Vị trí huyệt Tất Nhãn ở đâu? Cách phối hợp huyệt để chữa bệnh

Hệ thống huyệt đạo trên cơ thể người được phân chia thành hàng trăm huyệt, người xưa thường dựa vào vị trí, hình dạng của các cơ quan trên cơ thể có huyệt đạo đó hoặc công dụng trị bệnh của huyệt đạo để đặt tên cho dễ ghi nhớ. Hãy cùng Hà An Pharmacy tìm hiểu về huyệt Tất Nhãn trong bài viết dưới đây nhé!

Huyệt Tất Nhãn là gì? Cách xác định vị trí huyệt Tất Nhãn

Huyệt Tất Nhãn còn có tên gọi khác là huyệt Tất Mục. Như đã nói ở trên, tên gọi này của huyệt bắt nguồn từ vị trí của nó: Huyệt đạo ở mé trong, khe của khu vực xương đầu gối (khu vực này có hình dạng tương tự mắt của con bò nên được gọi là Tất Nhãn hay Tất Mục).

Bên cạnh đó, theo nhiều tài liệu về Y học cổ truyền được lưu truyền lại thì khi hình dung đầu gối với hình dạng tương tự như khuôn mặt của con bò, huyệt Tất Nhãn nằm ở vị trí đôi mắt. Do đó, huyệt nằm ở mé trong đầu gối được gọi là huyệt Nội Tất nhãn và ngược lại, huyệt nằm mé ngoài của đầu gối có tên là huyệt Ngoại Tất Nhãn (hay huyệt Độc Tỵ).

Huyệt Tất Nhãn có xuất xứ thiên Kim phương với đặc tính Kỳ huyệt. Theo Y học giải phẫu huyệt, dưới lớp biểu bì của vùng huyệt là phần hõm giữa gân cơ may và xương bánh chè của cơ bốn đầu đùi, bao gồm khe của khớp xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Dây thần kinh vận động của cơ là nhánh dây thần kinh đùi.

Vị trí huyệt Tất Nhãn ở đâu? Cách phối hợp huyệt để chữa bệnh 1 Vị trí huyệt Tất Nhãn trên cơ thể người

Vậy làm thế nào để xác định chính xác vị trí huyệt Tất Nhãn? Theo định nghĩa trong cuốn sách “Linh khu thiên Cửu châm thập nhị nguyên”, huyệt đạo là nơi ra vào của thần khí và luân chuyển lẫn nhau. Các huyệt đạo phân bố rải rác khắp cơ thể. Huyệt đạo còn được xem là nơi khí của tạng phủ, kinh lạc, gân cơ xương khớp hội tụ lại và tỏa ra bên ngoài cơ thể.

Mỗi huyệt đạo thường có vị trí cố định và giữ vai trò quan trọng trong việc chi phối thần kinh vận động của cơ quan tương ứng. Do đó, việc xác định vị trí huyệt đạo sao cho chính xác là hết sức quan trọng, giúp tác động và sử dụng huyệt đạo đúng cách khi trị bệnh.

Có thể xác định vị trí của huyệt Tất Nhãn theo hai cách sau:

  • Quan sát bên ngoài: Huyệt Tất Nhãn nằm ở chỗ lõm hai mé đầu gối.
  • Xác định dựa vào cử động: Khi bệnh nhân ngồi co chân một góc 45 độ sẽ thấy mé trong bên dưới của xương đầu gối xuất hiện chỗ hõm, đó là vị trí của huyệt Nội Tất Nhãn.

Công dụng của huyệt Tất Nhãn

Huyệt Tất Nhãn giữ vai trò chi phối trực tiếp dây thần kinh vận động cơ ở đầu gối. Theo các tài liệu Đông y, huyệt Tất Nhãn chuyên đặc trị các bệnh như cước khí, đau đầu gối, sưng đau ở bắp chân.

Bệnh nhân gặp các cơn đau nhức ở mặt trong đầu gối, gặp khó khăn khi đứng lên ngồi xuống, đi đứng không linh hoạt,... có thể bấm huyệt này để làm giảm các cơn đau.

Vị trí huyệt Tất Nhãn ở đâu? Cách phối hợp huyệt để chữa bệnh 2 Tác động vào huyệt Tất Nhãn có thể làm giảm cơn đau đầu gối

Tác dụng trị bệnh của huyệt Tất Nhãn

Huyệt Tất Nhãn có công dụng chính là điều trị cước khí và các bệnh lý gần khu vực đầu gối. Cụ thể:

Chữa cước khí

Cước khí được hiểu là hiện tượng đau nhức trong gót chân và chỉ đau tại vị trí nhất định. Quan sát bề ngoài thường khó nhận ra hiện tượng này vì cước khí không gây cảm giác nóng, cũng không đỏ và không sưng. Đông y giải thích hiện tượng này xuất phát từ nguyên do cơ thể bị nhiễm lạnh, không loại bỏ hết hàn khí.

Người bệnh thường cảm thấy đau nhức, nhất là vào thời điểm thay đổi thời tiết, chuyển sang mùa lạnh.

Phương pháp chữa bệnh cước khí là áp dụng kinh lạc để loại bỏ phần khí lạnh ra khỏi cơ thể. Đây còn được gọi là biện pháp trừ thấp, khu phong, ôn kinh hoạt lạc. Chữa cước khí với cách bấm huyệt và châm cứu ở huyệt Tất Nhãn giúp thuyên giảm tình trạng đau nhức ở bệnh nhân.

Điều trị đau đầu gối

Huyệt Tất Nhãn có tác dụng hiệu quả khi áp dụng để trị chứng đau đầu gối. Tác động lực vào huyệt đạo này đúng cách sẽ giúp bệnh nhân thuyên giảm cơn đau đầu gối và hỗ trợ cải thiện được tình trạng tích nước.

Bên cạnh đó, bấm huyệt Tất Nhãn thường xuyên sẽ giúp tăng cường hoạt động cơ xương khớp, cải thiện lưu thông máu, làm chậm quá trình lão hóa, thải độc và phòng một số bệnh lý khác.

Cách tác động vào huyệt để chữa bệnh

Có thể kích thích huyệt Tất Nhãn với hai cách thường gặp nhất là châm cứu và bấm huyệt:

  • Xoa bóp bấm huyệt: Đây là cách kích thích vào huyệt đạo đơn giản và dễ thao tác, giảm thiểu nguy cơ phụ thuộc nhiều vào thuốc biệt dược, vì thế cho độ an toàn cao. Bấm huyệt Tất Nhãn hiệu quả trong việc điều trị các bệnh quanh khu vực đầu gối, làm giảm cơn đau nhức và giảm áp lực đè lên hệ thần kinh, hỗ trợ thư giãn cơ
  • Châm cứu: Phương pháp này tác động trực tiếp và sâu vào huyệt tại vùng bị tổn thương, làm tăng hiệu quả chữa trị.
Vị trí huyệt Tất Nhãn ở đâu? Cách phối hợp huyệt để chữa bệnh 3 Châm cứu tác động sâu vào huyệt đạo

Cách phối hợp huyệt Tất Nhãn để chữa bệnh

Hệ thống huyệt đạo có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động sinh lý trên cơ thể. Đa số các biểu hiện bệnh lý đều sẽ thể hiện tại các vị trí huyệt đạo. Khi người bệnh cảm thấy đau tức tại bất cứ vùng nào, màu sắc da tại vùng huyệt đạo tương ứng sẽ thay đổi, cảm giác đau khi chạm nhẹ,… báo hiệu cơ thể đang bị tổn thương tại đó.

Công dụng chữa trị huyệt phụ thuộc nhiều vào mối liên hệ giữa kinh lạc và huyệt trong cơ thể. Vì thế, để gia tăng hiệu quả điều trị, việc phối hợp huyệt là rất cần thiết. 

Dưới đây là một số cách phối hợp huyệt Tất Nhãn để chữa bệnh:

  • Phối hợp huyệt Túc Tam Lý (Vi.36) (Thắng Ngọc Ca): Giúp điều trị tình trạng chân sưng to, không thẳng.
  • Phối hợp huyệt Tất (Dương) Quan (C 7) (Ngọc Long Ca): Giảm đau ở đùi và đầu gối.
  • Phối hợp huyệt Tất (Dương) Quan (C 7) (Ngọc Long Kinh) + huyệt Khoan Cốt + : Điều trị tình trạng hai chân bị sưng đau.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về huyệt Tất Nhãn và cách phối hợp huyệt để trị bệnh. Nếu bạn cảm thấy đau nhức tại vùng huyệt đạo này, không nên tự tác động mà nên nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia Y học cổ truyền để đảm bảo an toàn. Tiếp tục theo dõi Hà An Pharmacy để cập nhật thêm nhiều kiến thức y khoa bổ ích bạn nhé!

Khánh Vy

Nguồn: Tổng hợp



Chat with Zalo