Trimethylsiloxysilicate
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Trimethylsiloxysilicate là gì?
Trimethylsiloxysilicate là một bột rắn nhựa silicone, chủ yếu được sử dụng cho các thuộc tính tạo màng của nó. Trimethylsiloxysilicate là một loại silicone cứng có tác dụng tạo một lớp màng trên da, nó giúp các sản phẩm trang điểm lâu trôi hơn và tăng khả năng chống nước cho kem chống nắng. Khi khô lại, trimethylsiloxysilicate không gây cảm giác nhờn rít trên da.
Silicone là tên gọi chung cho nhiều nhóm polymer silicone hữu cơ gồm các cấu trúc: Một bộ khung siloxan vô cơ (Si – O) với các nhóm hữu cơ (thường là methyl). Hai thành phần này được gắn đối xứng qua bộ khung này. Từ đó tạo nên một cấu trúc đặc biệt, tạo cho silicones các đặc tính độc đáo, nhất là các đặc tính bề mặt của chúng.
Trimethylsiloxysilicate là một loại nhựa silicone- công thức hóa học
Điều chế sản xuất
Trimethylsiloxysilicate là một dạng Polyme Siloxan – trong đó cấu trúc xương sống bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxy xen kẽ.
Trimethylsiloxysilicate (hay còn gọi là nhựa MQ silicone) được cung cấp dưới dạng dimethicone không bay hơi. Nhờ có cấu trúc phân tử 3D rất đặc biệt mà nhựa MQ có thể tạo ra một lớp màng ổn định không bị dịch chuyển trên da với khả năng chịu nước và bền với dầu của các loại mỹ phẩm sử dụng chất tạo màng này.
Cơ chế hoạt động
Trimethylsiloxysilicate là chất rắn không tan trong nước. Đặc điểm chính của nó là tạo màng, khả năng chống thấm nước, chống nhiễm bẩn vật liệu, không thấm nước, giữ ẩm lâu dài và mềm mịn, nhưng không gây phản ứng dị ứng.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Ubiquinol là gì?

Ubiquinol hay còn có tên gọi là Coenzyme Q10 (CoQ10) là một chất cần thiết cho cơ thể, duy trì hoạt động cho tế bào và có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ.
Coenzyme là các phân tử nhỏ không chứa protein, cung cấp vị trí chuyển giao cho một enzym hoạt động, là thành phần quan trọng góp phần tạo nên chuỗi phản ứng hóa học trao đổi chất, từ đó tạo ra năng lượng bên trong tế bào.
Tuy nhiên, tuổi tác sẽ làm giảm khả năng sản sinh ra chất này. Theo nghiên cứu, khi cơ thể thiếu Ubiquinol sẽ gây nên các vấn đề về bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer và nguy cơ bị ung thư.
Điều chế sản xuất
Ubiquinol là một chất hóa học được cơ thể tổng hợp một cách tự nhiên và được lưu trữ trong tế bào qua các ti thế. Ti thể là bộ phận giúp sản sinh ra năng lượng để bảo vệ tế bào khỏi quá trình oxy hóa, mắc các vi rút gây bệnh hoặc nhiễm khuẩn. Khi cơ thể già đi, quá trình sản xuất Ubiquinol bị giảm, do đó, những người cao tuổi dễ bị thiếu hụt Ubiquinol.
Bằng cách bổ sung Ubiquinol thông qua nguồn dinh dưỡng và thức ăn sẽ giúp cơ thể duy trì quá trình tổng hợp ra hợp chất này.
Các nguồn thực phẩm cung cấp Ubiquinol tốt nhất bao gồm:
- Nội tạng: Tim, thận, gan.
- Cá: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi…
- Các loại rau màu xanh đậm: Súp lơ, bông cải xanh, rau bina...
- Các loại đậu: Đậu nành, đậu phộng.
- Các loại hạt: Hạt dẻ cười, hạt vừng, hạt mè…
- Trái cây: Dâu tây, cam, táo, việt quất…
- Dầu: Dầu đậu nành, dầu hạt cải…
Ubiquinol trong thịt gia cầm và cá là nguồn tự nhiên phong phú nhất, đặc biệt là trong nội tạng. Đối với người ăn chay nói riêng, nguồn cung cấp Ubiquinol có thể là đậu, các loại hạt, một số loại rau, trứng, các sản phẩm từ sữa.
Cơ chế hoạt động
Ubiquinol hấp thu chậm và xảy ra ở ruột non. Khi Ubiquinol ở dạng khử sẽ được hấp thu tốt hơn từ 3 đến 4 lần so với dạng oxy hóa, Ubiquinone. Nếu được sử dụng cùng với thức ăn, chủ yếu là với lipid (dầu mỡ), sự hấp thu của Ubiquinol có thể được tăng lên vì cấu trúc ưa mỡ của nó. Sau khi được hấp thụ bởi các tế bào ruột, Ubiquinol đi qua các mạch bạch huyết và đến huyết tương, nơi nó lưu thông liên kết với lipoprotein (LDL). Do đó, các phép đo Ubiquinol trong huyết tương phải được hiệu chỉnh theo mức lipoprotein.
Histidine là gì?
Histidine là một axit amin, có nhiều vai trò khác nhau trong chức năng tế bào. Histidine được sử dụng để tạo ra protein và enzyme trong cơ thể. Ngoài việc đóng vai trò cấu trúc và xúc tác trong nhiều enzym, các gốc histidine có thể trải qua quá trình metyl hóa xúc tác bởi enzym.
Histidine cũng là một chất chelat hóa tốt các ion kim loại như đồng, kẽm, mangan và coban. Khả năng này đến từ các nguyên tử nitơ imidazole có thể hoạt động như một chất cho hoặc nhận điện tử trong các trường hợp khác nhau.

Histidine là một axit amin tham gia tổng hợp protein, hình thành các protein và ảnh hưởng đến một số phản ứng trao đổi chất trong cơ thể.
Thông qua chế độ ăn uống, con người sẽ nhận được histidine. Thịt, cá, trứng, đậu nành, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, gạo, lúa mì, lúa mạch đen, các loại hạt,... là những loại thực phẩm giàu protein thường chứa histidine.
Cơ chế hoạt động
Cơ thể chúng ta sử dụng histidine để tạo ra các hormone và chất chuyển hóa cụ thể có tác động đến chức năng thận, dẫn truyền thần kinh, dịch tiết dạ dày và hệ thống miễn dịch.
Bên cạnh đó, loại axit amin này cũng có tác động đến việc sửa chữa và tăng trưởng mô, tạo ra các tế bào máu và giúp bảo vệ tế bào thần kinh.
Nhiều enzym và hợp chất khác nhau trong cơ thể cũng được hình thành nhờ sự trợ giúp của histidine.
Beta Hydroxy Acid là gì?
Beta Hydroxy Acid (hay chúng ta vẫn quen gọi tắt là BHA) là một hợp chất hữu cơ có khả năng giúp loại bỏ tế bào chết cho da. Sở dĩ Beta Hydroxy Acid có tác dụng này là nhờ vào khả năng tan trong dầu và hoạt động bên trong lỗ chân lông để giải quyết tình trạng bít tắc. Chính vì vậy, với những ai sở hữu làn da dầu, lỗ chân lông to, bề mặt da không mịn màng thì mỹ phẩm chứa thành phần Beta Hydroxy Acid là một chọn lựa phù hợp.

Beta Hydroxy Acid gồm có các loại sau: Axit B-Hydroxybutyric, Axit B-hydroxy methyl-methylbutyric, Carnitine, Axit Salicylic. Tuy nhiên, trong mỹ phẩm, thuật ngữ BHA (Beta Hydroxy Acid) thường phổ biến dùng nói đến loại Axit Salicylic. Nhờ có nguồn gốc từ tự nhiên nên Beta Hydroxy Acid mang lại nhiều tác dụng tích cực cũng như rất có lợi cho làn da.
Trong khi AHA - thành phần cũng khá quen thuộc có mặt trong nhiều loại mỹ phẩm chỉ có thể tan trong nước nên chỉ có tác dụng trên bề mặt da thì Beta Hydroxy Acid là một acid gốc ưa dầu, nhờ đó mà hợp chất này sẽ có thể thâm nhập sâu hơn vào lỗ chân lông, giúp người dùng dễ dàng loại bỏ những tế bào da chết bên trong cùng lượng chất nhờn dư thừa.
Beta Hydroxy Acid thường được chỉ định dùng cho làn da nhờn, da dễ bị mụn trứng cá và điều trị mụn đầu đen, mụn đầu trắng. Nhờ có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, Beta Hydroxy Acid phù hợp để sử dụng cho mục đích trị mụn nhờ khả năng có thể đi qua dầu giúp bình thường hóa lớp lót của lỗ chân lông vốn là nơi góp phần gây ra mụn trứng cá.
Điều chế sản xuất Beta hydroxy acid
Beta Hydroxy Acid là hợp chất hữu cơ, phần lớn được chiết xuất từ vỏ cây liễu willow bark, dầu của cây lộc đề xanh.
Cơ chế hoạt động
Beta Hydroxy Acid hoạt động chủ yếu như là một hoạt chất giúp tẩy da chết bằng cách thâm nhập sâu vào các lỗ chân lông. Thành phần này sẽ làm bong tróc các tế bào da chết và kích thích sản sinh các tế bào mới phát triển.

Ngoài ra, nhờ thâm nhập sâu vào trong lỗ chân lông, Beta Hydroxy Acid cũng đồng thời khắc phục những vấn đề bí tắc lỗ chân lông, từ đó có thể kiểm soát và làm giảm mụn rất hiệu quả.
Beta Hydroxy Acid giúp cải thiện nếp nhăn, độ nhám của da và hỗ trợ làm giảm các rối loạn sắc tố da.
Butyl Acetate là gì?
Butyl Acetate có tên gọi dân gian là dầu chuối, hay xăng thơm. Đây là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học CH3COOCH2CH2CH2CH3.
Butyl acetate được dùng làm dung môi cho ngành sản xuất sơn, mực in, cao su, chất kết dính, cũng như được sử dụng làm mùi trái cây tổng hợp trong thực phẩm như kẹo, kem, pho mát, thực phẩm đóng gói. Người ta có thể tìm thấy Butyl Acetate trong nhiều loại trái cây.

Butyl Acetate tan ít trong nước nhưng hòa tan được dung môi hữu cơ như alcohol, aldehyde, ether, glycol ether, ketone, hydrocacbon mạch thẳng.
Về tính chất, Butyl Acetate có những đặc trưng riêng như sau:
-
Là chất lỏng không màu;
-
Tan trong nước;
-
Khối lượng phân tử:116.16 g/mol;
-
Tỷ trọng: 0.87 g/cm3;
-
Nhiệt độ đông đặc: -99oC;
-
Nhiệt độ sôi: 112oC;
-
Áp suất hơi: 1.33;
-
Độ nhớt: 0.6 cP (25oC);
-
Mùi thơm như mùi chuối chín.
Điều chế sản xuất Butyl Acetate
Để sản xuất dung môi Butyl Acetate, người ta tiến hành thủy phân Butanol và Axit Axetic (có Axit Sunfuric làm xúc tác) theo quy trình sau:
-
Chuẩn bị Butanol, Axit Axetic và Axit Sunfuric theo tỷ lệ phù hợp rồi cho vào lò phản ứng este hóa trong nhiệt độ 120oC để cân bằng axit dưới 0.5. Chúng ta sẽ thu được este thô trung hòa.
-
Sau khi thu được este thô trung hòa, người ta chuyển qua nồi chưng cất ở nhiệt độ 126oC (nhiệt độ có thể thay đổi tùy trường hợp).
Cellulose Gum là gì?
Cellulose gum là muối Natri của Carboxymethyl cellulose (CMC), lần đầu tiên được sản xuất vào năm 1918. Sau khi được giới thiệu rộng rãi ở Mỹ vào năm 1946, Cellulose gum được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, trong đó có mỹ phẩm bởi những chức năng quan trọng như chất làm đặc, ổn định nhũ tương, chất kết dính…

Về mặt hóa học, Cellulose gum là một Polymer, là một dẫn xuất Cellulose với các nhóm Carboxymethyl (-CH2COOH) liên kết với một số nhóm Hydroxyl của các Glucopyranose monomer tạo nên khung sườn Cellulose. Chất này thường được sử dụng dưới dạng Natri carboxymethyl cellulose.
Đây là chế phẩm ở dạng bột trắng, hơi vàng, gần như không mùi hạt hút ẩm, có thể tạo dung dịch dạng keo với nước nhưng không hòa tan trong Ethanol.
Điều chế sản xuất
Cellulose gum được sản xuất từ các bộ phận của một số loài thực vật, chủ yếu lấy phần cây hoặc bông. Nguồn Cellulose gum được trồng ổn định và được chế biến bằng cách sử dụng Acid axetic và muối. Axit axetic là một axit nhẹ, là thành phần chính của giấm. Sau khi trộn bông hoặc gỗ với Acid axetic và muối, hỗn hợp này được lọc và làm khô để tạo ra một loại bột mịn, đó là Cellulose gum.
Cơ chế hoạt động
Độ tan và nhiệt độ
Cellulose gum có độ tan và nhiệt độ phụ thuộc vào giá trị DS tức là mức độ thay thế. Giá trị DS cao cho độ hòa tan thấp và nhiệt độ tạo kết tủa thấp hơn do sự cản trở của các nhóm Hydroxyl phân cực. Cellulose gum tan tốt ở 40 độ C và 50 độ C.
Cách tốt nhất để hòa tan Cellulose gum trong nước là trộn bột trong nước nóng, để các hạt Cellulose methyl được phân tán trong nước, khi nhiệt độ hạ xuống, khuấy đều thì các hạt này sẽ bị tan ra. Với dẫn xuất dưới 0.4, Cellulose gum không hòa tan trong nước.
Độ nhớt
Cellulose gum với dẫn xuất 0,95 và nồng độ tối thiểu 2% cho độ nhớt 25Mpa tại 25 độ C.
Thông thường, dung dịch 1% có pH = 7 – 8,5. Ở pH< 3 thì độ nhớt tăng, thậm chí kết tủa. Do đó không sử dụng được Cellulose gum cho các sản phẩm có pH thấp. Độ pH >7 thì độ nhớt giảm ít. Độ nhớt Cellulose gum giảm khi nhiệt độ tăng và ngược lại.
Cellulose Gum dễ dàng hòa tan trong nước và dung dịch Sorbitol ở các nồng độ khác nhau để mang lại độ nhớt mong muốn.
Tạo đông
Cellulose gum có khả năng tạo đông thành khối vững chắc với độ ẩm rất cao (98%). Nồng độ Cellulose gum, độ nhớt của dung dịch và lượng nhóm Acetat là những yếu tố quyết định độ chắc và tốc độ tạo đông khi được thêm vào để tạo đông. Nồng độ tối thiểu để Cellulose gum tạo đông là 0,2% và của nhóm Acetat là 7% so với Cellulose gum.
Cellulose gum chủ yếu được sử dụng để làm đặc và ổn định mỹ phẩm. Ngoài ra, do cấu trúc cao phân tử của Cellulose gum nên chất này hoạt động như chất tạo màng. Cellulose gum cũng được sử dụng để cải thiện hiệu quả dưỡng ẩm.
Hỗn hợp Cellulose gum và Xanthan có thể được sử dụng để cải thiện độ nhớt của công thức cuối cùng.
Carmine là gì?
Carmine (hay còn có tên gọi khác carminic acid, CI75470, cochineal, natural red 4…) là chất được dùng khá phổ biến trong thực phẩm để tạo màu sắc tự nhiên tươi sáng. Trong ngành mỹ phẩm, carmine cũng rất quen thuộc, đặc biệt là trong các sản phẩm dành cho môi và má. Carmine rất được chuộng vì đây là thành phần an toàn, lành tính, không độc hại cho người dùng.
Về mặt hóa học, màu nhuộm carmine là hỗn hợp của dẫn chất acid carminic, nhôm oxit, vôi sống cùng vài axit hữu cơ khác.

Carmine được chiết xuất từ xác khô của bọ yên chi (rệp son Cochineal, Dacylopius confuses). Có nguồn gốc từ Mexico và Nam Mỹ, loài bọ này sống dưới dạng ký sinh trùng trên cây xương rồng.
Sản phẩm carmine thu được có màu đỏ tự nhiên, bền màu, được dùng như một chất phụ gia giúp tạo màu cho thực phẩm như xúc xích, thịt xay, lạp xưởng, nước mắm, nước giải khát, bánh kẹo,... hay các loại mỹ phẩm để tạo màu.
Điều chế sản xuất
Người ta thu hoạch những con côn trùng cái trong thời kỳ hoạt động tình dục (thời điểm này thân chúng có màu đỏ tươi do một lượng lớn axit carminic được tạo ra) mang phơi khô, nghiền thành bột và đun sôi trong dung dịch amoniac hoặc natri carbonat, chất không hòa tan được loại bỏ bằng cách lọc.

Tiếp đó, để tạo kết tủa các chất màu có trong hỗn hợp này, người ta sẽ xử lý lại bằng phèn chua. Chính nhôm từ phèn mang lại màu sắc đỏ tươi đặc trưng cho chất kết tủa acid carminic. Bên cạnh đó, có thể thêm acid citric, gelatin vào để điều chỉnh sự hình thành của kết tủa.
Lưu ý là trong quá trình kết tủa, nhiệt độ và cường độ chiếu sáng sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng carmine. Sản phẩm có màu sắc đẹp hay có tinh khiết không sẽ phụ thuộc vào sự có mặt của muối sắt.
Butylene Glycol là gì?
Trong các sản phẩm mỹ phẩm, Butylene glycol là một chất lỏng có vai trò giữ độ ẩm và làm dung môi. Butylene glycol sẽ giúp cho kem thấm vào da nhanh hơn, đồng thời cũng giúp làm giảm đáng kể độ nhờn rít trên da sau khi sử dụng.
Butylene glycol có mặt trong công thức nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân, bao gồm dầu gội, dầu xả, kem dưỡng da, mỹ phẩm và nhiều loại khác. Tuy nhiên, Butylene glycol đặc biệt được ưu tiên dùng trong các sản phẩm dạng gel và trang điểm giúp lướt nhẹ nhàng trên khuôn mặt.

Có thể nói, Butylene Glycol là thành phần quan trọng trong công thức mỹ phẩm nhờ tác dụng làm giảm độ nhớt, giúp các thành phần trong sản phẩm có thể dính vào nhau, từ đó các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da cũng trở nên lỏng và đồng đều hơn. Ngoài ra, Butylene Glycol cũng được dùng như một chất dưỡng giúp thêm một lớp mềm mại hoặc cải thiện kết cấu cho tóc/da.
Điều chế sản xuất Butylene Glycol
Butylene glycol là một thành phần phổ biến trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, được sử dụng để giữ ẩm, giúp các thành phần không bị vón cục.
Butylene Glycol thường được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch bằng cách sử dụng acetaldehyde, có nguồn gốc từ dầu mỏ và là một chất có thể gây ung thư. Các phương pháp tổng hợp thông thường cũng sử dụng các chất xúc tác kim loại nặng nguy hại cho môi trường và yêu cầu nhiều bước phản ứng, làm tăng chất thải từ quy trình.
Sau đó, công ty Genomatica đã phát triển một phương pháp sản xuất butylene glycol từ quá trình lên men bởi E. coli bằng cách sử dụng đường tái tạo trong quy trình sản xuất một bước. Phương pháp sản xuất này loại bỏ nhu cầu về kim loại nặng và nguyên liệu dầu mỏ như acetaldehyde được sử dụng trong tổng hợp Butylene Glycol thông thường.
Cơ chế hoạt động của Butylene Glycol
Trong sản phẩm, Butylene Glycol hoạt động để thúc đẩy tăng cường khả năng xâm nhập của những thành phần khác. Vì các hoạt chất có trong kem dưỡng thường có kích thước phân tử lớn nên khó có thể thẩm thấu qua da. Trên thực tế, những thành phần có thể thấm qua da rất ít, còn phần lớn thành phần đều tích tụ trên bề mặt. Điều này không hề tốt đối với sự phát triển của da. Butylene Glycol đóng vai trò quan trọng khi giúp tăng cường sự xâm nhập vào da của các thành phần, từ đó nâng hiệu quả tổng thể của sản phẩm lên đáng kể.
Không dừng lại đó, Butylene Glycol còn có khả năng tạo độ mỏng cần thiết cho texture. Nếu bạn bôi lớp kem quá dày sẽ khiến da dễ bị bóng nhờn, gây cảm giác khó chịu. Butylene Glycol được thêm vào trong công thức để giúp khắc phục điều này, giúp da có được cảm giác thoải mái hơn. Mặt khác, Butylene Glycol cũng giúp làm giảm thời gian thẩm thấu của lớp kem trên da, tiết kiệm thời gian hiệu quả.

Ở vai trò là một dung môi, Butylene Glycol hoạt động làm cho những thành phần khác trong công thức được trộn vào nhau đều hơn, kết cấu sản phẩm nhờ đó cũng đồng nhất hơn.
Đặc biệt, Butylene Glycol còn có đặc tính dưỡng ẩm khi có thể hút độ ẩm từ không khí để cung cấp cho da. Điều này sẽ tăng cường khả năng hydrat hiệu quả ở các tế bào da. Chưa dừng lại ở đó, Butylene Glycol còn giúp hạn chế hiệu quả nếp nhăn hình thành trên da.
Cetyl Alcohol là gì?
Cetyl Alcohol là một loại alcohol béo tự nhiên được chiết xuất từ thực vật, có công thức hóa học CH3 (CH2) 15OH. Ở điều kiện thường, Cetyl Alcohol tồn tại ở dạng sáp tinh thể trắng và được coi là chất nhũ hóa thay thế cho Emulsifying wax hoặc Polawax nhờ đặc tính làm dày. Cetyl Alcohol được ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống hàng ngày cũng như trong cách ngành công nghiệp chế biến và mỹ phẩm.
Công thức hóa học của Cetyl Alcohol
Cetyl Alcohol có hai dạng cơ bản:
- Dạng tổng hợp: Sản phẩm phụ thu được từ dầu mỏ;
- Dạng tự nhiên: Sản phẩm thu được từ chiết xuất dừa, cọ.
Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, Cetyl Alcohol và các loại cồn béo khác được ứng dụng chủ yếu như một chất nhũ hóa. Đặc tính nổi bật của hợp chất này là giữ kết cấu sản phẩm và giữ nhũ tương không tách lớp dầu và chất lỏng. Cetyl Alcohol và các loại cồn béo khác cũng được sử dụng để thay đổi độ dày của sản phẩm lỏng và tăng khả năng tạo bọt hoặc để ổn định bọt.
Đặc biệt đối với phái đẹp, Cetyl Alcohol là hợp chất không còn quá xa lạ khi xuất hiện trong bảng thành phần của nhiều loại mỹ phẩm bởi khả năng cân bằng độ ẩm tự nhiên. Cetyl Alcohol xuất hiện trong các sản phẩm mỹ phẩm như sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm da và tóc, kem chống nắng, dầu gội đầu,… Cetyl Alcohol được Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) đánh giá là thành phần không gây nhạy cảm, không độc hại và an toàn khi sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm.
Cetyl Alcohol là thành phần dưỡng ẩm trong nhiều loại mỹ phẩm
Điều chế và sản xuất Cetyl Alcohol
Cetyl Alcohol được sản xuất bởi nhiều phương pháp như ester hoá hoặc hydrogen hóa của các acid béo. Hợp chất này cũng có thể được sản xuất bằng xúc tác hydrogen hóa chất béo trung tính thu được từ dầu dừa hoặc mỡ động vật, sau đó Cetyl Alcohol được tinh kết để ra sản phẩm cuối cùng.
Cơ chế hoạt động của Cetyl Alcohol
Cetyl alcohol có chức năng như một chất hoạt động bề mặt, giúp làm giảm sức căng bề mặt giữa hai chất như hai chất lỏng hoặc chất lỏng và chất rắn.
Ngoài ra, chất hoạt động bề mặt làm giảm và nhũ hóa dầu và chất béo để loại bỏ bụi bẩn do một đầu của phân tử chất hoạt động bề mặt bị hút vào nước thì đầu kia bị hút dầu. Chất hoạt động bề mặt thu hút dầu, bụi bẩn và các tạp chất khác tích tụ trên da vào ban ngày và rửa sạch chúng.
Caprylic acid là gì?
Caprylic acid là một axit béo có ở sữa mẹ, dầu dừa và sữa bò. Caprylic acid (Axit caprylic) có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, vi-rút và chống viêm. Thành phần còn là một loại axit béo bão hòa có lợi. Caprylic acid có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, nấm candida, nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng miệng và và viêm nướu kể cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thời gian gần đây, hoạt chất đã được biết đến rộng rãi nhờ tác dụng kháng nấm. Một công dụng khác cũng đặc biệt của thành phần là giúp cho cơ quan tiêu hóa và sinh sản hoạt động tốt.

Caprylic có nguồn gốc từ dầu dừa và glycerin. Thành phần caprylic/capric triglyceride chứa lượng axit béo cao giúp da giữ ẩm, củng cố lượng nước trong da làm cho da trở nên mềm mại. Caprica/capric triglyceride cũng có tính năng như một chất tạo độ trượt cho mỹ phẩm. Hoạt chất thường được kết hợp với dimethicone PEG/PPG để tạo ra công thức nhũ tương như ý muốn, cho phép các sản phẩm dễ bôi lên da, tạo cảm giác da mượt hơn.
Điều chế sản xuất
Axit caprylic (axit octanoic, C8: 0) thuộc nhóm axit béo no chuỗi trung bình, chất này bắt nguồn từ các sản phẩm sữa, dầu dừa… có nguồn gốc tự nhiên. Đặc tính vật lý và hóa học của MCFAs chuyển hóa khác biệt với đặc tính của axit béo bão hòa chuỗi dài (LCFAs ≥ 12 cacbon). Trong những nghiên cứu nhiều năm gần đây cho thấy hoạt chất còn có tác dụng sinh lý giúp chế độ ăn kiếng được thuận lợi hơn.
Gần đây, axit caprylic, octanoylate ghrelin, hormone peptide được biết đến có tác dụng gây orexigenic. Thông qua liên kết cộng hóa trị của hoạt chất với peptit ghrelin, axit caprylic thể hiện một vai trò mới nổi và cụ thể trong việc điều chỉnh các chức năng sinh lý được điều chỉnh bởi ghrelin được octanoyl hóa. Trong chế độ ăn uống, thành phần axit caprylic người ta còn nghi ngờ là có khả năng cung cấp enzyme ghrelin O-acyltransferase (GOAT) với đồng cơ chất octanoyl-CoA một quá trình cần thiết của việc biến đổi acyl của ghrelin.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc giảm mức ghrelin được octanoyl hóa trong tuần hoàn thông qua việc ức chế hoạt động GOAT, hoặc đơn giản bằng cách điều chỉnh chất nền C8: 0, có thể tạo thành một chiến lược điều trị chống lại bệnh béo phì. Cả axit caprylic trong chế độ ăn uống và hoạt động GOAT có thể thực sự quan trọng để điều chỉnh nồng độ và chức năng ghrelin được octanoyl hóa.
Đánh giá này nêu bật những phát hiện gần đây trong lĩnh vực dinh dưỡng.,hoặc đơn giản bằng cách điều chỉnh sự sẵn có của chất nền C8: 0. Hoạt chất này có thể tạo thành một chiến lược điều trị bệnh béo phì. Cả axit caprylic trong chế độ ăn uống và hoạt động GOAT thực sự quan trọng để điều chỉnh nồng độ và chức năng ghrelin được octanoyl hóa.
Cơ chế hoạt động
Axit caprylic, hoạt động như một hợp chất ketogenic và được cho là có khả năng vượt qua sự suy giảm chuyển hóa năng lượng. Cơ chế này đã được quan sát thấy ở bệnh nhân AD (Thaipisuttikul và Galvin vào năm 2012). Bệnh nhân AD dường như bị giảm sử dụng glucose trong thần kinh trung ương, đặc biệt là người mang alen ApoE4 (Ohnuma và cộng sự, 2016). Chế độ ăn ketogenic đã được chứng minh là có thể cải thiện nhận thức biểu hiện ở bệnh nhân AD và những phát hiện này là cơ sở cho sự phát triển của thực phẩm y tế ketogenic.
C12-16 Alcohols là gì?
Danh pháp IUPAC: Tetradecan-1-ol.
PubChem: 8209.
Tên gọi khác: Alcohols, C12-16; Myristyl alcohol; Alcohols, C10-16; Alcohol, C12-15; Fatty alcohol(C14)…
C12-16 Alcohols còn được gọi là lauryl-myristyl alcohols là hỗn hợp của rượu béo với 12 đến 16 nguyên tử cacbon trong chuỗi alkyl. C12-16 Alcohols được xếp vào nhóm cồn béo.
Chúng ta cùng tìm hiểu về cồn béo:
-
Cồn béo còn được gọi là cồn tốt vì chúng thực sự tốt cho da. Các loại cồn này thường được sử dụng trong các loại kem cũng như kem dưỡng ẩm vì chúng có đặc tính làm dày da cũng như dưỡng ẩm. Hơn nữa, những loại cồn này thực sự rất tốt để kết hợp nước và dầu để tạo nhũ tương.
-
Những loại rượu này thường được chiết xuất từ cọ, dừa và các loại dầu tự nhiên khác chứa nhiều axit béo thiết yếu. Một lưu ý là mặc dù những loại cồn này rất lý tưởng cho da, chúng vẫn có thể gây kích ứng cho những người có làn da nhạy cảm. Nếu bạn có xu hướng nổi mụn ngay cả khi bạn đang sử dụng những loại cồn này, tốt hơn hết là bạn nên tìm kiếm các sản phẩm chăm sóc da hoàn toàn không chứa cồn.
C12-16 Alcohols ethoxyl hóa bền đến 50 độ C. Nó bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí để tạo thành peroxide và peracids. Dễ cháy nhưng không bắt lửa (điểm chớp cháy > 179 độ C). Nhiệt độ tự bốc cháy khoảng 230 độ C. Có thể phản ứng với chất oxy hóa mạnh, axit mạnh và bazơ mạnh. Không tương thích với đồng và hợp kim đồng và nhôm.

C12-16 Alcohols là một chất lỏng không màu, có mùi nhẹ và bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
Các C12-16 Alcohols hoạt động như một chất ổn định nhũ tương và chất tăng độ nhớt, cho phép mọi thứ luôn dễ dàn trải và có màu kem. Nó có thể được tìm thấy trong son môi, kem chống nắng, kem dưỡng ẩm và các sản phẩm khác.
Điều chế sản xuất C12-16 Alcohols
C12-16 Alcohols là một hỗn hợp các rượu polyether có công thức R-O-(CH2CH2-O-)n-H trong đó R là nhóm ankyl từ C-12 đến C-16 và n bằng 1 đến 6. Được tổng hợp bằng cách xử lý hỗn hợp rượu từ C-12 đến C-16 với etylen oxit.
Đây là quy trình điều chế cồn béo nói chung:
-
Quy trình điều chế rượu béo polyethoxylates rượu béo có độ dài chuỗi polyethoxylate phân bố hẹp, trong đó rượu béo chứa từ khoảng 8 đến 18 nguyên tử cacbon được phản ứng với etylen oxit theo tỷ lệ giữa etylen oxit và rượu béo từ 1 đến khoảng 20 lần nhiệt độ giữa nhiệt độ phòng và 200 độ C
-
Với sự có mặt của chất xúc tác kim loại kiềm hoặc kim loại kiềm hyđrua, kim loại kiềm có mặt theo tỷ lệ mol của chất xúc tác đối với rượu béo nằm trong khoảng từ 0.9 đến khoảng 1.5, trong đó etylen oxit được thêm vào hỗn hợp rượu béo và chất xúc tác sau khi thêm chất xúc tác và trước khi tạo thành alkoxide rượu béo hoàn toàn khoảng 75%.
Cơ chế hoạt động
C12-16 Alcohols hay lauryl-myristyl alcohol được sử dụng làm chất hoạt động bề mặt và Este. Ứng dụng chính là trong sản xuất chất trung gian hóa học và chất hoạt động bề mặt. Nó cũng được sử dụng trong dầu nhờn và mỡ bôi trơn. Ngoài ra nó được sử dụng làm chất làm mềm, chất nhũ hóa và chất điều chỉnh độ nhớt trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Với tính chất ổn định tạo bọt tự nhiên, C12-16 Alcohols có khả năng tăng cường làm sạch và với khả năng từ cồn là chất kích thích làm tăng thêm tính hữu dụng của chúng như một chất tẩy rửa hoặc xà phòng.
Caffeic Acid là gì?
Caffeic Acid là một hợp chất hữu cơ được phân loại như một acid hydroxycinnamic. Caffeic Acid tồn tại ở dạng rắn, có màu vàng, chứa cả nhóm chức phenol và acrylic.
Vì là chất trung gian quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp lignin, Caffeic Acid được tìm thấy trong tất cả các loài thực vật như rau, hoa quả, thảo mộc, hạt cà phê, gia vị dựa trên thực vật cũng như nhiều thứ khác mà chúng ta ăn uống mỗi ngày.

Caffeic Acid được đánh giá là chất có ích trong lĩnh vực y học bởi khả năng chống viêm và chống oxy hóa tiềm năng.
Đặc biệt, với lợi ích chống oxy hóa (giống như nhiều polyphenol khác), Caffeic Acid sẽ giúp làm chậm sự căng thẳng oxy hóa trong cơ thể và chống lại các gốc tự do mà stress này tạo ra. Caffeic Acid còn có thể hỗ trợ thúc đẩy tăng mức độ collagen và giảm sự lão hóa sớm của tế bào trên da.
Điều chế sản xuất Caffeic Acid
Caffeic Acid là sản phẩm thứ hai trong quá trình phân hủy axit chlorogenic (CGA). Trong quá trình rang cà phê, CGA phân hủy dần dần để tạo ra Caffeic Acid và quinic với hạm lượng tương đối cân bằng.

Do phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ, ta có thể ước tính rằng sự hình thành của các hợp chất thứ cấp này xảy ra tại hoặc xung quanh vết nứt đầu tiên khi hạt cà phê bắt đầu trải qua những thay đổi vật lý quan trọng.
Hiện nay, việc sản xuất Caffeic Acid chủ yếu thông qua phương pháp chiết xuất thực vật (kim ngân hoa là chủ yếu), tổng hợp hóa học cũng như lên men sinh học.
Acrylates Copolymer là gì?
Acrylates Copolymer là một loại polyme của chất đồng trùng hợp carboxyl hóa acrylic có trọng lượng phân tử cao. Thuộc hợp chất cao phân tử kỵ nước, Acrylates Copolymer thường được sử dụng với vai trò chống thấm trong mỹ phẩm. Acrylates Copolymer tồn tại ở dạng bột mịn, màu trắng, tan trong dầu.

Sự an toàn của Acrylates Copolymer có chứa monome axit acrylic đã được đánh giá bởi Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR). Acrylates Copolymer là chất an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Cơ chế hoạt động của Acrylates Copolymer
Acrylates Copolymer có khả năng hấp thụ sự bài tiết của da, do vậy giảm bớt độ bóng của da và tạo ra bề mặt da được cải thiện cho việc trang điểm. Thành phần này cũng tạo cảm giác dễ chịu với các chất dùng trong mỹ phẩm và giúp giảm bớt bất kì cảm giác nhờn của sản phẩm mang lại.
Sản phẩm liên quan








