệu, điều chỉnh viêm và phản ứng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Ngoài ra, các hợp chất Boron cũng được sử dụng để nâng cao tính chọn lọc tế bào của xạ trị. Theo một số nghiên cứu, Boron còn có tác dụng trung gian làm tăng nồng độ hormone steroid, dẫn đến tăng nồng độ estrogen ở phụ nữ sau mãn kinh và nồng độ testosterone ở nam giới.
In vivo, Boron có liên quan đến sự hình thành, biệt hóa, hoạt động của nguyên bào xương và tế bào hủy xương. Ở người, Boron tương tác với các chất dinh dưỡng khác và đóng vai trò điều tiết trong quá trình chuyển hóa các khoáng chất (calci, magne, phospho…), sau đó là chuyển hóa xương.
Bên cạnh đó, acid boric (1 dạng của Boron) có thể được dùng như thuốc bôi da nhẹ, chống nhiễm trùng, dùng trong nhãn khoa và điều trị bệnh nấm Candida âm đạo tái phát và kháng thuốc.
Xem thêm
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Domperidone (Domperidon)
Loại thuốc
Thuốc chống nôn/thuốc đối kháng dopamin.
Dạng thuốc và hàm lượng
- Viên nén: 10 mg.
- Hỗn dịch uống: 30 mg/30 ml.
- Thuốc đạn: 30 mg.
- Ống tiêm: 10 mg/2 ml.
- Cốm sủi: 10 mg/gói.
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Drotaverin (drotaverin hydroclorid)
Loại thuốc
Thuốc giãn cơ trơn, thuốc ức chế phosphodiesterase IV.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén: 40 mg, 80 mg.
Viên nén bao phim 40 mg, viên nén phân tán 40 mg.
Viên nang cứng: 40 mg, 80 mg.
Viên nang mềm: 40 mg.
Dung dịch tiêm: 40mg/2ml.
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Diiodohydroxyquinoline (iodoquinon).
Loại thuốc
Thuốc điều trị bệnh amip.
Dạng thuốc và hàm lượng
- Thuốc bôi dạng gel nồng độ 1,25%.
- Viên nén: 210 mg, 650 mg.
- Viên nén đặt âm đạo dang phối hợp: Diiodohydroxyquinoline (100 MG) + Benzalkonium (7 mg) + Nystatin (100000 IU).
- Thuốc đạn đặt âm đạo dạng phối hợp: Diiodohydroxyquinoline (75 mg / sup) + Sulfadiazine (400 mg / sup) + Axit undecylenic (50 mg / sup).
- Viên nén dạng phối hợp: Diiodohydroxyquinoline (250 mg) + Furazolidone (50 mg) + Kaolin (250 mg) + Neomycin sulfate (50 mg) + Phthalylsulfathiazole (250 mg).
- Kem dạng phối hợp: Diiodohydroxyquinoline (2%) + Sulfadiazine (8%) + Axit undecylenic (1%).
Sản phẩm liên quan




