Viêm tai ngoài có mủ nguy hiểm như thế nào?

Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng ở khoang tai, do vi khuẩn, virus hoặc trong một số ít trường hợp hiếm gặp có thể do nấm gây ra. Trường hợp bị viêm tai ngoài ở người lớn thường xuất hiện vài ngày sau khi đi bơi lội, có thể cấp tính hoặc mạn tính. Trong trường hợp tai bị viêm nếu không được xử nhanh chóng và kịp thời, viêm tai ngoài có thể hình thành mủ hoặc gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác, ảnh hưởng đến thính giác của người bệnh.

Viêm tai ngoài có mủ là tình trạng cảnh báo cho sự nhiễm trùng tại cơ quan tai. Và liệu tình trạng này nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết này nhé!

Viêm tai ngoài có mủ nguy hiểm như thế nào?

Tai là bộ phận rất quan trọng của mỗi chúng ta. Tai ngoài có nhiệm vụ nhận cảm giác âm thanh - phần ốc tai, mà còn giúp điều chỉnh sự thăng bằng cho cơ thể - phần tiền đình. Khi cơ quan này có dấu hiệu của sự nhiễm trùng như viêm, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thính lực cũng như các cơ quan đầu cổ liên quan. Không những thế, nếu viêm tai ngoài xuất hiện mủ, điều này cho thấy tai của bạn đang có vấn đề rất nghiêm trọng cần được thăm khám ngay lập tức. Dưới đây là thông tin về viêm tai ngoài có mủ mà bạn đọc cần biết.

Viêm tai ngoài có mủ nguy hiểm như thế nào?1 Viêm tai ngoài có mủ là dấu hiệu cho thấy tai đang có vấn đề rất nghiêm trọng

Biến chứng nghiêm trọng của viêm tai ngoài có mủ

Viêm tai ngoài có mủ có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai tai của người bệnh. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn không chỉ đối thính giác mà còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng không mong muốn:

  • Bệnh nhân bị ù tai và có thể nghe thấy những âm thanh bên trong tai.
  • Tai của người bệnh bị đau.
  • Xung quanh tai có phản ứng của triệu chứng ngứa.
  • Biểu bì da xung quanh tai bị bong tróc và đóng vảy.
  • Vùng đầu cổ của người bệnh bị sưng và đau.
  • Người bệnh bị sốt nhẹ.
  • Thính giác người bệnh bị ảnh hưởng.
  • Nếu tình trạng viêm nhiễm diễn biến nặng và lan rộng, rất có khả năng sẽ lan sang những bộ phận khác. Bệnh nhân cần được thực hiện hút mủ ra ngoài ngay lập tức tránh tình trạng hình thành ổ áp xe trong tai dẫn đến biến chứng nguy hiểm khôn lường.
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị mất thính giác tạm thời, nghiêm trọng hơn sẽ bị điếc vĩnh viễn nếu bị thu hẹp ống tai.
  • Khi dịch mủ tích tụ lâu ngày không được xử lý nhanh chóng sẽ gây thủng màng nhĩ của người bệnh.
  • Viêm tai ngoài có mủ còn có thể là dấu hiệu của viêm tai ngoài ác tính, đe dọa đến mạng sống người bệnh nếu như không được y khoa can thiệp kịp thời.

Hầu hết những biến chứng của viêm tai ngoài có mủ đều ảnh hưởng tiêu cực đến thính giác của người bệnh. Việc tích tụ chất lỏng hoặc dịch mủ lâu ngày và không được điều trị có thể khiến thính giác của bệnh nhân bị mất vĩnh viễn.

Viêm tai ngoài có mủ nguy hiểm như thế nào?2 Hầu hết những biến chứng của viêm tai ngoài có mủ đều ảnh hưởng tiêu cực đến thính giác

Nguyên nhân gây ra viêm tai ngoài có mủ

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm tai ngoài có mủ tuy nhiên chủ yếu là do tai tiếp xúc với nguồn nước bẩn có nhiều vi khuẩn như trong hồ bơi hoặc ao hồ, sông rạch. Không dừng lại ở đó, dưới đây có thể là những nguyên nhân khác gây ra viêm tai ngoài có mủ cụ thể như sau:

  • Bệnh nhân bơi lội hoặc tắm rửa ở những khu vực nguồn nước không đảm bảo sạch sẽ và an toàn, dẫn đến tích tụ nhiều vi khuẩn và tấn công đến ống tai ngoài và hình thành viêm nhiễm, mưng mủ khi tai có những vết trầy xước.
  • Bởi bề mặt của tai ngoài có thể tiếp xúc dễ dàng với môi trường bên ngoài, do đó ông tai ngoài cũng có nguy cơ bị dính những loại hóa chất hoặc thậm chí hóa chất có thể bắn vào tai.
  • Việc sử dụng chung tai nghe với người khác, hoặc tai nghe của bạn không được vệ sinh sạch sẽ, đồng nghĩa với việc bạn có thể đang đưa vi khuẩn vào thẳng tai của mình. Từ đó hình thành nên viêm dẫn đến có mủ ở tai.
  • Bên cạnh đó, việc sinh tai và ống tai bên trong nếu như không thực hiện đúng cách có thể khiến cho tai bị nhiễm khuẩn và hình thành mủ.
  • Việc đưa các vật thể lạ vào bên trong tai ví dụ như: Dụng cụ lấy ráy tai, tăm bông… nếu những dụng cụ này không được làm sạch hoặc dùng chung với người khác… cũng là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra viêm tai ngoài có mủ.
  • Do người bệnh có thói quen xấu hay gãi tai, dẫn đến trầy xước. Khi gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn có thể hình thành gây viêm và mủ.
  • Một số trường hợp khi bạn làm sạch tai quá mạnh, có thể gây ra những tổn thương cho tai, từ đó gây viêm tai ngoài có mủ.
  • Việc dị vật mắc kẹt trong tai hoặc người có cơ địa mắc các bệnh về da mạn tính như vẩy nến, chàm… cũng có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng trên.

Những lưu ý dành cho bệnh nhân bị viêm tai ngoài có mủ

Các bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày có ảnh hưởng không nhỏ tới việc bệnh nhân mắc viêm tai ngoài chảy mủ. Do đó, việc tuân thủ thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ rút ngắn thời gian điều trị đáng kể. Dưới đây là những lưu ý dành cho bệnh nhân đang điều trị viêm tai ngoài có mủ:

  • Tránh ăn những thực phẩm khô như hoa quả sấy, bánh quy và kẹo cao su. Nhóm thực phẩm này thường làm tăng hoạt động cơ hàm và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục loa tai.
  • Tránh ăn bánh kẹo, đồ ngọt và thực phẩm chứa nhiều đường khi đang điều trị.
  • Các đồ ăn cay nóng, cà phê, trà và chất kích thích… cũng ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
  • Nên bổ sung vitamin A, C có trong thực phẩm xanh như cà rốt, cam và các loại rau.
Viêm tai ngoài có mủ nguy hiểm như thế nào?3 Bổ sung rau củ quả nhiều vitamin giúp người bệnh viêm tai ngoài có mủ nhanh chóng hồi phục
  • Nên bổ sung các sản phẩm giàu kẽm và axit béo có lợi cho sức khỏe.
  • Nên uống nhiều nước lọc để loại bỏ độc tố và làm loãng dịch mủ.
  • Nên chủ động khám sức khỏe định kỳ để nắm rõ thể trạng của bản thân.

Viêm tai ngoài có mủ là tình trạng rất nguy hiểm cần được can thiệp điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc phải mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Ngoài việc điều trị y lệnh bác sĩ điều trị, bệnh nhân hãy chủ động thay đổi những thói quen xấu và xây dựng những thói quen tốt nhằm tăng cường sức khỏe cho đôi tai của mình.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo