Xăm môi ăn lươn được không? Lưu ý gì nếu muốn ăn lươn?

Lươn được xếp vào loài cá nước ngọt, da trơn có nhớt, thân tròn dài như con rắn. Thịt lươn có thể chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn như: Lươn nướng, lươn xào sả ớt, lươn om chuối đậu, cháo lươn... Ăn thịt lươn bổ dưỡng và có nhiều tác dụng cải thiện sức khỏe. Nhưng thịt lươn cũng được cảnh báo dễ nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn. Vậy người mới xăm môi ăn lươn được không?

Xăm môi ăn lươn có lợi ích gì?

Thịt lươn có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt lươn chứa các chất:

  • 12,7g chất đạm - protein.
  • 25,6g chất béo.
  • Vitamin A và betacaroten: 2000 IU.
  • Vitamin B1: 0,15mg.
  • Vitamin B6: 0,28mg.
  • Vitamin B3: 2,2mg.
  • Vitamin B2: 0,31mg.
  • Các khoáng chất: 0,7mg sắt; 78mg natri; 247mg kali; 18mg canxi; 18mg magie; 160mg photpho.
xăm môi ăn lươn được không 1 Thịt lươn giàu dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể

Như vậy có thể thấy thịt lươn giàu protein, vitamin A, vitamin B và hàm lượng khoáng chất cũng rất dồi dào. Ăn 100g thịt lươn đáp ứng được gần 90% nhu cầu vitamin A và 28,2% nhu cầu protein được khuyến nghị trong 1 ngày. Xăm môi ăn lươn được không? Đây là lợi ích của thịt lươn với người mới xăm môi:

  • Thúc đẩy môi tái tạo và phục hồi sau khi xăm. Đó là nhờ protein có tác dụng sửa chữa tổn thương, làm lành cấu trúc mô học của da.
  • Vitamin A trong lươn cũng là dưỡng chất kích thích phục hồi tổn thương. Vitamin tham gia vào tổng hợp collagen, kiểm soát viêm nhiễm.
  • Hàm lượng vitamin B dồi dào giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, ức chế hắc sắc tố melanin để ngăn ngừa môi bị xỉn màu sau khi xăm.
  • Các khoáng chất góp phần nuôi dưỡng tế bào khỏe mạnh, giữ cho môi săn chắc và căng mọng, hỗ trợ thúc đẩy lên màu môi đẹp tự nhiên.

Theo Đông y và y học hiện đại, ăn thịt lươn còn có nhiều tác dụng tuyệt vời như: An thần, nhuận tràng, tăng miễn dịch, điều hòa khí huyết… Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tùy ý ăn thịt lươn. Chuyên gia sức khỏe đã cảnh báo về một số rủi ro nếu ăn thịt lươn không đúng cách. Để biết xăm môi có ăn được thịt lươn không, bạn xem thông tin khuyến cáo tiếp theo dưới đây nhé!

xăm môi ăn lươn được không 2 Vitamin và khoáng chất trong thịt lươn giúp đôi môi thêm xinh xắn, lên màu đẹp sau xăm

Xăm môi ăn lươn được không?

Lươn ăn tạp và sống ở ao bùn, nước đục, sình lầy kể cả nơi có nước bẩn. Vì vậy mà thịt và hệ tiêu hóa của lươn có thể chứa vi trùng, ký sinh trùng. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM, tỉ lệ nhiễm ấu trùng spinigerum ở lươn có thể lên tới 29,6%. Môi mới phun xăm còn đang tổn thương, rất dễ bị nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng nếu ăn thực phẩm thiếu sạch sẽ.

Người mới xăm xong kiêng ăn gì để vết thương mau lành? Chuyên gia khuyến cáo xăm môi kiêng đồ tanh để tránh làm môi sưng phồng, ngứa ngáy. Vậy xăm môi có kiêng ăn lươn không? Lươn cũng là cá và có vị tanh. Mặc dù lươn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho môi nhưng bạn vẫn nên kiêng ăn lươn trong 7 - 10 ngày sau xăm. Qua thời gian này, bạn có thể ăn lươn nhưng cần lưu ý để tránh bị nhiễm ký sinh trùng.

Lưu ý gì khi ăn thịt lươn?

Sau xăm môi khoảng 10 ngày, nếu môi phục hồi ổn định thì bạn có thể ăn thịt lươn như bình thường. Chế biến và sử dụng thịt lươn đúng cách sẽ không xảy ra rủi ro nhiễm ký sinh trùng. Dưới đây là những lưu ý khi ăn thịt lươn.

Không ăn lươn đã bị chết

Hợp chất Histidine trong lươn có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine sau khi lươn bị chết. Lươn chết càng để lâu thì khả năng chuyển hóa càng lớn. Với người khỏe mạnh, lượng Histamine chuyển hóa hiếm khi gây ngộ độc. Nhưng với người có cơ địa sức đề kháng yếu thì nguy cơ ngộ độc cao hơn.

Nấu lươn chín kỹ trước khi ăn

Cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng từ lươn là sơ chế sạch sẽ, nấu chín kỹ trước khi ăn. Theo các nhà khoa học, ấu trùng bị giết chết ở nhiệt độ 45 - 75oC. Bạn cần nấu thịt lươn trong một khoảng thời gian nhất định, đủ để nhiệt độ tiêu diệt ký sinh trùng. Tuyệt đối không ăn gỏi lươn, lươn chưa chín.

Mỗi tuần chỉ nên ăn 2 - 3 bữa thịt lươn

Hàm lượng vitamin A trong lươn rất cao, nếu ăn nhiều sẽ vượt quá mức khuyến nghị hàng ngày. Dư thừa vitamin A không tốt cho sức khỏe, dễ gây tổn thương gan. Chất tanh của lươn cũng có nguy cơ gây lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa nếu ăn quá nhiều trong cùng một thời điểm. Mỗi tuần, bạn chỉ nên ăn 2 - 3 bữa thịt lươn.

xăm môi ăn lươn được không 3 Bạn chỉ nên ăn 2 - 3 bữa thịt lươn mỗi tuần

Xăm môi ăn gì tốt hơn thịt lươn?

Giải đáp về xăm môi ăn lươn được không đã cho bạn biết lươn không phù hợp cho người mới xăm môi. Vậy xăm môi nên ăn thịt gì? Đây là 2 loại thịt bổ dưỡng và lành tính mà bạn có thể sử dụng sau khi xăm môi.

  • Thịt heo: Thịt heo phổ biến nhất trong các loại thịt ăn hàng ngày ở Việt Nam. Dinh dưỡng trong 100g thịt heo chứa 27g protein rất tốt cho việc sửa chữa tổn thương, phục hồi môi. Ăn thịt heo không gây xỉn màu vết thương như thịt bò, không gây dị ứng như thịt gà nên rất an toàn cho người mới xăm môi.
  • Thịt thỏ: Theo Đông y, thịt thỏ có tính mát, bổ khí. Theo y học hiện đại, thịt thỏ giàu vitamin nhóm B, protein và các acid amin ngậm nước. Xăm môi ăn thịt thỏ có tác dụng giữ ẩm giúp môi mềm mịn, chống khô môi. Vitamin B và protein kích thích tế bào nhanh tái tạo, thúc đẩy môi nhanh lành.

Bài viết đã giải đáp xăm môi ăn lươn được không. Ngoài thịt lươn, mới xăm môi cần kiêng nhiều loại thịt cá như: Đồ tanh, hải sản, thịt bò, thịt gà, thịt vịt... Lựa chọn tốt hơn cho bạn trong giai đoạn này là rau củ quả. Bạn nên tăng cường sữa, nước lọc, nước trái cây và các loại rau củ quả. Uống vitamin C, vitamin E cũng là cách bổ sung dưỡng chất giúp môi khỏe và lên màu đẹp.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo