Silica
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Silica là gì?
Silica là hợp chất hóa học có tên gọi khác là Dioxide silic, một oxide của Silic có công thức hóa học là SiO2. Silica có hai dạng cấu trúc: Vi tinh thể và vô định hình. Trong tự nhiên Silica tồn tại chủ yếu ở dạng tinh thể hoặc vi tinh thể, có thể được tìm thấy trong thạch anh, Triđimit, Cristobalit, Cancedoan, đá mã não. Một số dạng Silica có cấu trúc tinh thể như Coesit và Stishovit được tạo ra ở áp suất và nhiệt độ cao. Trong khi đó, Silica tổng hợp nhân tạo được tạo ra ở dạng bột hoặc dạng keo và có cấu trúc vô định hình (silica colloidal).
Silica dạng kết tinh rất có hại cho sức khỏe con người nếu hít phải. Đây là một chất gây độc cho hệ hô hấp, cơ xương và hệ miễn dịch và đã có bằng chứng rõ ràng về việc gây nên bệnh ung thư.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực làm đẹp, Silica được dùng trong các sản phẩm mỹ phẩm là Silica có cấu trúc vô định hình nên an toàn khi sử dụng. Loại Silica phổ biến nhất trong các sản phẩm làm đẹp là Hydrated silica (còn gọi là Silicon dioxide). Silica ngậm nước có thêm các nguyên tử nước gắn vào Silica. Đây là một loại bột hình cầu rắn không tiếp xúc với phổi như Silica kết tinh.

Điều chế sản xuất
Silica có thể được điều chế thành nhiều dạng khác nhau như Silica gel, Silica khói, Aerogel, Xerogel, Silica keo... Dù Silica xuất hiện nhiều trong tự nhiên nhưng người ta cũng có thể điều chế chất này theo nhiều phương pháp:
- Silic phản ứng với Oxy ở nhiệt độ cao: Phương pháp này thường được áp dụng để phủ lớp SiO2 trên bề mặt Silic.
- Phương pháp phun khói: Thủy phân Silic halogel ở nhiệt độ cao với Oxy và Hydro.
- Phương pháp kết tủa: Cho thủy tinh lỏng phản ứng với một acid vô cơ.
- Phương pháp sol-gel: Thủy phân một alkoxysilan với xúc tác base hoặc acid.
Cơ chế hoạt động
Silica có thể tác dụng với kiềm và Oxide base tạo thành muối Silicat ở nhiệt độ cao, phản ứng với Acid flohidric (HF) nhưng không phản ứng được với nước.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Sorbitan stearate là gì?

Thành phần Sorbitan stearate có tên gọi khác là Arlacel 20, Armotan ML, Emsorb 2515, Glycomul L, Clycomul LC, Liposorb L, Protachem SML, Sorbitan Monolaurate, Span 20.
Sorbitan stearate được chiết xuất từ thực vật và có tính tan trong dầu, màu từ kem nhẹ đến màu rám nắng và có thể ở dạng hạt, mảnh hoặc chất rắn dạng sáp cứng.
Đây là một thành phần thiết yếu trong nhiều loại kem dưỡng da và các sản phẩm chăm sóc da khác. Chất này hoạt động như một chất giữ ẩm, làm đặc sản phẩm và ổn định hỗn hợp nước và dầu.
Hiệu ứng ổn định này là lý do tại sao Sorbitan stearat được biết đến như một chất nhũ hóa, cho phép hai chất lỏng thông thường sẽ không hòa trộn nay tạo thành một hỗn hợp ổn định được gọi là nhũ tương. Nhiều sản phẩm được ứng dụng cách này để giữ cho lớp kem nền không bị vỡ ra khi bảo quản lâu dài trong lọ và chai. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra hiện tượng tách lớp khi sản phẩm chịu nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
Điều chế sản xuất
Nguồn cung cấp Sorbitan stearat là quả mọng và các chất thực vật khác. Hợp chất này có nguồn gốc như một loại rượu tự nhiên, kết hợp một loại rượu đường gọi là Sorbitol với các axit béo từ rau củ. Sorbitol có thể được tìm thấy trong các nguồn tự nhiên như ngô, mận và nhiều loại thực phẩm thông thường khác. Khi Sorbitol và axit béo phản ứng, chúng tạo ra một hợp chất mới, vẫn giữ lại các đặc tính giữ ẩm của Sorbitol và làm cho rượu trở thành chất làm mềm và dưỡng ẩm da hiệu quả.
Cơ chế hoạt động
Theo phương diện hóa học, Sorbitan stearate được tạo nên từ sự kết hợp của sorbitan (phân tử đường sorbitol thủy phân) với axit béo Acid Stearic nên một phần phân tử của sorbitan stearate tan trong nước (phần Sorbitan) và một phần tan trong dầu (phần Stearic). Với đặc tính này, Sorbitan stearate chủ yếu được sử dụng như một chất nhũ hóa để tăng cường kết cấu của các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da.
Sorbitan stearate có khả năng truyền hương thơm nhưng chỉ khi được sử dụng ở nồng độ cao (gần điểm 5% của quang phổ).
Isohexadecane là gì?
Isohexadecane thuộc nhóm parafin hoặc ankan, là một hydrocacbon mạch nhánh có 16 nguyên tử cacbon. Isohexadecane tồn tại ở dạng chất lỏng trong suốt nhẹ nhàng và rất mịn, không màu lẫn không mùi.

Isohexadecane thường được sử dụng trong các sản phẩm kem nền, kem chống nắng, dưỡng môi, khử mùi, tẩy trang… với vai trò là dung môi và có khả năng giúp làn da được mịn đẹp (làm mềm). Kết hợp cùng silicone trong các sản phẩm trang điểm, Isohexadecane giúp mang lại cảm giác bóng khỏe, mướt mịn như nhung. Isohexadecane còn là thành phần loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa cũng như lớp trang điểm trên da rất hiệu quả.
Điều chế sản xuất
Isohexadecane là kết quả của quá trình kiềm hóa, kết hợp hóa học của hai phân tử hydrocarbon nhẹ để tạo thành một phân tử nặng hơn. Quá trình này liên quan đến phản ứng của buten với sự có mặt của chất xúc tác axit mạnh, chẳng hạn như axit sulfuric hoặc hydrofluoric. Sản phẩm cuối cùng là một isoparaffin đa chức năng nặng hơn, chính là Isohexadecane.
Octyl stearate là gì?
Các este stearate (Butyl Stearate, Cetyl Stearate, Isocetyl Stearate, Isopropyl Stearate, Myristyl Stearate, Ethylhexyl Stearate, Isobutyl Stearate) là chất lỏng nhờn hoặc chất rắn dạng sáp. Ethylhexyl Stearate cũng có thể được gọi là Octyl Stearate hoặc 2- Ethylhexyl Octadecanoate.Trọng lượng phân tử của Octyl Stearate là 396, giá trị của este là 144 đến 154, giá trị axit và giá trị iốt đều có giá trị tối đa là 1,0.
Công thức hóa học của Octyl stearate
Điều chế sản xuất Octyl stearate
Octyl stearate được điều chế bằng phản ứng giữa axit stearic và rượu etylic. Ethylhexyl stearate là một chất lỏng este trong suốt, không chứa chất lơ lửng và có ở dạng lỏng không màu. Rượu ethylhexyl có đặc tính độc đáo là độ nhớt thấp và bản chất nhờn do đó khi thoa trên da hoặc môi, Octyl stearate tạo thành một lớp màng kỵ nước. Do đó, làm mềm da và mang lại vẻ mịn màng.
Cơ chế hoạt động
Octyl Stearate và các Stearat khác là chất lỏng nhờn hoặc chất rắn dạng sáp thường hòa tan trong các dung môi hữu cơ như cloroform và axeton. Stearat có thể trải qua quá trình chuyển đổi thành axit stearic và rượu tương ứng bằng cách thủy phân hóa học hoặc enzym, chuyển đổi thành các amin bằng cách phân giải amino, và chuyển đổi thành các este khác nhau bằng cách ly giải rượu hoặc chuyển hóa.
Myristyl Myristate là gì?
Myristyl myristate là một este có nguồn gốc tự nhiên, là kết quả của sự kết hợp giữa myristyl alcohol (rượu myristyl) và axit myristic.
Myristyl alcohol là loại rượu béo bão hòa mạch thẳng, còn axit myristic là một axit béo bão hòa với 14 nguyên tử carbon. Hai thành phần này đều được đặt tên theo tên khoa học của hạt nhục đậu khấu (Myristica Fragrans).

Năm 1841, Myristyl myristate được phân lập lần đầu tiên bởi nhà khoa học Lyon Playfair. Một số loại dầu và chất béo, bao gồm bơ hạt nhục đậu khấu có chứa 75% trimyristin - chất béo trung tính của axit myristic. Ngoài ra, trong dầu hạt cọ, dầu dừa, bơ, sữa bò, sữa mẹ cũng có chứa axit myristic. Chất này tồn tại dưới dạng chất rắn màu trắng hoặc hơi vàng.
Ở nồng độ 1 đến 10%, myristyl myristate có thể được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân, bao gồm các loại phấn mắt, xà phòng, chất tẩy rửa, sản phẩm chăm sóc tóc - da đầu, sản phẩm chăm sóc móng, sản phẩm cạo râu và các sản phẩm chăm sóc da khác.
Isononyl Isononanoate là gì?
Isononyl Isononanoate (còn được gọi là Pelargonic Acid), là một acid béo bao gồm một chuỗi 9 carbon trong một Cacboxylic Acid. Isononyl Isononanoate tồn tại ở dạng chất lỏng trong suốt, tan nhiều trong Cloroform, Ether và Hexane. Isononyl Isononanoate không tan trong nước.

Isononyl Isononanoate là một este làm mềm có dạng kem đặc nhưng không mang lại cảm giác nhờn dính. Làn da chúng ta sẽ trở nên mềm mại, nhất là da khô nếu thường xuyên sử dụng sản phẩm chứa Isononyl Isononanoate.
Điều chế sản xuất Isononyl Isononanoate
Người ta sản xuất tổng hợp Isononyl isononanoate bằng cách ester hóa rượu isononyl và axit isononanoic. Thành phần Isononyl isononanoate này thể hiện nhiều đặc điểm độc đáo, như điểm đóng băng cực thấp, độ nhớt thấp, độ hòa tan.
Isononyl isononanoate có khả năng tương thích nhiều loại thành phần, bao gồm este, silic dễ bay hơi, khoáng chất và dầu thực vật.
Lactobacillus paracasei là gì?
Lactobacillus paracasei (L. paracasei) là một vi khuẩn hình que, có chiều rộng 2 - 4μm, dài 0,8 - 1μm. Đây là một loài vi khuẩn gram dương, lên men đồng nhất, thường được sử dụng trong quá trình lên men các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa và nuôi cấy vi sinh vật. Vi khuẩn không di động. Các tế bào vi khuẩn thường có một đầu tận hình vuông, có thể tồn tại ở dạng đơn độc hoặc kết thành chuỗi.
L. paracasei là một vi khuẩn hội sinh, là một phần của hệ vi khuẩn thường trú trong ống tiêu hóa và miệng của con người. Vi khuẩn này cũng được tìm thấy trong nước thải, các loại thức ăn lên men và các sản phẩm lên men từ sữa.
L. paracasei phát triển tối ưu ở nhiệt độ từ 10 - 37°C. Tại nhiệt độ 40°C, vi khuẩn không tiếp tục tăng trưởng. Vi khuẩn có thể tồn tại trong khoảng 40 giây ở nhiệt độ 72°C. Khả năng sống sót của L. paracasei cao hơn đáng kể khi được bảo quản trong tủ lạnh (nhiệt độ khoảng 4°C). Ngược lại, tỷ lệ sống sót dưới quá trình bảo quản không làm lạnh (ở nhiệt độ 22°C) là thấp nhất. Tuy nhiên, ở nhiệt độ -20°C và -70°C, khả năng sống sót của lợi khuẩn cao hơn so với ở nhiệt độ 7°C.
L. paracasei có mối liên hệ chặt chẽ về kiểu gen và kiểu hình với các thành viên khác trong nhóm vi khuẩn Lacticaseibacillus casei, bao gồm Lacticaseibacillus casei, Lacticaseibacillus zeae và Lacticaseibacillus rhamnosus. Tuy nhiên, những loài này dễ dàng được phân biệt với nhau dựa trên các trình tự đa locus, phát sinh chủng loại bộ gen lõi hoặc độ nhận dạng nucleotide trung bình.
Đặc tính lên men giúp cho loài vi khuẩn này thường được sử dụng làm chất xử lý thực phẩm sinh học và chất bổ sung cho chế độ dinh dưỡng và các rối loạn y khoa, đặc biệt là ở đường tiêu hóa.

Điều chế sản xuất Lactobacillus paracasei
Như đã đề cập ở trên, Lactobacillus paracasei là một chủng vi khuẩn thường trú trong ống tiêu hóa của người và nhiều loài động vật có vú khác. Ngoài ra, chủng lợi khuẩn này cũng có thể được phân lập từ các sản phẩm lên men có nguồn gốc từ sữa và các loại thực phẩm lên men khác.
Cơ chế hoạt động
Lợi khuẩn Lactobacillus paracasei có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như ức chế sự sinh trưởng của các vi sinh vật gây bệnh đường ruột, điều hòa phản ứng miễn dịch, giảm nồng độ cholesterol huyết thanh hoặc thể hiện tác động chống oxy hóa,... Những tác động như vậy có thể là do sự hiện diện của chính lợi khuẩn hoặc do các chất chuyển hóa mà chúng tạo ra và trong một số trường hợp nhất định, những chất chuyển hóa này có thể được bài tiết ra môi trường (ví dụ như bacteriocin, exopolysaccharide - EPS và acid hữu cơ).
EPS ở các chủng L. paracasei khác nhau có nhiều cơ chế tác động khác nhau. Ở mức độ ống tiêu hóa, EPS do L. paracasei chủng BGSJ2-83 tiết ra làm giảm sự gắn kết của vi khuẩn Escherichia coli với các tế bào dòng Caco-2 và làm giảm sự tăng sinh tế bào lympho GALT trong ống nghiệm.
EPS của chủng LB8 điều hòa thành phần hệ vi sinh vật do hiệu ứng bifidogenic (hiệu ứng làm tăng hệ vi khuẩn thường trú đường ruột); trong khi đó, EPS từ chủng CIDCA 8339 và CIDCA 83124 làm giảm các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae. EPS phân lập từ các chủng CIDCA 8339 và 83124 làm thay đổi nồng độ các acid béo chuỗi ngắn bằng cách tăng nồng độ butyrat và propionat.
Ngoài ra, EPS từ chủng MLS có tác dụng gây chết tế bào trên dòng tế bào ung thư biểu mô tuyến đại tràng HT-29 ở người. Việc uống EPS do chủng IJH-SONE sản xuất làm giảm chứng viêm da do picryl-chloride gây ra và việc bôi EPS tại chỗ làm giảm tình trạng viêm ở chuột. EPS được tạo ra bởi chủng DG gây tăng sản xuất các cytokine và chemokine gây viêm trong dòng tế bào đơn nhân THP-1 ở người. EPS phân lập từ chủng M7 có hoạt tính chống viêm và giảm nồng độ cholesterol.

Methionine là gì?
Trong nhiều protein của thức ăn người ta tìm thấy aminoaxit thiết yếu ở các mô và cơ quan của cơ thể con người (cơ thể không thể tự tổng hợp).
Methionine có vai trò cấu thành nên protein và còn giữ một số nhiệm vụ khác, đặc biệt là khả năng chuyển thành phân tử chứa lưu huỳnh. Nó đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, bao gồm bảo vệ các mô, chỉnh sửa DNA và duy trì hoạt động của tế bào.

Những phân tử này bắt buộc phải được tạo thành từ những amino acid chứa lưu huỳnh, hai axit amin đảm nhận vai trò đó là methionine và cysteine. Cysteine cơ thể tự tổng hợp được, nhưng methionine thì không, cơ thể phải hấp thụ từ bên ngoài (dược phẩm bổ sung, thức ăn).
Methionine còn giữ một vai trò quan trọng khác trong quá trình tạo ra các protein để thay thế những axit amin già và cũ.
Methionine giúp cải thiện tông màu và độ đàn hồi của da, giúp tóc khỏe mạnh và tăng cường móng tay. Để điều trị các bệnh nhiễm trùng và rối loạn khác nhau người ta thường bổ sung Methionine
Điều chế sản xuất
Hoạt chất methionine có thể chuyển đổi thành một số phân tử chứa lưu huỳnh với các chức năng quan trọng, như glutathione, taurine, SAM và creatine. Đối với các chức năng bình thường của các tế bào trong cơ thể bạn, nó là những phân tử rất quan trọng.
Cơ chế hoạt động
Hoạt chất methionin là một acid amin thiết yếu có trong thành phần của chế độ ăn và trong công thức của các chế phẩm đa acid amin để nuôi dưỡng. Để điều trị ngộ độc paracetamol đề phòng tổn thương gan, Methionin tăng cường tổng hợp gluthation và được sử dụng thay thế cho acetylcystein. Để làm giảm pH nước tiểu, Methionin còn được dùng theo đường uống. Methionin được chuyển hóa ở gan.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Na rừng
Tên gọi khác: Nắm cơm, Ngũ vị nam, Dây xưn xe,…
Tên khoa học: Kadsura coccinea (Lem) A. C. Smi (K.chinensis Hance). Ngũ vị – Schisandraceae.
Theo Y học cổ truyền, Na rừng có 2 loại là Na rừng đỏ và Na rừng trắng. Có một vài sự khác biệt nhỏ giữa 2 loại trên.
Na rừng đỏ: Loại quả chín sẽ có màu đỏ, mùi thơm rất đặc trưng, loại quả này có giá trị dược liệu hơn Na rừng trắng.
Na rừng trắng: Khi chín màu vàng nhạt, khe múi hơi đỏ, có giá trị dược liệu ít hơn.
Đặc điểm tự nhiên
Na rừng là cây dây leo, thân cứng, hóa gỗ, màu nâu đen, cành nhẵn. Lá mọc so le, phiến dày, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 10 – 12cm, rộng 4 – 5cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt, có nhiều chấm trắng nhỏ.

Hoa khác gốc, mọc đơn độc ở kẽ lá; lá bắc dễ rụng; bao hoa gồm những phiến mập hình trứng, xếp thành 2 – 3 vòng, càng vào trong, phiến càng lớn hơn, màu trắng thơm, điểm vàng nâu ở đầu phiến; hoa đực có nhiều nhị mọc trên một cán ngắn, hoa cái có các lá noãn xếp rất sít nhau. Hoa thường có màu đỏ tím hay vàng.
Quả to, hình cầu, rất giống hình dáng tương tự như quả na nhưng kích thước to gấp đôi hoặc gấp ba lần quả na ta, khi chín màu vàng hoặc đỏ hồng, nhiều múi, múi rất to, dễ tách thành từng múi nhỏ, có mùi thơm nhẹ, ăn được.
Mùa hoa: Tháng 5 – 6, mùa quả: Tháng 8 - 9.
Phân bố, thu hái, chế biến
Loài na rừng phân bố ở vùng nhiệt đới hay nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, có 4 loài mọc rải rác ở vùng núi từ 600m đến 1500m, ở các tỉnh Lào Cai, Hà Tây, Cao Bằng, Lạng Sơn… ở phía nam thấy ở Lâm Đồng. Trên thế giới cây phân bố ở một số khu vực núi cao trong vùng có khí hậu nhiệt đới hay á nhiệt đới của Ấn Độ, Lào và Nam Trung Quốc.
Na rừng thuộc loài cây cây leo quăn, thường xanh, ưa khí hậu ẩm mát đặc biệt ở vùng nhiệt đới núi cao. Cây ưa sáng hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng hay rừng đá vôi. Cây ra hoa quả hàng năm nhưng số lượng hoa quả trên cây không nhiều. Ở vùng rừng quốc gia tam đảo có một khóm na rừng, mọc gần đường đi nên hay bị chặt phá, số cành non nhiều (ước tính dưới 1 năm tuổi) nên không thấy có hoa quả.
Na rừng có thể xếp vào nhóm cây thuốc tương đối hiếm gặp ở Việt Nam, cần chú ý bảo vệ.

Rễ Na rừng có thể thu hái và bào chế thuốc quanh năm.
Sau khi thu hái gốc cây Na rừng, mang về rửa sạch đất cát. Thái thành từng lát mỏng như Kê huyết đằng mang đi phơi nắng đến khi thật khô.
Bộ phận sử dụng
Vỏ rễ vỏ thân thu hái quanh năm, phơi khô.
Rễ và quả là bộ phận dùng làm thuốc của Na rừng.

Octocrylene là gì?
Octocrylene là một hợp chất hữu cơ, dẫn xuất của Benzophenone. Octocrylene tồn tại ở dạng lỏng, sền sệt, không màu, có khả năng tan trong dầu.
Trong mỹ phẩm chăm sóc da, Octocrylene là chất ổn định, đồng thời còn mang lại tác dụng chống nắng. Các nhà sản xuất bổ sung Octocrylene vào công thức sản phẩm chống nắng là nhờ vào khả năng trung hòa, phản xạ tia UV có trong ánh nắng mặt trời của chất này. Từ đó giúp bảo vệ da cũng như hạn chế đến mức thấp nhất các tác hại lên da khi đi ngoài nắng trong thời gian dài.

Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng kết hợp Octocrylene cùng với Avobenzone – một chất chống nắng thế hệ cũ và khá không ổn định nhằm mục đích giúp ổn định và tăng cường khả năng chống nắng của Avobenzone.
Như chúng ta đều biết, những thành phần chống nắng hóa học thường kém bền; tuy nhiên, với thành phần chống nắng Octocrylene lại không như thế. Octocrylene chống nắng rất bền (dù hiệu quả chống nắng thấp hơn các thành phần khác) nên nó có tác dụng rất tốt trong việc ổn định và cải thiện mức độ phủ da của các thành phần chống nắng khác. Đó là lý do vì sao có sự kết hợp giữa Octocrylene và Avobenzone để tăng hiệu quả.
Ngoài ra, Octocrylene còn có công dụng của một chất làm mềm, giúp làm tăng khả năng hydrat hóa tế bào. Đây là một ưu điểm của Octocrylene do khi sử dụng mỹ phẩm chứa thành phần sẽ giảm được nguy cơ gây khô da cũng như giảm tỷ lệ kích ứng da.

Một lợi thế khác nữa của hoạt chất Octocrylene là thành phần này có khả năng kết hợp với nhiều loại dầu khác. Chính vì đặc tính này mà Octocrylene được dùng như một chất nhũ hóa, giúp giữ ổn định và hòa trộn những thành phần khác. Đây chính là lý do các sản phẩm chống nắng hóa học có chứa Octocrylene, thường được bổ sung nhiều tác dụng khác.
Nhìn chung, Octocrylene được đánh giá cao đối với việc chăm sóc và bảo vệ làn da người sử dụng. Thành phần này đã được phê duyệt an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm trên phạm vi toàn cầu. Chính vì thế, chúng ta có thể tìm thấy Octocrylene trong các sản phẩm chống nắng cũng như rất dòng sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân khác.
Cơ chế hoạt động của Octocrylene
Octocrylene hay các thành phần chống nắng khác (oxybenzone, avobenzone, octisalate, homosalate, octinoxate) trong kem chống nắng đều có cơ chế hoạt động giống như một miếng bọt biển, hấp thụ các tia nắng mặt trời. Những loại kem chống nắng này có xu hướng dễ thoa vào da hơn mà không để lại cặn trắng.
Melaleuca Alternifolia là gì?
Melaleuca Alternifolia là tên khoa học của cây tràm trà thường được trồng tại Úc. Loại cây này có chứa nhiều thành phần làm dịu da và chống oxy hoá. Tuy nhiên, trong tinh dầu của Melaleuca Alternifolia lại có chứa nhiều thành phần dễ bay hơi (điển hình như linalool, limonene và eucalyptol) nên vẫn có khả năng gây kích ứng cho làn da, nhất là khi bạn thoa tinh dầu tràm trà nguyên chất 100% lên da.

Theo các chuyên gia, nồng độ tinh dầu Melaleuca Alternifolia chỉ nên tập trung từ 2.5% – 10% trong tác dụng cải thiện các vấn đề về da như mụn trứng cá. Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm chăm sóc da hiện nay đang có nồng độ tinh dầu Melaleuca Alternifolia dao động trong khoảng dưới 1%. Nếu dùng nhiều, sản phẩm sẽ có mùi hương nồng khiến người sử dụng cảm thấy khó chịu, thậm chí còn dẫn đến khả năng gây mẫn cảm và đỏ da.
Ứng dụng của cây Melaleuca Alternifolia đã được nghiên cứu từ lâu. Điển hình là tinh dầu được lấy từ lá cây được các nhà khoa học chứng minh có khả năng sát trùng, diệt khuẩn cao, giúp điều trị viêm nhiễm hiệu quả. Những người có làn da mụn, da dầu, da viêm sưng hay gặp các vấn đề về nhiễm trùng đều rất thích hợp dùng tinh dầu lá cây Melaleuca Alternifolia.
Điều chế sản xuất
Lá cây tràm Melaleuca Alternifolia trải qua quá trình chưng cất hơi nước sẽ thu được tinh dầu tràm trà.

Cơ chế hoạt động
Các hoạt chất trong lá cây Melaleuca Alternifolia khi hoạt động sẽ giết chết các loại vi khuẩn gây mụn, gây nấm và giúp giảm phản ứng dị ứng da. Đó là lý do Melaleuca Alternifolia có mặt phổ biến trong các sản phẩm trị mụn.
Nylon-12 có công thức hóa học [(CH₂) CNH], được tạo ra từ các Monome-Aminolauric hoặc Laurolactam mà mỗi loại có 12 carbons nên có tên là “Nylon-12”.
Nylon-12 là một trong một số polime nylon có mặt phổ biến trong các công thức của kem dưỡng da tay, mỹ phẩm trang điểm, mascara, sơn móng tay… với công dụng chính là giúp tạo bọt, làm trắng cũng như kiểm soát độ nhớt cho sản phẩm.

Nylon-12 có dạng bột, đặc tính không mùi, màu trắng hơi vàng nhẹ, được sử dụng như một vi cầu polime (một dạng cầu nhỏ từ các tiểu đơn vị lặp lại). Nylon-12 có thể dùng thay thế cho chất Talc, mica trong sản phẩm, giúp mang lại cảm giác mềm mại tương tự nhưng không làm bít tắc lỗ chân lông của da.
Nylon-12 có tính trượt lớn, hấp thụ dầu vừa phải, rất ít khả năng gây dị ứng. Kích thước micron của Nylon-12 trung bình 6-9 micron.
Phenol là gì?
Phenol là những hợp chất hữu cơ thơm trong phân tử có nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen. Phenol là hóa chất màu trắng, dạng tinh thể rắn dễ bay hơi. Khi sử dụng phenol phải cẩn thận vì nó có tính axit khi tiếp xúc với da có thể bị bỏng.

Điều chế hoạt động
Lần đầu tiên phenol được chiết xuất từ nhựa than đá. Ngày nay phenol được sản xuất từ nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Nguồn phenol được lấy từ sản phẩm chưng cất than đá là chủ yếu. Người ta cũng có thể sử dụng benzen để điều chế. Nhu cầu sử dụng phenol này càng cao, khoảng khoảng 7 tỷ kg/năm.
Cơ chế hoạt động
Cơ chế tác động của các hợp chất phenol là oxy hoá các thành phần tế bào, bất hoạt protein, diệt khuẩn có tính chọn lọc, biến tính các protein.
Sản phẩm liên quan










