Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có tự khỏi không?

Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn yếu nên rất dễ mắc bệnh viêm tai giữa. Không những thế, với cấu trúc tai của trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện, ống tai của trẻ thường ngắn hơn ống tai của người trưởng thành, đó cũng là một trong những yếu tố nguy cơ dễ khiến các bé sơ sinh dễ mắc bệnh viêm tai giữa. Khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa luôn khiến các bậc làm cha mẹ vô cùng lo lắng, thắc mắc liệu bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi không hay phải nhất thiết cần đến sự can thiệp của bác sĩ điều trị chuyên khoa.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh rất phổ biến, do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra. Bệnh với nhiều triệu chứng khác nhau như sốt, bỏ bú, quấy khóc thường làm các mẹ nhầm lẫn với những triệu chứng thông thường của trẻ sơ sinh.

Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là bệnh do vi khuẩn hoặc virus tấn công tai giữa của trẻ và gây ra viêm nhiễm. Ban đầu, với những dấu hiệu cơ bản như sốt, quấy khóc hoặc bỏ bú… có thể khiến cho ba mẹ chủ quan. Tuy nhiên, nếu bệnh để lâu ngày có thể dẫn đến viêm tai giữa mãn tính, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ sau này.

Với những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh sẽ có những phương pháp điều trị không giống nhau. Khi trẻ sơ sinh có những dấu hiệu dưới đây, phụ huynh hoặc người chăm sóc nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để trẻ được thăm khám và có phương pháp điều trị đúng cách nhất nhé!

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có tự khỏi không?1 Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là bệnh do vi khuẩn hoặc virus tấn công tai giữa của trẻ

Trẻ sơ sinh bị sốt cao

Sốt là dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh. Sốt cũng là sự báo hiệu việc đã có sự tấn công của vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. Trẻ sơ sinh khi bị viêm tai giữa có thể bị sốt rất cao lên đến 390C. Lúc này, trẻ cần được hạ sốt nhanh chóng bằng nhiều phương pháp như lau mát, sau đó hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt nhé! Nên lưu ý rằng, không được để trẻ sốt quá lâu hoặc sốt quá cao vì có thể dẫn đến sốt co giật, ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ sau này.

Trẻ hay kéo tai, khó nằm và khó ngủ

Kéo tai, giật tai hay không cho người lớn chạm vào tai của mình là dấu hiệu thường gặp, và đó cũng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh. Khi bị viêm, tai giữa của trẻ rất đau và khó chịu. Khi đó, những triệu chứng trên là nỗ lực để giúp trẻ giải tỏa được cơn đau. Một số trẻ, khi cơn đau do viêm diễn biến nặng nề, bé còn dùng tay để đập vào tai, gây khó khăn cho việc phụ huynh chăm sóc trẻ.

Ngoài ra, khi trẻ nằm xuống thường sẽ tạo ra một áp lực lên vùng tai giữa. Lúc này sẽ khiến trẻ cảm giác không thoải mái, cơn đau có thể sẽ nhiều hơn và khó chịu hơn. Từ đó, ảnh hưởng nhất định đến giấc ngủ của trẻ. Nếu trẻ sơ sinh mất ngủ lâu ngày, có thể dẫn đến kiệt sức.

Tai chảy dịch, phản xạ âm thanh kém và trẻ quấy khóc

Tai chảy dịch là triệu chứng dễ dàng nhận biết nhất khi trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa. Mặc dù không phải tất cả trường hợp bị viêm tai giữa đều xuất hiện chảy dịch, tuy nhiên, chất lỏng này có màu vàng, hơi lỏng đặc này đôi khi có kèm theo máu… là kết quả của hiện tượng vỡ màng nhĩ gây ra.

Bên cạnh đó, áp lực và tình trạng đau tai còn có thể sẽ khiến cho trẻ quấy khóc và khó chịu nhiều hơn bình thường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của gia đình. Mặc dù khóc nhiều có thể là dấu hiệu của bất kỳ một vấn đề sức khỏe khác nào nhưng nó cũng là dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa khi đi kèm với các triệu chứng đặc trưng khác.

Ngoài ra, khi chất lỏng tích tụ ở tai giữa còn có thể khiến vấn đề nghe hay phản xạ với âm thanh của trẻ gặp khó khăn. Ở nhiều trường hợp, trẻ sơ sinh còn có thể bị mất thính giác tạm thời. Khi không được điều trị kịp thời và đúng cách, mất thính giác có thể xảy ra vĩnh viễn sau này.

Các vấn đề đường tiêu hóa

Theo rất nhiều nghiên cứu khác cho thấy rằng, các loại virus hoặc vi khuẩn gây viêm tai giữa cũng có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa còn non yếu của trẻ sơ sinh. Chúng có thể khiến trẻ gặp khó khăn khi nhai và nuốt. Một số triệu chứng về hệ tiêu hóa khác đi kèm với viêm tai giữa như chán ăn, tiêu chảy và nôn...

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có tự khỏi không?2 Khi có những triệu chứng của bệnh viêm tai giữa cần đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có tự khỏi hay không?

Bệnh viêm tai giữa là loại bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây nên, do đó, trẻ sơ sinh sẽ khó lòng có thể tự khỏi bệnh hoàn toàn nếu như không có phương án điều trị đúng cách.

Không những thế, triệu chứng của viêm tai giữa có xu hướng giảm thiểu nhất định sau một vài ngày khi phát bệnh. Điều này sẽ khiến nhiều bậc phụ huynh lầm tưởng rằng bệnh viêm tai giữa có thể tự khỏi hoàn toàn mà không cần phải điều trị gì cả. Tuy nhiên, việc không được điều trị bằng các phương án bảo tồn ban đầu hoặc những phương pháp khác, có khả năng làm tăng nguy cơ bệnh tái phát sau này và gây ra nhiều biến chứng rất nghiêm trọng đối với thính lực của trẻ.

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có tự khỏi không?3 Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có tự khỏi không là thắc mắc của rất nhiều người

Những lưu ý khi trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh cần được điều trị bằng phương pháp sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ điều trị. Ba mẹ hoặc người chăm sóc tuyệt đối không tự ý mua thuốc về tự điều trị tại nhà như:

  • Không tự mua thuốc nhỏ tai cho trẻ. Bởi một số loại thuốc có thành phần kháng sinh gây ra nhiều tác dụng phụ cho trẻ khi không được xử lý kịp thời.
  • Không tự ý mua thuốc uống cho trẻ sơ sinh sử dụng. Bất kì loại thuốc nào trước khi dùng cho trẻ cần có sự chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Không được tự ý cho trẻ sử dụng phương pháp dân gian, thuốc nhỏ tai dân gian hay đến phòng khám dân gian khi chưa có sự tham vấn với bác sĩ điều trị.
  • Không được để trẻ quá lâu tại nhà. Bởi nếu bệnh phát hiện muộn sẽ gây khó khăn cho việc điều trị dứt điểm sau này.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh khiến cho không ít các ông bố bà mẹ đau đầu bởi các triệu chứng luôn ảnh hưởng trực tiếp đến cho trẻ. Bệnh cần được nhanh chóng điều trị dứt điểm và đúng cách nhằm hạn chế những biến chứng khó lường có thể xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe con thơ trong những năm tháng đầu đời.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo