Levomenthol
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Levomenthol là gì?
Menthol là một trong những hợp chất tecpen được con người biết đến từ rất lâu đời. Ở Nhật Bản đã sử dụng nó vào khoảng đầu thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên, thành phần này đã được sử dụng trong các chế phẩm thảo dược truyền thống.
Thành phần này được phân lập lần đầu tiên ở Đức vào cuối thế kỷ XVIII. Vì lợi ích và ứng dụng nên thành phần này là một trong những hợp chất hữu cơ được phân lập và tổng hợp rộng rãi nhất.
Hằng năm, nhu cầu tiêu thụ lên tới trên 3.000 tấn tinh dầu bạc hà để phục vụ cho mục đích thương mại.

Thành phần menthol được sử dụng trong vô số sản phẩm, từ sau cạo râu đến kem dưỡng da làm mát cơ... Thành phần này còn được đưa vào sử dụng như chất tạo hương trong bánh kẹo các sản phẩm chăm sóc răng miệng và kẹo cao su.
Trong cây bạc hà và những loại thực vật thuộc họ bạc hà khác, Menthol là một hoạt chất được tìm thấy rất nhiều. Người ta cô đặc tinh dầu bạc hà để thu lại thành phần này. Menthol tự nhiên có mùi the mát đặc trưng của bạc hà. Hoạt chất thường xuất hiện ở dạng bột hoặc dạng tinh thể rắn, dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng nhưng không tan trong nước.
Người ta thường sử dụng Menthol khi chiết xuất một số loại dung môi như: Parafin, dầu... để hòa tan. Đây là một cách bảo quản Menthol giảm tình trạng bay hơi khi phòng chứa không có khả năng điều chỉnh nhiệt độ.
Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau, Menthol cũng có rất nhiều các đặc tính. Hoạt chất này có một số đặc tính như: Làm thông thoáng đường hô hấp, hỗ trợ giảm đau, kháng khuẩn, tạo mùi thơm giúp thư giãn.
Điều chế sản xuất
Người ta chiết xuất tinh dầu bạc hà từ lá bạc hà bằng công nghệ chưng cất hơi nước. Hai chất Menthol và menthone là thành phần chính trong tinh dầu bạc hà. Người ta có thể tìm thấy tinh dầu bạc hà trong nhiều thứ từ thuốc ho đến thuốc sâu. Thành phần này là một chất gây mê tự nhiên.
Menthol là một thành phần có nhiều công dụng nếu bạn biết cách sử dụng nó. Menthol tạo cho chúng ta thấy thư giãn, làm mát và giảm đau.
Có thể chưng cất tinh dầu bạc hà bằng phương pháp thủ công:
Vì vậy cần chuẩn bị nguyên liệu và vật dụng để tiến hành chưng cất.
Nguyên liệu:
- Cần chuẩn bị một lượng lá bạc hà tùy theo nhu cầu và chuẩn bị loại rượu từ 45-60 độ. Dụng cụ để làm là lọ thủy tinh cần chọn loại tối màu và có nắp kín, dụng cụ để lọc.
- Lấy lá bạc hà tươi và chọn những lá đẹp nhất. Để lá đạt được độ tinh dầu tốt nhất thì nên thu hái vào sáng sớm. Chọn lá ngon rửa sạch cắt nhỏ.
- Xếp lá bạc hà đã cắt nhỏ vào lọ đổ ngập rượu.
- Nhấn chìm lá nổi cất vào một nơi thoáng mát một vài ngày, khi lá đã chìm hết xuống dưới.
- Đậy nắp và để trong 4-8 tuần để nơi không có ánh sáng trực tiếp vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu. Trong thời gian ủ chúng ta nên lắc đều lọ để hòa tan nhanh hơn và thu được nhiều dầu hơn.
- Bước cuối cùng là bạn lọc bỏ phần bã thu được tinh dầu và cất đi sử dụng dần. Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là dễ bị hư. Vì vậy bạn phải bảo quản thật kỹ.
- Ngoài ra còn có cách chưng cất tinh dầu bằng dụng cụ chuyên biệt: Bạn cũng cần dùng lọ chiết tinh dầu bằng thủy tinh tối màu. Dùng nồi chưng cất tinh dầu tùy theo nhu cầu.
Các bước chưng cất tinh dầu:
- Cũng như cách chưng cất dầu thủ công phải lựa chọn những lá bạc hà tươi xanh và cắt nhỏ.
- Cho vào nồi đổ nước vào chưng cất, sau khi thu được hỗn hợp tinh dầu và nước sau đó phải lọc để lấy tinh dầu. Bảo quản ở lọ thủy tinh tối màu.
Cơ chế hoạt động
Menthol chủ yếu kích hoạt các thụ thể TRPM8 nhạy cảm lạnh trong da. Menthol, sau khi bôi tại chỗ, gây cảm giác mát mẻ do kích thích thụ thể 'lạnh' bằng cách ức chế dòng Ca ++ của màng tế bào thần kinh. Nó cũng có thể mang lại đặc tính giảm đau thông qua chủ nghĩa thụ thể kappa-opioid.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Lactobacillus paracasei là gì?
Lactobacillus paracasei (L. paracasei) là một vi khuẩn hình que, có chiều rộng 2 - 4μm, dài 0,8 - 1μm. Đây là một loài vi khuẩn gram dương, lên men đồng nhất, thường được sử dụng trong quá trình lên men các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa và nuôi cấy vi sinh vật. Vi khuẩn không di động. Các tế bào vi khuẩn thường có một đầu tận hình vuông, có thể tồn tại ở dạng đơn độc hoặc kết thành chuỗi.
L. paracasei là một vi khuẩn hội sinh, là một phần của hệ vi khuẩn thường trú trong ống tiêu hóa và miệng của con người. Vi khuẩn này cũng được tìm thấy trong nước thải, các loại thức ăn lên men và các sản phẩm lên men từ sữa.
L. paracasei phát triển tối ưu ở nhiệt độ từ 10 - 37°C. Tại nhiệt độ 40°C, vi khuẩn không tiếp tục tăng trưởng. Vi khuẩn có thể tồn tại trong khoảng 40 giây ở nhiệt độ 72°C. Khả năng sống sót của L. paracasei cao hơn đáng kể khi được bảo quản trong tủ lạnh (nhiệt độ khoảng 4°C). Ngược lại, tỷ lệ sống sót dưới quá trình bảo quản không làm lạnh (ở nhiệt độ 22°C) là thấp nhất. Tuy nhiên, ở nhiệt độ -20°C và -70°C, khả năng sống sót của lợi khuẩn cao hơn so với ở nhiệt độ 7°C.
L. paracasei có mối liên hệ chặt chẽ về kiểu gen và kiểu hình với các thành viên khác trong nhóm vi khuẩn Lacticaseibacillus casei, bao gồm Lacticaseibacillus casei, Lacticaseibacillus zeae và Lacticaseibacillus rhamnosus. Tuy nhiên, những loài này dễ dàng được phân biệt với nhau dựa trên các trình tự đa locus, phát sinh chủng loại bộ gen lõi hoặc độ nhận dạng nucleotide trung bình.
Đặc tính lên men giúp cho loài vi khuẩn này thường được sử dụng làm chất xử lý thực phẩm sinh học và chất bổ sung cho chế độ dinh dưỡng và các rối loạn y khoa, đặc biệt là ở đường tiêu hóa.

Điều chế sản xuất Lactobacillus paracasei
Như đã đề cập ở trên, Lactobacillus paracasei là một chủng vi khuẩn thường trú trong ống tiêu hóa của người và nhiều loài động vật có vú khác. Ngoài ra, chủng lợi khuẩn này cũng có thể được phân lập từ các sản phẩm lên men có nguồn gốc từ sữa và các loại thực phẩm lên men khác.
Cơ chế hoạt động
Lợi khuẩn Lactobacillus paracasei có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như ức chế sự sinh trưởng của các vi sinh vật gây bệnh đường ruột, điều hòa phản ứng miễn dịch, giảm nồng độ cholesterol huyết thanh hoặc thể hiện tác động chống oxy hóa,... Những tác động như vậy có thể là do sự hiện diện của chính lợi khuẩn hoặc do các chất chuyển hóa mà chúng tạo ra và trong một số trường hợp nhất định, những chất chuyển hóa này có thể được bài tiết ra môi trường (ví dụ như bacteriocin, exopolysaccharide - EPS và acid hữu cơ).
EPS ở các chủng L. paracasei khác nhau có nhiều cơ chế tác động khác nhau. Ở mức độ ống tiêu hóa, EPS do L. paracasei chủng BGSJ2-83 tiết ra làm giảm sự gắn kết của vi khuẩn Escherichia coli với các tế bào dòng Caco-2 và làm giảm sự tăng sinh tế bào lympho GALT trong ống nghiệm.
EPS của chủng LB8 điều hòa thành phần hệ vi sinh vật do hiệu ứng bifidogenic (hiệu ứng làm tăng hệ vi khuẩn thường trú đường ruột); trong khi đó, EPS từ chủng CIDCA 8339 và CIDCA 83124 làm giảm các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae. EPS phân lập từ các chủng CIDCA 8339 và 83124 làm thay đổi nồng độ các acid béo chuỗi ngắn bằng cách tăng nồng độ butyrat và propionat.
Ngoài ra, EPS từ chủng MLS có tác dụng gây chết tế bào trên dòng tế bào ung thư biểu mô tuyến đại tràng HT-29 ở người. Việc uống EPS do chủng IJH-SONE sản xuất làm giảm chứng viêm da do picryl-chloride gây ra và việc bôi EPS tại chỗ làm giảm tình trạng viêm ở chuột. EPS được tạo ra bởi chủng DG gây tăng sản xuất các cytokine và chemokine gây viêm trong dòng tế bào đơn nhân THP-1 ở người. EPS phân lập từ chủng M7 có hoạt tính chống viêm và giảm nồng độ cholesterol.

Behenyl Alcohol là gì?
Behenyl Alcohol có tên gọi khác là Docosanol, thành phần này được tìm thấy trong các nguồn từ thực vật tự nhiên như quả ngô. Hoạt chất Behenyl Alcohol là rượu béo bão hòa với 22 carbons. Rượu béo này có trọng lượng phân tử cao, có thể sản xuất tổng hợp được thành phần chất béo này.
Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, có thể dễ dàng tìm thấy hoạt chất Behenyl Alcohol. Trong một số loại kem dưỡng da, kem nền, lăn khử mùi, son môi và các sản phẩm chăm sóc tóc thành phần Behenyl Alcohol được sử dụng rất phổ biến.

Hoạt chất Behenyl Alcohol không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong ngành dược mà đối với ngành công nghiệp mỹ phẩm nó cũng là một thành phần quan trọng. Vai trò của thành phần là một chất bổ sung dinh dưỡng và chất chống vi khuẩn trong sản phẩm.
Điều chế sản xuất Behenyl alcohol
Behenyl Alcohol là một loại cồn béo mạch dài tự nhiên có nguồn gốc thực vật được sử dụng để điều chỉnh độ nhớt trong công thức. Thành phần này hoạt động như một chất làm đặc và ổn định, có thể được sử dụng như một chất đồng nhũ hóa. Behenyl Alcohol có thể được sử dụng trong các công thức khan như thuốc mỡ, bơ cơ thể và tẩy tế bào chết.
Sản phẩm này được sản xuất từ nguồn rau củ và có nguồn gốc từ thực vật không biến đổi gen. Thành phần này không có GMO (không chứa DNA biến đổi gen). Người ta sản xuất hoạt chất này bằng phản ứng hóa học điển hình của quy trình công nghiệp sản xuất rượu béo.
Cơ chế hoạt động của Behenyl alcohol
Cetyl alcohol có đặc tính ngậm nước làm cho nó trở thành chất nhũ hóa và chất ổn định thích hợp trong các công thức dược phẩm. Thành phần này cũng có trong cơ sở thuốc mỡ, có thể giặt được do khả năng phân tán và đặc tính ổn định.
Hoạt động kháng khuẩn tiềm tàng của rượu cetyl có thể là do sự thay đổi tính thấm của màng tế bào, ngăn cản sự hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu và cảm ứng sự khuếch tán ra bên ngoài của các thành phần tế bào quan trọng. Cơ chế hoạt động được đề xuất này tương tự các rượu béo chuỗi dài khác có cùng hoạt tính kháng khuẩn, chẳng hạn như rượu myristyl và rượu behenyl.
Aluminum chloride là gì?
Aluminum chloride (hay còn gọi muối nhôm, công thức hóa học AlCl3) là một chất tự nhiên, tồn tại dưới dạng chất rắn có màu vàng nhạt. Aluminum chloride được sử dụng chủ yếu trong công thức sản phẩm vệ sinh cá nhân, mục đích làm giảm sản xuất mồ hôi tại nơi sử dụng, tạo cảm giác căng cho da. Aluminum chloride có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm hoặc loại bỏ mùi khó chịu, bảo vệ cơ thể chống lại sự hình thành của các mùi hôi trên làn da.

Aluminum chloride đã được chứng minh là có hoạt động tương tự oestrogen. Trong một số điều kiện, Aluminum chloride có thể kích thích phản ứng của cơ thể tương tự như cách phản ứng với oestrogen tự nhiên.
Cơ chế hoạt động
Aluminum chloride hoạt động bằng cách bịt các ống dẫn mồ hôi ở dưới cánh tay, ngăn cản không cho mồ hôi thoát lên bề mặt da. Kết quả là độ ẩm ở vùng nách giảm, gây ức chế cho hoạt động sinh sôi của vi khuẩn gây mùi.
Biosaccha-Ride Gum-1 là gì?
Biosaccharide gum-1 là một loại anion polysaccharide được được từ quá trình lên men vi sinh, cấu trúc mạch dài gồm L-fucose, D-galactose, axit galacturonic.
Biosaccharide gum-1 giàu chất fucose nên có khả năng tham gia điều chỉnh tính nhạy cảm của da. Biosaccharide gum-1 có ái lực đặc biệt với keratinocytes nên góp phần điều chỉnh các thông điệp tế bào thông qua các thụ thể màng của keratinocytes.

Ngoài ra, Biosaccharide gum-1 còn có khả năng điều chỉnh cơ chế ngoại di truyền nhờ sự kích thích của sirtuins-1 - loại enzyme chống lão hóa da, dưỡng ẩm, giúp làm dịu da.
Điều chế sản xuất
Biosaccharide Gum-1 là thành phần được tạo ra từ sorbitol (một phân tử đường) thông qua quá trình lên men.
Cơ chế hoạt động
Biosaccharide Gum-1 hoạt động bằng cách liên kết nước với lớp biểu bì, từ đó tạo ra một lớp màng liên kết độ ẩm trên da. Cơ chế này giúp mang lại cảm giác mềm mại, mịn màng cho làn da.
Bên cạnh đó, Biosaccharide Gum-1 còn được cho là có chức năng như một chất chống kích ứng.
Eucalyptol là gì?
Eucalyptol là một hợp chất được tìm thấy trong tự nhiên. Eucalyptol là một chất lỏng, không màu khi ở nhiệt độ thường. Eucalyptol chiếm đến hơn 90% trong tinh dầu của những sản phẩm có tên gọi chung là tinh dầu bạch đàn. Vì thế nên nhiều người gọi Eucalyptol là tinh dầu bạch đàn.
Eucalyptol còn có những tên gọi khác như: limonen oxit, cajeputol, 1,8-cineol, 1,8-cineole, 1,8-oxido-p-menthan, eucalyptole, 1,8-epoxy-p-menthan, 1,3,3-trimethyl-2-oxabicyclo[2,2,2]octan, cineol, cineole.
Eucalyptol được phát hiện khá sớm vào những năm 1870 bởi F.S. Cloez được đặt tên là Eucalyptol. Là thành phần chủ đạo của tinh dầu bạch đàn, loại thuộc chi Eucalyptus.
Không chỉ ở bạch đàn, Eucalyptol còn được tìm thấy nhiều trong dầu trà gỗ, ngải cứu, nguyệt quế, long não và những loại thực vật lá có hương thơm...
Điều chế sản xuất
Điều chế eucalyptol bằng cách chưng cất phân đoạn (170-180°C) từ những loại tinh dầu có chứa hàm lượng cao eucalyptol, chẳng hạn như Eucalyptus globulus (khoảng 60%), và sau đó tách sản phẩm bằng cách đông tụ dịch chưng cất.
Chưng cất phân đoạn dầu bạch đàn, sau đó là đông lạnh. Dầu được nhập khẩu từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Áo.
1,8-Cineole được chiết xuất độc quyền từ dầu bạch đàn với hàm lượng 1,8-cineole cao. Các quy trình khác nhau được sử dụng để tách nó khỏi các tecpen khác, ví dụ, xử lý bằng H2SO4 trong lạnh, chưng cất với sự có mặt của phenol, chẳng hạn như cresols hoặc resorcinol, tạo thành các hợp chất bổ sung lỏng hoặc bằng cách bổ sung beta-naphthol. 1,8-Cineole cũng có thể được làm giàu bằng cách chỉnh lưu. Hiệu suất được tăng lên bằng cách khí hóa với sự có mặt của chất xúc tác crom-niken.

Cineole 1,8 cấp kỹ thuật với độ tinh khiết 99,6 - 99,8% được sản xuất ở Tây Ban Nha với số lượng lớn bằng cách chưng cất phân đoạn.../Eucalyptus globulus Labill (Họ: Myrtaceae).
Sản phẩm về cơ bản không có các sản phẩm khác có thể thu được bằng cách kết tinh các phân đoạn dầu khuynh diệp giàu cineole.
Cơ chế hoạt động
Trong tinh dầu bạch đàn hoặc tinh dầu tràm có thành phần eucalyptol là chủ yếu và cả hai thành phần này đều có tác dụng sát trùng đường hô hấp. Đồng thời có thể dùng để trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, chữa ho, nhức đầu, ngạt mũi, cảm cúm, kích thích tiêu hóa...
Alcohol denat là gì?
Alcohol denat (hay rượu biến tính) là etanol được pha trộn với nhiều thành phần khác nhau. Là loại rượu cơ bản nhất, nếu uống etanol với một lượng nhiều không kiểm soát sẽ gây ra nguy hại cho sức khỏe, thậm chí cả tính mạng. Do vậy, người ta "biến tính" etanol bằng cách bổ sung các thành phần để khuyến cáo mọi người không uống thường xuyên hay quá nhiều.
Trong danh sách thành phần của các hóa dược phẩm như chất tẩy rửa gia dụng, chất tẩy sơn, bạn có thể tìm thấy rượu biến tính được cho vào với tác dụng tiêu diệt vi trùng (phổ biến là sử dụng trong nước rửa tay và các sản phẩm tẩy rửa khác). Đồng thời, etanol cũng có khả năng gây cháy nên những người đi cắm trại thường mang theo và sử dụng nó.

Etanol là một sản phẩm phụ của quá trình lên men, bản thân nó không độc hại ngay lập tức. Tuy nhiên, so với các loại rượu thường để uống khác, etanok mạnh hơn rất nhiều. Các loại rượu để uống có độ cồn trung bình vào khoảng 40%, trong khi đó độ cồn trung bình của etanol dao động trong khoảng từ 60%-90% nên nếu bạn chỉ uống etanol không sẽ rất nguy hiểm, có thể bị ngộ độc rượu ngay lập tức, thậm chí có thể tử vong.
Đó là lý do rượu biến tính Alcohol denat ra đời. Alcohol denat được sản xuất để ngăn mọi người không uống etanol vì nó mang mùi vị rất khó chịu. Trong quá trình biến tính etanol, một số hợp chất khác được đưa vào như methanol (một dạng rượu đơn giản khác, thường bị loại bỏ trong quá trình chưng cất). Methanol là loại rượu còn độc hại hơn cả etanol, vì nếu uống phải có thể bị tê liệt và tử vong.
Trong khi etanol có mùi khó chịu thì axeton, metyl etyl xeton và denatonium thường được thêm vào để khử mùi khó chịu này. Đó cũng chính là lý do tại sao các chất này được thêm vào thuốc nhuộm.

Điều chế sản xuất alcohol denat
Alcohol denat được xếp vào danh sách bảng cồn xấu, đặc tính là bay hơi khá nhanh. Do trong thành phần chứa chất biến tính nên Alcohol denat có mùi khá khó chịu.
Quá trình sản xuất cồn biến tính người ta sẽ nhỏ chất khử màu vào trong rượu tạo nên mùi khó chịu nhưng vẫn không làm thay đổi hóa học phân tử của etanol.
Phenyl Trimethicone là gì?
Phenyl Trimethicone hay còn được gọi là Polyphenylmethylsiloxane, một Polyme silicone lỏng được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm mỹ phẩm với nồng độ lên đến 5%. Tính chất vật lý của Phenyl Trimethicone gồm chất lỏng, không màu đến vàng nhạt, không mùi, không tan trong nước nhưng tan trong dầu và Ethanol. Phổ tia cực tím (UV) đối với Phenyl Trimethicone cho biết độ hấp thụ yếu tập trung ở khoảng 327nm.
Phenyl Trimethicone có chức năng ổn định nền, chống tạo bọt, làm mềm sợi tóc, mềm da, dưỡng da trong các công thức mỹ phẩm. Thành phần này tương thích với nhiều nguyên liệu làm mỹ phẩm nên được ứng dụng phổ biến trong sản xuất mỹ phẩm.

Điều chế sản xuất
Silicone có thể được coi là dẫn xuất hữu cơ của Silica (Si02) với các nhóm hữu cơ thay thế một số oxy trong phân tử Silica. Quy trình công nghiệp bắt đầu bằng việc chuyển Silica thành Tetraethoxysilane. Các nhóm Ethoxy được thay thế bằng nhóm hữu cơ bằng phản ứng Grignard.
Các dẫn xuất hữu cơ được tạo thành có thể thủy phân thành các Acid silicic thay thế hữu cơ, gọi là Silanols, nhanh chóng ngưng tụ với nhau để tạo ra khung Silicon-oxy-silicon của Polyme silicone. Trong các cấu trúc Silicone này, các gốc hữu cơ được liên kết chặt chẽ với Silicon thông qua liên kết Carbon-silicon. Mỗi nguyên tử Silicon được liên kết với các nguyên tử Silicon lân cận thông qua một nguyên tử oxy.
Cơ chế hoạt động
Kích thước phân tử lớn của Silicone ngăn không cho da hấp thụ chúng. Nếu một chất không thể xâm nhập vào da sẽ không thể phản ứng với các tế bào của hệ thống miễn dịch. Vì vậy, Silicon không phải là chất gây dị ứng. Đồng thời, Silicone không thể tích tụ sinh học trong cơ thể con người. Nguyên nhân cũng là do kích thước lớn của Sillicone ngăn không cho chúng xâm nhập vào da nên không thể đi qua màng tế bào, một yêu cầu quan trọng để tích lũy sinh học.
Ngoài ra, lớp màng hình thành bởi Silicon không thể làm da bị “nghẹt thở”. Màng mềm vô hình mà Phenyl trimethicone và các Silicone khác hình thành sau khi bôi tại chỗ cho phép oxy và các khí khác đi qua. Hơn nữa, lớp màng này không ngăn cản quá trình bài tiết tự nhiên của da. Do đó, da vẫn có thể ‘thở’ sau khi bôi sản phẩm có chứa Silicone.
Coumarin là gì?
Coumarin là một hợp chất hóa học hữu cơ có công thức C9H6O2. Phân tử của nó có thể được miêu tả như một phân tử benzen với hai nguyên tử hydro liền kề được thay thế bằng một vòng lacton không bão hòa tạo thành một vòng sáu nguyên tử chứa hai nguyên tử cacbon chung với vòng benzen.
Coumarin thuộc lớp hóa chất benzopyrone và được coi là một loại lactone. Nó là một chất kết tinh màu trắng đục có mùi ngọt giống hương vani và vị đắng. Coumarin được tìm thấy trong nhiều loại thực vật với vai trò phòng vệ hóa học chống lại kẻ thù.

Điều chế sản xuất Coumarin
Coumarin được tìm thấy tự nhiên trong đậu tonka. Tuy nhiên, Coumarin có thể được điều chế thông qua một số phản ứng hóa học:
- Phản ứng Perkin: Sử dụng salicylaldehyde và anhydrid acetic để tạo ra một vòng lacton không bão hòa hình thành cấu trúc của Coumarin.
- Phản ứng Pechmann: Tạo ra Coumarin và các dẫn xuất của nó cũng là một phương pháp điều chế hiệu quả.
Cơ chế hoạt động
Coumarin có nhiều hoạt động sinh học giúp phòng bệnh, điều tiết sự tăng trưởng và đặc tính chống oxy hóa, kích thích bài tiết insulin,... tạo nên các tác dụng của Coumarin.
Fragrance là gì?
Fragrance có ý nghĩa là mùi hương, hương liệu là một loại hương thơm bổ trợ cho các sản phẩm. Thuật ngữ này chỉ có một cách giải nghĩa duy nhất là chất có khả năng tạo mùi hương hay hương thơm tổng hợp.
Theo một số thống kê, Fragrance xuất hiện trong rất nhiều các mặt hàng thuộc các lĩnh vực khác nhau từ đồ gia dụng cho đến các mặt hàng về quần áo, đồ chơi và ngay cả thực phẩm cũng vậy. Có thể nói, mức độ sử dụng của Fragrance là rất lớn, hầu như nhà sản xuất nào cũng liệt kê nó vào danh sách những thành phần không thể thiếu, cả trong quá khứ và hiện tại cũng vậy.

Sự phổ biến của fragrance mà người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến nó.
- Fragrance thiên nhiên: Nó có nguồn gốc từ các thành phần lành tính trong tự nhiên như chiết xuất từ hương thơm của các loại hoa hay các loại tinh dầu thiên nhiên. Nó có công dụng lan tỏa mùi hương dễ chịu khi sử dụng mà còn có thẻ điều trị một số bệnh lý hiệu quả. Trong mỹ phẩm nếu bạn thấy có dòng chữ “Natural fragrance” hay “essential oil” thì bạn yên tâm sử dụng mà không lo sợ bất kỳ điều gì nhé.
- Fragrance hay còn gọi là “parfum”. Hai cái tên này đều có trong danh mục thành phần mỹ phẩm đại diện cho một hỗn hợp phức tạp của rất nhiều hóa chất không an toàn (khoảng 3000 hóa chất được sử dụng để làm Fragrance). Fragrance có mặt trong hầu hết các sản phẩm như nước hoa, lăn khử mùi, các sản phẩm chăm sóc cá nhân, sản phẩm tiêu dùng như chất tẩy rửa, chất làm mềm cũng như các sản phẩm làm sạch da.
Loại sản phẩm của bạn đang dùng không có cụm từ Natural fragrance hay essential oil mà chỉ có dòng chữ “Fragrance” thì bạn nên chú ý khi sử dụng nó và không nên dùng thường xuyên và hàng ngày nhé.
Fragrance tự nhiên có hương thơm của các loại thực vật và hoa như hoa hồng, hoa oải hương, hoa lài, gỗ sồi, cỏ, gỗ đàn hương v.v được Hiệp hội nước hoa quốc tế IFRA định nghĩa theo tiêu chuẩn Iso 9235 là được tạo ra bằng phương pháp chiết xuất vật lý thuần túy. Vì vậy, nước hoa có thành phần tự nhiên thường dễ bay hơi vì không có sự tác động từ chất hóa học. Loại nước hoa này được ưa chuộng bởi nó không có hóa chất tổng hợp, an toàn với làn da và sức khỏe của họ.
Fragrance là một hỗn hợp chất có cấu trúc khá phức tạp, theo thống kê có xấp xỉ 3000 hóa chất tạo ra fragrance. Để tạo ra Natural fragrance cần kỹ thuật chiết xuất tốt và giá thành lại đắt đỏ thì các nhà sản xuất nước hoa đã có một bí quyết để làm nên vô số loại mùi hương thay thế. Ngày nay, các nhà sản xuất nước hoa đã có một bí quyết để làm nên vô số loại mùi hương thay thế đó chính là sử dụng fragrance để sản xuất nước hoa nói chung và ngành công nghiệp mỹ phẩm nói riêng.
Câu hỏi đặt ra là Fragrance có gây hại đến sức khỏe của chúng ta hay không? Nhiều người vẫn đang thắc mắc và tìm kiếm câu trả lời. Fragrance được chia ra làm Natural fragrance và fragrance.
Fragrance tự nhiên có các thành phần đến từ thiên nhiên không có độc và gây hại đến sức khỏe. Còn fragrance lại chứa hàm lượng chất hóa học tổng hợp cao. Các nhà sản xuất nói nước hoa của họ an toàn thì fragrance vẫn gây ra một số các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Thậm chí nó ảnh hưởng cả những người xung quanh như viêm mũi dị ứng, suy hô hấp, hoặc khiến những người có bệnh hen suyễn trở nên nặng hơn. Một số ít người tiếp xúc với mùi hương từ fragrance cũng có thể bị choáng váng, đau đầu. Trong một số nghiên cứu của tác giả Kate còn chỉ ra có một số trường hợp fragrance còn gây ra ung thư hoặc ngộ độc thần kinh.
Grenville trong The Case Againts Frag Frag nêu, những người đau đầu dị ứng hay phát ban bởi nước hoa chiếm một phần ba. Nhiều phụ nữ bị đau nửa đầu chiếm nhiều nguyên nhân là do sử dụng nước hoa. Điều đó giải thích vì sao ít nhà sản xuất nào tiết lộ và khai báo đầy đủ các thành phần trên sản phẩm nước hoa.
Điều chế sản xuất
Phương pháp sản xuất Fragrance theo hai cách Fragrance tự nhiên và Fragrance parfum.
Natural Fragrance: Được sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ các thành phần lành tính, được lấy và chiết xuất từ tất cả các loại hương thơm, được chiết xuất và lấy từ một số loài hoa hay các loại tinh dầu thiên nhiên.
Ngoài việc lan tỏa mùi hương mà còn có tác dụng phát huy hiệu quả trong việc chữa trị một số bệnh lý do đó thành phần này có thể vô cùng an toàn đối với người dùng.
Trong một số mỹ phẩm dùng quen thuộc của chị em có Fragrance parfum: Nó có trong các sản phẩm chăm sóc da, các loại nước hoa, lăn khử mùi, chất làm mềm hay những chất làm sạch. Tuy nhiên, khác với độ lành tính của Fragrance tự nhiên, Fragrance parfum có thể là một thành phần chứa khá nhiều chất hóa học. Bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng sản phẩm. Theo một số nghiên cứu, thành phần này điều chế tạo khoảng 3.000 loại hóa chất khác nhau. Điều đó cho thấy, mức độ an toàn của nó đối với người dùng cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
Cơ chế hoạt động của Fragrance
Fragrance tạo mùi thơm, át đi mùi cơ thể và tạo nên sự dễ chịu cho người sử dụng và cả những người xung quanh. Fragrance được coi là một bước đột phá trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì đem lại nhiều hương thơm quyến rũ.
Fragrance được sử dụng nhiều nhất trong nước hoa, ngoài ra còn là thành phần có trong chất tẩy rửa, sản phẩm chăm sóc cá nhân, tã em bé, nến, khăn giấy hay thậm chí là cả đồ chơi của trẻ em. Fragrance có mặt ở rất nhiều đồ dùng sử dụng hàng ngày của chúng ta để kích thích khứu giác của người tiêu dùng.
Tea Tree Oil là gì?
Tea Tree Oil (Tinh dầu tràm trà) là chất lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt, được chiết xuất từ lá cây trà (Melaleuca alternifolia), mọc ở vùng đầm lầy ven biển phía Đông Nam Queensland và bờ biển Đông Bắc New South Wales của nước Úc. Tinh dầu có mùi thơm đặc trưng khiến người dùng cảm thấy thư giãn, dễ chịu.

Tea Tree Oil có thành phần hóa học gồm 28 – 30 hợp chất khác nhau, trong đó chủ yếu là:
Terpinen-4-ol (46,6%): Nguyên liệu dùng để sản xuất các loại thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới dạng thuốc bôi hoặc dạng hít.
Cineol (1,8 – 2,4%): Có mùi thơm mát, hơi cay, được dùng trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm (đặc biệt là nước hoa) và trong các sản phẩm xua đuổi côn trùng. Chất này còn là phụ gia cho thuốc lá.
Terpinenene: Chiếm 10 – 25% và Terpinene chiếm 18,6 – 23,65%.
Những người thổ dân ở Úc có truyền thống sử dụng Tea Tree Oil như một chất khử trùng (diệt vi trùng) và một loại thuốc thảo dược.
Ngày nay, việc sử dụng tinh dầu này để bôi ngoài da được khuyến khích đối với nhiều tình trạng khác nhau như mụn trứng cá, nấm da chân, chấy, nấm móng tay, vết cắt, nhiễm trùng ve ở đáy mí mắt và côn trùng cắn.
Điều chế sản xuất
Tea Tree Oil được tạo ra từ quá trình chưng cất hơi nước của lá cây trà ở Úc.
Cơ chế hoạt động
Các hoạt chất trong Tea Tree Oil có khả năng giết chết các loại vi khuẩn gây mụn, gây nấm và giúp giảm phản ứng dị ứng da. Dựa vào những công dụng này mà Tea Tree Oil được sử dụng phổ biến trong ngành mỹ phẩm, làm đẹp, nhất là trong các sản phẩm trị mụn.
Glycine là gì?
Glycine là một axit amin giúp xây dựng khối protein, cần cho sự phát triển, duy trì mô để tạo ra các chất quan trọng chẳng hạn như hormone và enzyme. Thành phần này tham gia vào việc truyền tín hiệu hóa học trong não nên được dùng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt và cải thiện trí nhớ.
Glycine không được xem là axit amin thiết yếu vì cơ thể có thể tự tạo ra từ các hóa chất khác. Các nguồn chính của glycine là những loại thực phẩm giàu protein chẳng hạn như thịt, cá, sữa và các loại đậu. Ngoài ra, có thể lấy glycine từ gelatin - chất được tạo ra từ collagen được thêm vào các sản phẩm thực phẩm khác nhau để cải thiện tính nhất quán.

Glycine có thể được sử dụng cho các mục đích như giúp giảm nguy cơ rối loạn tâm thần, phòng chống ung thư và tăng cường trí nhớ; bảo vệ thận khỏi tác dụng phụ có hại của một số loại thuốc được sử dụng sau khi cấy ghép nội tạng, cũng như bảo vệ gan khỏi tác hại của rượu.
Bên cạnh đó, glycine còn dùng trong hỗ trợ điều trị tâm thần phân liệt, đột quỵ, khó ngủ, tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH), hội chứng chuyển hóa và một số rối loạn chuyển hóa di truyền hiếm gặp.
Ngoài ra, người ta còn dùng glycine bôi trực tiếp lên da để điều trị loét chân và chữa lành vết thương khác.
Ngoài thực phẩm, bạn có thể bổ sung glycine dưới dạng thực phẩm chức năng ở dạng viên nang hoặc bột. Nếu bạn không thích uống thuốc, dạng bột dễ dàng hòa tan trong nước và có vị ngọt.
Điều chế sản xuất Glycine
Trong cơ thể người, glycine được tổng hợp hóa sinh trong gan từ các axit amin, serine và threonine. Thành phần này được tìm thấy với nồng độ cao bên trong da, mô liên kết của các khớp và mô cơ.
Glycine được phát hiện vào năm 1820 khi Henri Braconnot luộc gelatin với acid sulfuric. Về sau, glycine được sản xuất công nghiệp bằng cách xử lý axit chloroacetic với amoniac.
Arginine là gì?
Arginine là một loại axit amin α dùng trong quá trình sinh tổng hợp protein, thành phần chứa một nhóm α-amino, một nhóm axit α-carboxylic.
Trong cơ thể con người, Arginine được phân loại là axit amin nửa thiết yếu hoặc thiết yếu nên tùy vào giai đoạn phát triển cũng như tình trạng sức khỏe của từng người mà có cần bổ sung Arginine hay không.

Trong các sản phẩm mỹ phẩm, các nhà sản xuất bổ sung hoạt chất Arginine vào công thức với mục đích bảo vệ da khỏi các gốc tự do, tăng cường hydrat hóa da và tăng cường sản xuất collagen.
Người khỏe mạnh chỉ cần bổ sung Arginine thông qua cả các loại thực phẩm chứa protein. Trong cơ thể, Arginine được tổng hợp từ glutamine qua trung gian citrulline.
Điều chế sản xuất
Năm 1886, nhà hóa học người Đức Ernst Schulze lần đầu tiên phân lập chất Arginine từ cây lupin và cây bí ngô. Arginine là một axit alpha-amino được sử dụng trong quá trình sinh tổng hợp protein. Ngoài việc tổng hợp protein, Arginine còn giải phóng oxit nitric trong máu.
Cơ chế hoạt động
Arginine có khả năng tác động lên gan và mang đến công dụng hỗ trợ sản xuất oxide nitric. Arginine giúp tổng hợp protein và nitơ trong cơ thể; đồng thời còn có vai trò quan trọng trong phân chia tế bào. Với những đặc tính như thế, Arginine sẽ giúp chữa lành vết thương, loại bỏ amoniac ra khỏi cơ thể, giúp nâng cao chức năng miễn dịch và giải phóng hormone, điều hòa huyết áp.
Sản phẩm liên quan







