Beta Glucan
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Beta glucan là gì?
Beta glucan là chất xơ hoà tan đến từ thành tế bào của vi khuẩn, nấm, nấm men và một số thực vật. Từ lâu, Beta glucan đã được sử dụng trong Y học cổ truyền, đặc biệt là ở Nhật Bản và được nghiên cứu trong nhiều năm. Beta glucan cũng được sử dụng ở các loại thuốc cổ truyền ở Trung Quốc cũng như ở Châu Á. Tại Mỹ, nghiên cứu ban đầu tập trung vào tác dụng điều hoà miễn dịch của Beta glucan.
Là một chất xơ hoà tan, Beta glucan không được tiêu hoá nhưng đồng thời có thể làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn trong ruột. Kết quả là carbohydrate được hấp thu chậm hơn, dẫn đến lượng đường trong máu ổn định hơn. Beta glucan còn giúp cơ thể ngăn hấp thu cholesterol từ thực phẩm, có thể kích thích hệ thống miễn dịch và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Điều chế sản xuất Beta glucan
Việc tinh chế Beta glucan từ nấm men và các vi sinh vật khác đã được nghiên cứu rộng rãi và có nhiều phương pháp được biết đến. Hầu hết trong số này dựa vào tính không hòa tan của β-(1-3)-glucan trong kiềm hoặc trong dung môi hữu cơ.
Các phương pháp chính được biết đến là:
- Chiết ở nhiệt độ cao bằng sodium hydroxide đậm đặc, sau đó chiết ở nhiệt độ cao bằng acid và kết tủa bằng ethanol. Nhiều quy trình trong số này yêu cầu sự đồng nhất sơ bộ của các tế bào nấm men. Bên cạnh đó, nhiều quy trình yêu cầu lặp lại nhiều lần từng bước chiết xuất.
- Chiết xuất các chế phẩm thành tế bào nấm men từ quá trình tự phân hủy hoặc phân hủy enzyme của nấm men bằng phenol : nước đậm đặc (1:1).
- Chiết bằng các dung môi hữu cơ như isopropanol, ethanol, acetone hoặc methanol riêng lẻ hoặc với sự có mặt của chất kiềm.

Cơ chế hoạt động
Các công dụng của Beta glucan mang lại dựa trên nhiều cơ chế khác nhau.
Beta glucan được coi là chất kích hoạt mạnh mẽ khả năng miễn dịch tế bào, với đại thực bào là mục tiêu sinh học quan trọng nhất. Với các tác dụng đáng kể trên các nhánh khác nhau của hệ thống miễn dịch. Các thành phần của hệ miễn dịch bị ảnh hưởng bởi Beta glucan bao gồm đại thực bào, bạch cầu đơn nhân, tế bào đuôi gai và tế bào NK. Các thụ thể quan trọng nhất là Dectin-1 và CR3, các thụ thể bổ sung bao gồm Toll-2, lactosylceramide và các thụ thể scavenger.
Beta glucan trong da liễu ít được nghiên cứu hơn, trong hầu hết trường hợp, Beta glucan được sử dụng để chữa lành vết thương. Cơ chế có thể thông qua việc Beta glucan kích thích đại thực bào. Beta glucan còn được phát hiện ra là làm tăng phản ứng da do bradykinin gây ra, cho thấy sự kích hoạt nội mô thông qua việc tạo ra các chất vận mạch.
Giống như các loại chất xơ hoà tan khác, Beta glucan làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn trong ruột. Điều này làm tăng thời gian tiêu hóa thức ăn, khiến bạn no lâu hơn. Beta glucan cũng làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, giúp ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, Beta glucan còn làm giảm sự hấp thu cholesterol trong máu. Hàng loạt các thử nghiệm lâm sàng cũng cho thấy các hiệu quả khác nhau của Beta glucan như chống ung thư, chống đái tháo đường, và giảm cholesterol máu đặc biệt là các lipoprotein mật độ thấp (LDL - mỡ máu xấu).

Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Eucalyptus Oil là gì?
Eucalyptus là loại cây chúng ta thường gọi là cây bạch đàn (hay khuynh diệp). Từ lâu, Eucalyptus được biết đến có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, trong đó lá bạch đàn có thể trị nhiễm trùng, sốt, đau bụng, giảm ho, bệnh đường hô hấp, hen suyễn, lao phổi, viêm xương khớp, đau khớp, mụn trứng cá cùng rất nhiều các bệnh lý khác, thậm chí cả ung thư.
Eucalyptus oil chính là loại dầu được chưng cất từ lá cây khuynh diệp. Thành phần của tinh dầu khuynh diệp là cineole (hay còn gọi là eucalyptol). Eucalyptus oil qua nhiều nghiên cứu cho thấy có tác dụng vô cùng hiệu quả trong giảm sưng, giảm đau qua cơ chế điều chỉnh với đáp ứng miễn dịch. Tinh dầu từ cây khuynh diệp còn có tác dụng kháng khuẩn, ức chế ho.

Eucalyptus oil pha loãng có thể dùng uống giúp hỗ trợ trị các bệnh về đường hô hấp (giảm ho, trị viêm phế quản, đau xoang và viêm, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, nhiễm trùng hô hấp…). Bên cạnh đó, Eucalyptus oil còn dùng như thuốc long đờm trong điều trị ho, sát trùng, hạ sốt và còn là thành phần của một số dung dịch xông hơi. Ngoài ra, Eucalyptus oil cũng có tác dụng điều trị vết thương, bỏng, loét và ung thư.
Nhiều người còn dùng tinh dầu khuynh diệp trong điều trị đau khớp, nhiễm herpes cơ quan sinh dục, nghẹt mũi, ngừa côn trùng cắn. Trong nha khoa, tinh dầu khuynh diệp là thành phần trong một số sản phẩm nha khoa.
Điều chế sản xuất
Lá khuynh diệp sau khi được sấy khô, đem nghiền nát và chưng cất để giải phóng tinh dầu. Sau khi dầu đã được chiết xuất tinh dầu, người dùng phải pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng.
Sodium PCA là gì?
Sodium PCA là muối của pyrrolidone carbonic acid (còn được gọi là acid pyroglutamic) - một loại axit glutamic có cấu trúc hóa học chứa vòng lactam.
Sodium PCA là thành phần cấp ẩm tự nhiên bề mặt da, đồng thời là nguồn dẫn nước cho các tế bào bên trong. Sodium PCA được đánh giá rất cao ở khả năng hút ẩm khi hiệu quả hơn thành phần Glycerin đến 1.5 lần. Chính vì vậy, Sodium PCA rất được chuộng sử dụng trong công thức mỹ phẩm.

Năm 1882, chính nhà hóa học Haitinger là người đầu tiên tìm ra Sodium PCA. Ông phát hiện rằng khi được làm nóng ở 180° C glutamate được chuyển thành pyroglutamate bằng cách làm mất một phân tử nước. Sodium PCA có mặt trong hầu hết ở các tế bào sống từ vi khuẩn đến người.
Điều chế sản xuất Sodium PCA
Sodium PCA (sodium L-pyroglutamate) là kết quả của phản ứng lên men giữa đường và tinh bột, sau đó kết hợp với proline của trái cây và dầu dừa để hình thành sản phẩm.
Chlorella là gì?
Chlorella là một chi của tảo lục đơn bào, có dạng hình cầu, đường kính khoảng 2-10 μm, không có tiên mao. Nhờ sắc tố quang hợp chlorophyll -a và b trong lục lạp mà Chlorella có màu xanh lá cây đặc trưng.
Thông qua quang hợp nó phát triển nhanh chóng chỉ cần lượng khí carbon dioxit, nước, ánh sáng mặt trời, và một lượng nhỏ các khoáng chất để tái sản xuất.

Có hơn 30 loài khác nhau, nhưng hai loại – Chlorella Vulgaris và Chlorella pyrenoidosa – được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu được biết đến hiện nay. Tảo lục chlorella được bổ sung thông qua các sản phẩm bổ sung dưới dạng uống (do chlorella có thành tế bào cứng chúng ta không thể tiêu hóa) để phát huy được hết những lợi ích của nó.
So với hầu hết các loại rau khác, tảo lục chlorella chứa nhiều chất diệp lục hơn nên nó có thể mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe. Chất đạm, vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin B6 và vitamin B12, thiamin, riboflavin, niacin, folate và axit pantothenic là những thành phần dinh dưỡng của tảo chlorella. Ngoài ra, nó còn chứa phốt pho, canxi, magie, kẽm.
Có nhiều dạng chế phẩm bổ sung tảo lục chlorella: Dạng viên nang, viên nén, bột. Tảo lục chlorella vừa được sử dụng như một chất bổ sung dinh dưỡng vừa được sử dụng làm nhiên liệu diesel sinh học.
Điều chế sản xuất chlorella
Tảo lục có thể được nuôi trồng trong nhà, nhưng nguồn nước ngọt tự nhiên tinh khiết trong các hồ lộ thiên sẽ cho phép chlorella hấp thụ tối đa ánh sáng mặt trời, giúp thúc đẩy việc sản sinh C.G.F trong quá trình quang hợp.
Sau khi thu hoạch, tảo lục được lọc rửa nhiều lần bằng phương pháp ly tâm để bảo đảm độ tinh khiết.
Để phá vỡ thành tế bào của chlorella, giúp cơ thể con người dễ dàng hấp thu nguồn dưỡng chất, người ta có thể dùng phương pháp hóa học, nhiệt hay enzyme. Tuy nhiên, sử dụng áp lực với quy trình DYNO®-Mill sẽ có hiệu quả cao nhất.
Sau khi được khử trùng và sấy khô, chlorella được chế biến thành dạng bột và viên để đưa đến tay người sử dụng.

Cơ chế hoạt động của chlorella
Chlorella có chứa nguồn protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, diệp lục, vitamin và khoáng chất tốt. Nó có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa và giúp giảm cholesterol máu cao.
Hydroxyapatite là gì?
Hydroxyapatite với công thức hóa học là Ca5(PO4)3(OH), là dạng Calci phosphat tự nhiên có tính tương thích sinh học cao với tế bào và mô. Chất này là thành phần chính của xương và răng của người và động vật, cụ thể chiếm đến 65 - 70% khối lượng xương và 70 - 80% trong răng.
Đây là chất có màu trắng, trắng ngà, vàng nhạt hoặc xanh lơ, tùy theo điều kiện hình thành, kích thước hạt và trạng thái tập hợp. Vì đây là hợp chất bền nhiệt nên chỉ bị phân hủy ở khoảng 800 - 1.200 độ C tùy thuộc vào phương pháp điều chế và dạng tồn tại.
Các tinh thể Hydroxyapatite thường tồn tại ở dạng hình que, hình kim, hình vảy, hình cầu… được nhận biết nhờ sử dụng phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM) hoặc hiển vi điện tử truyền qua (TEM).

Điều chế sản xuất
Hydroxyapatite được tổng hợp bằng nhiều phương pháp như kết tủa, sol-gel, siêu âm hóa học, phun sấy, điện hóa, thủy nhiệt, Composite hay phương pháp phản ứng pha rắn.
Tùy theo các phương pháp tổng hợp khác nhau cũng như các điều kiện tổng hợp khác nhau như nhiệt độ phản ứng, nồng độ, thời gian già hóa sản phẩm… mà các tinh thể có hình dạng khác nhau.
Hydroxyapatite còn được chế biến từ xương bò và chứa Canxi, Photphat, các nguyên tố vi lượng, Florua và các ion khác, Protein và Glycosaminoglycans.
Cơ chế hoạt động
Thành phần của men răng bao gồm nước, Collagen, các protein và Hydroxyapatite. Ở dạng tự nhiên, Hydroxyapatite là một dạng Canxi tạo nên 97% men răng và 70% ngà răng của con người.
Hydroxyapatite ở dạng bột mịn kích thước nano, có tên gọi là Calci Nano Hydroxyapatit (CNHA) là dạng Calci phosphat dễ được cơ thể hấp thụ nhất với tỷ lệ Calci/ Phospho trong phân tử đúng như tỷ lệ trong xương và răng.
Hydroxyapatite ở dạng màng và dạng xốp, có thành phần hóa học và đặc tính giống xương tự nhiên. Các lỗ xốp liên thông với nhau làm cho các mô sợi, mạch máu dễ dàng xâm nhập. Chính vì vậy mà vật liệu này có tính tương thích sinh học cao với các tế bào mô, có tính dẫn xương tốt, tạo liên kết trực tiếp với xương non dẫn đến sự tái sinh xương nhanh mà không bị cơ thể đào thải.
Hydrogenated lecithin soybean là gì?
Lecithin là một hỗn hợp tự nhiên của các diglycerid của stearic, palmitic, và axit oleic, liên kết với este choline của axit photphoric, thường được gọi là phosphatidylcholine. Hydrogenated Lecithin là sản phẩm của quá trình hydro hóa Lecithin có kiểm soát. Các lớp kép của các phospholipid này trong nước có thể tạo thành liposome, một cấu trúc hình cầu, trong đó các chuỗi acyl nằm bên trong và không tiếp xúc với pha nước. Lecithin và Hydrogenated Lecithin được sử dụng trong một số lượng lớn các công thức mỹ phẩm như các chất dưỡng da - các chất khác và như các chất nhũ hóa chất hoạt động bề mặt
Điều chế sản xuất Hydrogenated lecithin soybean
Hydrogenated Lecithin soybean là một nguyên liệu thô, sự xuất hiện của lecithin hydro hóa có thể khác nhau tùy thuộc vào nguồn. Nó có thể được sản xuất tổng hợp hoặc có thể có nguồn gốc từ động vật (lòng đỏ trứng là một nguồn) hoặc thực vật.
Các mô tả Hydrogenated Lecithin soybean có từ dạng bột màu trắng đến màu be xám.
Hydrogenated Lecithin soybean là hoạt chất mỹ phẩm, các phospholipid tự nhiên được phân lập từ hạt đậu nành cung cấp các axit béo thiết yếu là axit linoleic và axit linolenic.
Hydrogenated Lecithin soybean được phân lập từ hạt đậu nành
Cơ chế hoạt động
Hydrogenated Lecithin soybean là một phospholipid được sản xuất bằng cách hydro hóa có kiểm soát thành phần phục hồi da lecithin. Hydrogenated Lecithin soybean đóng một vai trò để hóa lỏng lớp sừng và là chất tăng cường thâm nhập (phosphatidylcholine đậu nành) hoặc hoạt động như các hợp chất tăng cường chức năng hàng rào da (phosphatidylcholine đậu nành hydro hóa), là công thức một hộp công cụ có giá trị để thiết kế các sản phẩm mỹ phẩm tối ưu.
Cơ chế hoạt động của Hydrogenated Lecithin soybean là hòa tan tốt các vitamin A, D, E, K. Lecithin tinh chiết từ đậu nành là một loại phospholipid là một loại chất béo, góp phần tạo nên vị béo đặc trưng của sữa đậu nành nhưng không phải là hương đậu nành.
Ester là gì?
Một ester là một hợp chất hữu cơ kết quả từ phản ứng giữa oxoacid và hợp chất hydroxyl (như rượu và phenol). Nó tương tự như một axit cacboxylic có nguyên tử hydro thuộc nhóm -COOH được thay thế bằng nhóm alkyl hoặc aryl.
Ester là các phân tử phân cực, so với các axit cacboxylic có trọng lượng tương tự thì điểm sôi của ester thấp hơn vì giữa chúng không thể hình thành liên kết hydro. Thay vào đó, chúng có thể hình thành liên kết hydro giữa các nguyên tử oxy và nguyên tử hydro của các phân tử nước. Do đó, ester ít tan trong nước.

Khác với axit cacboxylic tương ứng thường có mùi khó chịu, ester có mùi trái cây. Những ester này là lý do cho mùi của nhiều loại trái cây (chẳng hạn dứa có mùi từ ethyl ethanoate) nên ngành công nghiệp thực phẩm từ lâu đã sử dụng ester để tạo mùi.
Cần biết là, ester chúng ta sử dụng trong một sản phẩm cụ thể để có mùi trái cây mong muốn không phải là hợp chất có trong nguồn tự nhiên. Tuy nhiên, ester có thể tạo ra hương vị và mùi tương tự. Hơn nữa, mặc dù hợp chất không giống như trong trái cây tự nhiên, nhưng không nguy hiểm khi ăn các sản phẩm thực phẩm này vì cấu trúc của ester gần giống với hợp chất tự nhiên.
Có trọng lượng phân tử thấp và có mùi thơm, este thường được sử dụng làm nước hoa, các loại tinh dầu và pheromone. Este còn là dung môi tốt cho các chất dẻo, chất hóa dẻo, nhựa cây và sơn mài. Đây cũng đồng thời là một trong chất bôi trơn tổng hợp lớn nhất trên thị trường.
Điều chế sản xuất Ester
Este được điều chế theo nhiều phương pháp phân theo từng loại este: Este của ancol, este của phenol, este không no.
Este của ancol
Phương pháp thường dùng để điều chế este của ancol là tiến hành phản ứng este hóa, đun hồi lưu ancol và axit hữu cơ, có H2SO4 đặc làm xúc tác.

Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch. Để tăng hiệu suất phản ứng thuận:
-
Tăng nồng độ chất tham gia;
-
Giảm nồng độ sản phẩm bằng cách: Đun nóng để este bay hơi hoặc dùng H2SO4 đặc để hút nước. H2SO4 đặc vừa là xúc tác, vừa làm tăng hiệu suất phản ứng.
Este của phenol
Các este chứa gốc phenyl không điều chế được bằng phản ứng của axit cacboxylic với phenol mà phải dùng anhidrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol.
Điều chế một số este không no
RCOOH + HC=CH → RCOOCH=CH2
Cơ chế hoạt động của Ester
Este có trọng lượng phân tử thấp, cấu tạo không phức tạp lắm và rất dễ chế tạo bằng phương pháp tổng hợp. Hợp chất này dễ bay hơi, chúng liên tục phát tán vào không khí làm cho mũi của chúng ta nhận biết được mùi thơm của hoa quả.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Củ nghệ trắng.
Tên khác: Ngải trắng, nghệ rừng, nghệ sùi, nghệ mọi.
Tên khoa học: Curcuma aromatica Salisb, thuộc chi nghệ (Curcuma), họ gừng (Zingiberaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Cây nghệ trắng là một loại cây thân thảo, có chiều cao từ 20 đến 60cm, có thể cao đến 1m. Củ nghệ trắng dài, hình trụ hoặc hình trứng, bên ngoài có nhiều vảy, ruột có màu vàng nhạt và rất thơm.
Lá cây nghệ trắng hình giáo, mặt trên nhẵn và mặt dưới có lông mịn, lá dài, khoảng 30 đến 60cm, rộng khoảng 10 - 20 cm.
Hoa nghệ trắng mọc ở bên, có dạng hình nón và xếp chồng lên nhau. Mỗi cụm hoa có khoảng 3 đến 6 hoa mọc riêng lẻ. Ở gần phần gốc là vảy màu xanh nhạt, tiếp đến là vảy màu hồng hoặc tím nhạt mọc thưa. Hoa trên cùng có màu tím, mùa hoa của cây nghệ trắng nằm trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 6.
Phân bố, thu hái, chế biến
Trên thế giới, củ nghệ trắng phân bố ở các vùng núi khí hậu nhiệt đới hoặc các vùng lân cận. Nghệ trắng còn phổ biến ở Ấn Độ, Nam Á. Tại Việt Nam, củ nghệ trắng có đến 27 loại, được tìm thấy nhiều ở các tỉnh Tây Bắc, Đắk Lắk, Quảng Bình, Lâm Đồng.
Củ nghệ trắng được thu hái vào mùa thu hoặc đông. Sau khi thu hái, phần rễ con sẽ được loại bỏ, củ nghệ trắng được rửa sạch, ngâm 2 đến 3 giờ cho mềm, thái mỏng rồi đem sấy hoặc phơi khô, bảo quản dùng dần.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng của nghệ trắng là thân rễ.

Acid glutamic là gì?
Acid glutamic là một trong 20 Acid amin có sẵn trong Protein của động vật và thực vật. Đây cũng là thành phần chính của bột ngọt (MSG), một muối của Acid glutamic.

Ngoài ra, Acid glutamic còn đảm nhiệm chức năng tổng hợp các Acid amin khác nhau như Alanin, Leucine và chiếm phần lớn thành phần Protein và phần xám của vỏ não. Trong cơ thể Acid glutamic chuyển thành Glutamate, một chất hóa học giúp các tế bào thần kinh trong não gửi và nhận thông tin từ các tế bào khác. có thể giúp những người bị Hypochlorhydria (Acid dạ dày thấp) hoặc Achlorhydria (giảm tiết Acid dạ dày).
Do đó, Acid glutamic có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa Carbohydrate, xây dựng cấu trúc Protein, xây dựng các cấu trúc tế bào của con người cũng như trong các biến đổi sinh hóa ở hệ thần kinh trung ương.
Đặc biệt, trong lĩnh vực làm đẹp, Acid glutamic được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc tóc, sản phẩm chăm sóc cơ thể và các sản phẩm chống lão hóa. Acid glutamic rất hữu ích trong việc duy trì giá trị pH cho da. Acid glutamic giúp liên kết phân tử nước trong da, từ đó dưỡng ẩm cho da và giúp da duy trì sự cân bằng độ ẩm. Thành phần còn giữ vai trò như một chất ổn định sản phẩm, ngăn nhũ tương không bị phá vỡ. Acid glutamic cũng tạo thành một lớp màng bao quanh sợi tóc và bảo vệ tóc khỏi tác hại từ bên ngoài.
Điều chế sản xuất
Acid glutamic là sản phẩm của quá trình thủy phân Protein. Glutamine có trong Protein được chuyển thành Acid glutamic khi một protein bị thủy phân.
Lần đầu tiên được phân lập vào năm 1865, Acid glutamic là một chất trung gian chuyển hóa quan trọng và là một trong các Acid amin không thiết yếu vì cơ thể có thể tổng hợp từ Acid oxoglutaric (được hình thành trong quá trình chuyển hóa Carbohydrate) mà không cần nguồn thực phẩm.
Cơ chế hoạt động
Acid glutamic tự do không thể vượt qua hàng rào máu não với số lượng đáng kể. Thay vào đó, Acid glutamic được chuyển đổi thành L-glutamine mà não sử dụng để tổng hợp nhiên liệu và Protein. Người ta phỏng đoán rằng Glutamate có trong Protein liên quan đến các chức năng nhận thức như học tập và ghi nhớ trong não, mặc dù lượng Glutamate quá nhiều có thể gây ra tổn thương tế bào thần kinh liên quan đến các bệnh như xơ cứng teo cơ, bệnh Lathyrism và bệnh Alzheimer. Ngoài ra, thuốc Phencyclidine (thường được gọi là PCP) đối kháng với Glutamate tại thụ thể NMDA, gây ra hành vi tương tự bệnh tâm thần phân liệt.
Guar hydroxypropyltrimonium chloride là gì?
Guar hydroxypropyltrimonium chloride có nguồn gốc từ đậu guar là một loại bột mịn màu trắng hoặc vàng. Thành phần này là một loại galactomannan và là một polysaccharide. Đậu guar có nguồn gốc từ cây guar, một loại cây họ đậu nó có ở nhiều nơi trên thế giới như: Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pakistan, Úc và cả ở châu Phi. Đậu guar có nội nhũ lớn, có vai trò dự trữ thức ăn cho cây phát triển. Chính trong phần nội nhũ có chứa gôm galactomannan. Thành phần này làm nguyên liệu tạo thành một chất gel có độ nhớt gọi là gum guar.
Thành phần này là một hợp chất hữu cơ, một dẫn xuất amoni bậc bốn tan trong nước của guar gum. Guar có thể cung cấp một số đặc tính điều hòa cho dầu gội và một số sản phẩm chăm sóc tóc. Trong một số nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ điện tích cation, nồng độ guar ở dung dịch và thời gian xử lý ở tóc được tẩy trắng của người châu Âu. Áp dụng thành công phương pháp thử nghiệm cơ học được xác định hiệu quả của guitar cation có thể cải thiện được tính suôn mượt và dễ chải của tóc. Hoạt chất có thể phù hợp trong dầu gội trên cả tóc đã tẩy trắng và tóc còn nguyên. Chất này hoạt động theo nguyên lý như là chất làm đặc, điều hòa làm tóc trở nên bóng mượt và mềm mại.

Ngoài những ưu điểm trên, hoạt chất còn có tác dụng giúp giữ ẩm tự nhiên cho da, làm tăng độ ổn định và độ nhớt của sản phẩm. Nó có thể dễ dàng tan trong nước và phân tán rất nhanh. Nó tương thích với hệ ion lưỡng tính và hệ ion âm. Trong các sản phẩm chăm sóc da và tóc đều được ứng dụng thành phần này.
Ngoài ra, Guar Hydroxypropyltrimonium Chloride (N-Hance) còn gọi là N-Hance. Hoạt chất có mùi đặc trưng và có thể dễ dàng tan trong nước tạo thành một loại keo sệt có màu vàng nhạt. Có thể sử dụng Acid citric để trung hòa nó vì N-Hance có độ pH > 9.
Điều chế sản xuất Guar Hydroxypropyltrimonium Chloride
Người ta sản xuất Guar hydroxypropyltrimonium clorua bắt đầu bằng cách xay đậu guar sản phẩm thu được là kẹo cao su tự nhiên. Từ kẹo cao su này người ta sẽ làm cho tinh khiết, lọc để phản ứng với epoxit. Việc chuyển đổi guar bằng một phương pháp liên quan đến 3-cloro-2 hystroxyproply trimethyl amoni clorua.
Cơ chế hoạt động của Guar Hydroxypropyltrimonium Chloride
Guar Hydroxypropyltrimonium Chloride là một dẫn xuất dễ dàng hòa tan trong nước của gôm guar tự nhiên. Đặc tính hữu ích của chất này là có khả năng dưỡng tóc. Cùng với đó là những sản phẩm có công dụng chăm sóc tóc sau khi gội như dầu xả.
Dicaprylyl ether là dầu gốc thực vật. Nó mang lại cảm giác khô và không nhờn cho da và do đó được sử dụng như một chất dưỡng da, chất làm mềm và dung môi trong các sản phẩm mỹ phẩm.
Dicaprylyl ether là gì?
Dicaprylyl ether là một chất lỏng nhờn trong suốt, không màu và không mùi, hoạt động như một chất làm mềm lan nhanh với cảm giác khô da.
Dicaprylyl ether là một loại dầu có nguồn gốc thực vật. Đôi khi được gọi là ete dioctyl hoặc tên thương hiệu của nó là Cetiol OE. Tên hóa học: Dioctyl Ether.
Điều chế sản xuất
Dicaprylyl ether là chất nhũ hóa và chất dưỡng da có nguồn gốc từ axit caprylic được sử dụng chủ yếu để tạo vẻ mềm mại và mịn màng cho da. Axit caprylic là một axit béo có trong hạt cọ và dầu dừa.
Dicaprylyl ether có nguồn gốc từ axit caprylic
Cơ chế hoạt động
Dicaprylyl ether có nguồn gốc từ dừa và/hoặc dầu hạt cọ. Các axit béo từ dầu được este hóa và sau đó được chưng cất để tách rượu capryl. Etherification (khử nước) sau đó được thực hiện với rượu capryl để tạo thành dicapryl ete và nước.
Polyglyceryl - 2 Triisostearate là gì?
Polyglyceryl - 2 Triisostearate là một chất diester của axit isostearic và diglycerine. Nó thuộc về một nhóm được gọi là este axit béo polyglyceryl. Đây là một chất lỏng có hiệu quả trong việc phân tán sắc tố vô cơ, nên thường được sử dụng trong các mỹ phẩm có màu.
Công thức hóa học của Polyglyceryl - 2 Triisostearate
Điều chế sản xuất Polyglyceryl-2 Triisostearate
Axit béo có trong dầu dừa và dầu cọ được sử dụng trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm. Là chất lỏng sền sệt màu hơi vàng, có mùi thơm đặc trưng của axit béo.
Cơ chế hoạt động
Một chất nhũ hóa hiệu quả cho các công thức nước trong dầu
Polyglyceryl - 2 Triisostearate đặc biệt nhẹ nhàng trên da và dịu nhẹ, lý tưởng cho các sản phẩm dành cho da nhạy cảm. Chất nhũ hóa đặc biệt linh hoạt trong quá trình sản xuất, có thể sử dụng được cả trong các công thức của Quy trình nóng và lạnh.
Khả năng phân tán
Polyglyceryl- 2 Triisostearate có khả năng phân tán vượt trội của các chất màu vô cơ; khả năng tương thích tốt với các loại dầu và sáp; độ ổn định oxy hóa cao.
Mineral oil là gì?
Mineral oil là dẫn xuất xăng dầu với các đặc điểm điển hình như nhớt, không màu, không mùi, có thể bảo quản được trong thời gian dài (do không dễ bị oxy hóa), không chứa độc tố, tạp chất và các chất gây nguy hiểm, hiếm khi gây dị ứng, giá thành rẻ.
Trong các sản phẩm làm đẹp, chỉ Mineral oil cao cấp có độ tinh khiết và nồng độ an toàn phù hợp với da mới được sử dụng trong mỹ phẩm. Mineral oil được sử dụng là loại đã được tinh chế, loại bỏ các tạp chất, độc tố gây hại cho da và sức khỏe.

Điều chế sản xuất
Mineral oil là sản phẩm phụ có được từ quá trình chưng cất dầu mỏ để sản xuất xăng, sau đó được tinh lọc nghiêm ngặt giúp loại bỏ hết các tạp chất, độc tố gây hại, chỉ giữ lại phần tinh khiết nhất.
Cơ chế hoạt động
Mineral oil ở trên bề mặt da, trong các khoảng trống giữa các tế bào và cung cấp một hàng rào kỵ nước. Rào chắn này ngăn ngừa sự mất nước qua biểu bì để giữ nước trong da. Điều này dẫn đến sự hydrat hóa biểu bì, mang đến, tính linh hoạt và sự mềm mại của lớp sừng.
Sản phẩm liên quan








