Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Viêm tiểu phế quản là một bệnh phổi chủ yếu do virus gây ra, thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Viêm tiểu phế quản ở trẻ em rất nguy hiểm khiến trẻ phải nhập viện nếu có tiền sử vấn đề về sức khỏe hoặc sinh non.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Tình trạng này gây viêm và thu hẹp các đường tiểu phế quản trong phổi, nguyên nhân hầu như luôn luôn là do virus. Thống kê cho thấy đỉnh điểm của bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là vào những tháng mùa đông. 

Công việc của các tiểu phế quản là kiểm soát luồng không khí lưu thông trong phổi. Nếu bị nhiễm trùng hoặc tổn thương gây nên bị sưng hoặc tắc nghẽn, ngăn cản sự lưu thông oxy. Có 2 dạng viêm tiểu phế quản như:

  • Viêm tiểu phế quản do virus gây ra: Hầu hết các trường hợp viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra, thường xuất hiện vào mùa đông.
  • Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn. Đây là một tình trạng hiếm gặp và nguy hiểm ở người lớn. Bệnh gây sẹo ở các tiểu phế quản và làm tắc nghẽn đường thở.
Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và điều trị 1 Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh khiến bé khó thở, ho, quấy khóc

Dấu hiệu viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh

Viêm tiểu phế quản có thể được nhận biết thông qua một số dấu hiệu như: Sốt, ho, thở khò khè, thở gấp, da tái xanh, lúc thở nghe tiếng rít, co rút liên sườn.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh ban đầu có các triệu chứng như sổ mũi, ho nhẹ và sốt, rất giống với cảm lạnh thông thường và kéo dài 1 - 2 ngày. Những triệu chứng này trở nên trầm trọng hơn sau 3 - 5 ngày. Trẻ ho nhiều hơn, thở khò khè, khi thở lồng ngực co rút. Khó thở khiến trẻ quấy khóc, bỏ bú và dần mệt mỏi, da tím tái, diễn tiến suy hô hấp, nếu không được cấp cứu kịp thời trẻ sẽ ngừng thở. 

Viêm tiểu phế quản ở trẻ có biểu hiện giống như hen suyễn, thở khò khè kéo dài giờ trong khoảng 7 ngày. Nếu được chăm sóc tốt thì ho sẽ giảm dần sau 14 ngày rồi hết hẳn.

Điều trị viêm tiểu phế quản phổi ở trẻ sơ sinh

Điều trị ho

Thuốc trị ho không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, vì ho được coi là một phản xạ hữu ích để tống đờm và vi khuẩn ra ngoài. Với trường hợp trẻ bị ho, ba mẹ có thể massage lòng bàn chân, lưng, ngực cho trẻ. Tình trạng ho kéo dài trong tuần đầu rồi thuyên giảm dần.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và điều trị 2 Massage lòng bàn chân cho bé là cách gỉam ho cho hiệu quả

Giảm nghẹt mũi, sổ mũi

Muốn làm sạch và thông mũi cho trẻ thì nhất định không được dùng thuốc kháng histamine và thuốc thông mũi. Vì nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ, nhất là đối với trẻ dưới 2 tuổi. Thay vào đó ba mẹ nên sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ, giữ độ ẩm trong phòng ngủ để mũi trẻ bớt khô.

Giảm đờm

Mặc dù trên thị trường có nhiều loại thuốc làm loãng đờm và giảm độ đặc như acetylcysteine, bromhexine, carbocysteine. Nhưng những loại thuốc này có hiệu quả hạn chế đối với trẻ. Do đó ba mẹ chỉ cần cho trẻ uống đủ nước để làm loãng đờm hiệu quả.

Hạ sốt

Đối với trường hợp trẻ sơ sinh sốt cao cha mẹ nên biết cách làm trẻ hạ sốt cho trẻ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Không cho trẻ uống thuốc hạ sốt trừ khi có chỉ định của bác sĩ nếu trẻ sốt từ 38 độ trở lên. Ngoài việc uống thuốc, ba mẹ có thể hạ nhiệt cho bé bằng cách lau người, mặc quần áo thoáng mát để thấm mồ hôi cho trẻ, cho trẻ uống nhiều nước để hạ sốt.

Thuốc kháng sinh

Bác sĩ sau khi khám cho trẻ sẽ quyết định có nên cho trẻ sử dụng liệu pháp kháng sinh hay không khi trẻ bị các biến chứng như bội nhiễm khuẩn, viêm phổi,...

Thuốc giãn phế quản

Nếu đưa trẻ đến trung tâm y tế để khám, để điều trị dứt điểm tình trạng thở khò khè do co thắt phế quản. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng khí dung giãn phế quản. Với mức độ hiêu quả ở liều đầu tiên thì bác sĩ sẽ quyết định có nên sử dụng tiếp vào lần sau hay không. 

Thuốc kháng virus

Việc dùng thuốc kháng virus cần có sự chỉ định của bác sĩ. Vì thuốc này không được khuyến khích sử dụng thường xuyên trong điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh. Chỉ xem xét nếu nguyên nhân của bệnh là do virus cúm.

Ngoài những cách điều trị trên thì một số biện pháp phòng ngừa cho trẻ như sau:

  • Không để trẻ tiếp xúc với người đang bị cảm lạnh, cảm cúm.
  • Rửa tay thường xuyên cho trẻ. 
  • Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, bề mặt trẻ tiếp xúc.
  • Khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cần đeo khẩu trang và rửa tay sạch sẽ sau khi chăm sóc trẻ.
  • Giữ gìn môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ.
  • Tạo độ ẩm cho không khí. 
Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và điều trị 3 Nếu trẻ sơ sinh có các triệu chứng viêm tiểu phế quản kéo dài nên đưa đến bệnh viện

Nhìn chung, viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là một bệnh nhiễm virus đường hô hấp thường gặp ở trẻ em với diễn biến có thể tự khỏi hoặc trở nên nặng hơn rất nhanh. Điều quan trọng nhất là nhận biết dấu hiệu để điều trị kịp thời và được can thiệp các biện pháp phù hợp nhất.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo