Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc ống tai ngoài, tức bộ phận nối liền màng nhĩ với bên ngoài tai của trẻ. Bệnh lý này dễ xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, nếu bệnh gặp ở trẻ sơ sinh sẽ có một số khác biệt về nhiều khía cạnh khác nhau. Nhiễm trùng tai ngoài hay viêm tai ngoài có thể gây ảnh hưởng đến ống tai hoặc mặt ngoài của màng nhĩ, một số trường hợp trẻ sơ sinh có thể bị điếc nếu như không được điều trị kịp thời.

Khi trẻ sơ sinh có các dấu hiệu đau hoặc ngứa tai, tai bị chảy dịch vàng, quấy khóc… ba mẹ nhanh chóng lên kế hoạch đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Bệnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh cần được quan tâm và điều trị kịp thời để tránh trường hợp sự nhiễm trùng lan rộng và tổn thương đến các thính giác của trẻ.

Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh và những điều ba mẹ cần biết

Tại Việt Nam, có đến 70% trẻ em dưới 3 tuổi mắc bệnh viêm tai ngoài. Triệu chứng ban đầu chỉ là những tổn thương nhỏ ở bên ngoài tai của bé. Tuy nhiên, khi ba mẹ quá chủ quan và bỏ qua việc thăm khám hoặc không điều trị đúng cách, từ đó dẫn tới tình trạng nguy hiểm là viêm nhiễm ống tai ngoài. Ở giai đoạn trẻ sơ sinh, các cơ quan trên cơ thể của trẻ đang dần hoàn thiện cả về cấu tạo và chức năng. Khi có sự xuất hiện của bất thường nào đó, điều đó có thể để lại hậu quả suốt cả cuộc đời trẻ. Dưới đây là những thông tin về biến chứng nguy hiểm cũng như dấu hiệu nhận biết viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần biết:

Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết1 Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan

Biến chứng của viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh thực tế không quá nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên, khi bệnh không được xử lý kịp thời, điều trị dứt điểm sẽ là tiền đề gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như sau:

  • Thính giác trẻ có thể giảm dần do bị nghẹt ống tai và không cảm nhận được âm thanh. Về lâu dài có thể gây thủng màng nhĩ và mất khả năng nghe vĩnh viễn.
  • Khi tai ngoài trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng lâu dài sẽ biến chứng nặng gây khó khăn cho việc điều trị.
  • Chữa viêm tai ngoài ở giai đoạn nặng, trẻ có thể phải dùng nhiều kháng sinh, gây ảnh hưởng đề kháng và chức năng gan, thận bị suy giảm.
  • Nhiễm trùng xâm lấn đến mô tế bào khiến xương và sụn tại khu vực bị tổn thương, tác động mạnh mẽ lên hộp sọ, gây nguy hiểm khôn lường.
  • Viêm, nhiễm trùng tai ngoài lâu ngày dẫn đến áp xe, gây hoại tử những bộ phận xung quanh cũng như hệ thần kinh.

Để ngăn chặn kịp thời những hệ quả trên, ba mẹ cần nắm rõ những thông tin cơ bản để xử lý đúng cách và đúng lúc.

Dấu hiệu nhận biết viêm tai ngoài ở trẻ

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, ba mẹ cần phải kiểm tra và quan sát thật kỹ những biểu hiện của con nhằm có biện pháp xử lý kịp thời, nhanh chóng. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết cơ bản của bệnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh:

  • Trẻ thường khóc thét không rõ nguyên nhân.
  • Trẻ có phản ứng mạnh,dữ dội khi bị ba mẹ, người thân động vào tai.
  • Khả năng phản xạ âm thanh của trẻ kém.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, trẻ bồn chồn và thường cáu kỉnh.
  • Trẻ biếng ăn, mệt mỏi và bỏ bú.
  • Khi kiểm tra, ba mẹ sẽ thấy tai và ống tai có dấu hiệu bị sưng.
  • Tai ngoài của trẻ có nổi hạch và chảy dịch màu vàng.
  • Trẻ bị sốt cao.

Khi trẻ có những dấu hiệu trên, ba mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và tìm ra phương án giải quyết đúng cách và nhanh chóng nhất, hạn chế xảy ra biến chứng không mong muốn.

Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết2 Khi trẻ có những dấu hiệu bị viêm tai ngoài ba mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay

Tác nhân gây ra viêm tai ngoài cho trẻ sơ sinh

Khi bị viêm tai ngoài, nước được xem là nguyên nhân gây ra viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh. Không những thế, đối với trẻ sơ sinh, dưới đây còn là những tác nhân gây ra viêm tai ngoài mà ba mẹ đừng nên bỏ qua:

  • Trẻ sơ sinh có thể bị chấn thương, bị vật lạ tác động trực tiếp vào tai gây tổn thương vùng niêm mạc tai.
  • Cách tắm gội cho trẻ sơ sinh chưa thực hiện đúng cách, khiến nước hoặc xà phòng còn đọng lại trong tai trẻ.
  • Nguồn nước bé tắm gội cho trẻ có thể không đảm bảo sạch sẽ, có nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh.
  • Ba mẹ có thể vệ sinh tai cho trẻ không đúng cách hoặc dụng cụ vệ sinh không sạch.
  • Trẻ sơ sinh mắc các bệnh lý về tai khác như chàm hoặc vảy nến…
Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết3Tắm gội cho trẻ sơ sinh chưa đúng cách sẽ khiến nước hoặc xà phòng đọng lại trong tai trẻ

Cách phòng viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh

Khi biết được những tác nhân gây ra bệnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh, phần nào ba mẹ cũng có thể biết được cách phòng bệnh viêm tai ngoài xảy ra ở trẻ. Dưới đây là những thông tin về việc phòng ngừa bệnh mà bạn đọc nên quan tâm và chú ý nhằm có hướng phòng chống bệnh xảy ra với bé yêu của mình:

  • Nên vệ sinh sạch sẽ tai của trẻ và cần thực hiện đúng cách.
  • Ba mẹ không lạm dụng tăm bông, ngoáy quá sâu vào tai của trẻ.
  • Khi tắm cho trẻ, không được để nước hoặc xà phòng rơi vào tai của bé.
  • Những dụng cụ vệ sinh tai cho bé yêu phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
  • Không được cho trẻ nghịch nước hoặc tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm.
  • Nên trang bị khẩu trang cho bé khi ra ngoài đường nhằm hạn chế việc tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm.
  • Khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh, cần thực hiện thao tác nhẹ nhàng để không làm tổn thương hoặc trầy xước tai trẻ.
  • Cần đặc biệt chú ý giữ ấm vùng tai mũi họng cho bé.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tăng cường đề kháng cho trẻ.
  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ nhằm tìm ra những nguy cơ có thể gây bệnh cho trẻ càng sớm nếu có.

Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp và do nhiều nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra. Nếu tình trạng viêm không có dấu hiệu thuyên giảm, phụ huynh đừng chần chừ mà hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tai của trẻ nói riêng và sức khỏe tổng thể của trẻ nói chung.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo