Viêm thận lupus: Triệu chứng và phương pháp điều trị
Lupus ban đỏ hệ thống là một loại bệnh tự miễn điển hình, bệnh có thể gây nên những biến chứng về thận, được gọi là viêm thận lupus. Tình trạng viêm thận này nếu không được kiểm soát và điều trị sớm có thể dẫn đến suy thận, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Viêm thận lupus là gì?
Viêm thận lupus là một biểu hiện của bệnh lupus, trong đó thận bị tổn thương do cơ chế phức hợp miễn dịch. Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh lý tự miễn. Trong trường hợp bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch tấn công các mô và cơ quan khỏe mạnh trong cơ thể thay vì tác nhân gây hại. Thậm chí, các cơ quan như thận cũng có thể bị tấn công.
Hậu quả của viêm thận lupus có thể là viêm nhiễm thận, tiểu máu, nồng đạm xuất hiện trong nước tiểu, tăng huyết áp và suy giảm chức năng thận, thậm chí là suy thận. Theo khảo sát, có khoảng 60% người mắc lupus ban đỏ hệ thống gặp các biến chứng liên quan đến thận. Bên cạnh đó, viêm thận lupus thường phát triển nhanh chóng và có tốc độ tiến triển cao.
![Viêm thận lupus: Triệu chứng và phương pháp điều trị 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_than_lupus_trieu_chung_va_phuong_phap_dieu_tri_1_148a0d8d75.jpg)
Triệu chứng của viêm thận lupus
Viêm thận lupus là một biến chứng vô cùng nghiêm trọng của bệnh lupus. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh không phải lúc nào cũng thể hiện rõ ràng. Đối với nhiều người, triệu chứng đầu tiên thường là sưng ở chân, mắt cá chân và bàn chân. Một số trường hợp có thể xuất hiện dấu hiệu sưng ở mặt hoặc tay.
Triệu chứng của viêm thận lupus có thể tùy thuộc vào cơ địa ở mỗi người. Dưới đây là một số dấu hiệu thường xuất hiện trong viêm thận lupus:
- Tăng cân.
- Huyết áp cao.
- Nước tiểu có màu đậm.
- Nước tiểu bọt (do tăng protein trong nước tiểu).
- Nhu cầu đi tiểu đêm tăng.
- Có máu trong nước tiểu.
- Sưng ở tay, mắt cá chân hoặc bàn chân.
Không phải tất cả các vấn đề liên quan đến tiết niệu hoặc thận ở người bị lupus đều xuất phát từ viêm thận lupus. Bệnh nhân lupus cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, một số loại thuốc được sử dụng để điều trị lupus có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Tuy nhiên, các triệu chứng liên quan đến thuốc thường giảm đi khi ngừng sử dụng.
![Viêm thận lupus: Triệu chứng và phương pháp điều trị 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_than_lupus_trieu_chung_va_phuong_phap_dieu_tri_2_b75a920bd2.jpg)
Các giai đoạn phát triển của viêm thận lupus
Viêm cầu thận lupus phát triển qua 6 giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, tổn thương thận còn nhẹ, chưa thể thấy rõ các biểu hiện lâm sàng. Kết quả xét nghiệm nước tiểu, máu và chức năng thận vẫn trong giới hạn bình thường.
- Giai đoạn 2: Sự tổn thương cầu thận rõ ràng hơn, đi kèm với các triệu chứng như có máu trong nước tiểu và lượng tiểu đạm tăng.
- Giai đoạn 3: Trong giai đoạn này, các mạch máu nuôi thận bị tổn thương, dẫn đến tăng protein trong máu và nước tiểu. Chức năng thận suy giảm và khoảng một phần ba trong số những người mắc hội chứng thận hư.
- Giai đoạn 4: Tại giai đoạn này, hơn 50% mạch máu trong thận bị ảnh hưởng, gây suy giảm nghiêm trọng hơn về chức năng thận.
- Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn thể hiện rõ nhất của viêm thận lupus, thường gặp nhất là hội chứng thận hư. Người bệnh cần thực hiện lọc máu hoặc ghép thận.
- Giai đoạn 6: Ở giai đoạn này, tổn thương thận trở nên nghiêm trọng hơn, hơn 90% mạch máu quan trọng trong thận bị xơ hóa và mất khả năng hoạt động. Biểu hiện bao gồm suy thận, hội chứng thận hư và tăng huyết áp.
Phương pháp điều trị viêm thận lupus
Ngày nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn viêm thận lupus. Các biện pháp điều trị hiện tại chỉ tập trung vào việc duy trì thể trạng thận, ngăn chặn sự tổn thương tiến triển nhanh hơn và giảm thiểu triệu chứng. Cụ thể như:
- Điều trị theo triệu chứng: Sử dụng thuốc để điều chỉnh huyết áp, thuốc giảm viêm, sưng và phù và loại thuốc ức chế miễn dịch nhằm hạn chế tổn thương thận do hệ miễn dịch.
- Điều trị tùy theo tình trạng thận: Trong trường hợp thận bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh cần áp dụng các phương pháp như chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để hỗ trợ quá trình điều trị và ngăn ngừa biến chứng, điển hình như:
- Uống đủ nước hàng ngày.
- Hạn chế tiêu thụ muối và protein.
- Duy trì huyết áp ổn định.
- Thực hiện tập thể dục và thể thao thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch.
- Giảm tiêu thụ cholesterol.
- Tránh hút thuốc và cạn tránh sử dụng rượu bia.
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thận, như thuốc kháng viêm không chứa steroid.
Viêm cầu thận lupus có thể phát triển thành suy thận nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Do đó, người bệnh cần phải thường xuyên thăm khám sức khỏe với các chuyên gia thận tiết niệu nhằm hỗ trợ phát hiện sớm bất thường và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
![Viêm thận lupus: Triệu chứng và phương pháp điều trị 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_than_lupus_trieu_chung_va_phuong_phap_dieu_tri_3_217997ee47.jpg)
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Hà An Pharmacy về triệu chứng và phương pháp điều trị viêm thận lupus. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về bệnh lý trên, đồng thời có thêm kiến thức nhằm chăm sóc bản thân tốt hơn.
Xem thêm: Bệnh lupus ban đỏ viêm cầu thận là gì và cách điều trị