Vì sao mẹ bầu thường cảm thấy đắng miệng?
Vậy nguyên nhân gây đắng miệng khi mang thai là do đâu và làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây, mẹ bầu hãy cùng tham khảo để biết nguyên nhân gây đắng miệng trong thời gian mang thai và có cách khắc phục hiệu quả.
Nguyên nhân dẫn đến việc đắng miệng ở bà bầu
![Vì sao mẹ bầu thường cảm thấy đắng miệng 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vi_sao_me_bau_thuong_cam_thay_dang_mieng_1_1_bf1213f102.jpg)
Chứng rối loạn vị giác
Nếu bà bầu bị chứng bệnh rối loạn vị giác này thì không chỉ vị đắng mà các vị chua, cay, mặn, ngọt đôi khi cũng bị thay đổi khiến cho bà bầu không cảm nhận được hương vị thật của thức ăn nữa. Khi tình trạng này kéo dài, bà bầu sẽ bị mất cảm giác thèm ăn và giảm sút sự thích thú khi ăn, uống.
Tuyến nước bọt bị viêm
Chúng ta được biết rằng, nước bọt được tạo ra bởi một hệ thống xung quanh khoang miệng, bao gồm tuyến mang tai, dưới lưỡi và hàm. Viêm tuyến nước bọt của chúng ta thường bị nhiễm nấm, vi khuẩn, vi rút hoặc bị nhiễm trùng. Từ đó khiến tuyến nước bọt bị tắc, làm giảm việc tiết nước bọt trong quá trình xử lý thức ăn ở khoang miệng. Nhiều bà bầu khi mang thai không được bổ sung đủ chất dinh dưỡng, không chú ý đến việc phải uống đủ nước hàng ngày, hậu quả của nó là bà bầu thường có cảm giác khô miệng, đắng miệng.
Trào ngược dạ dày
Việc dư thừa axit hoặc gặp chứng bệnh liên quan đến dạ dày sẽ khiến axit, hơi, dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Từ đó gây các tổn thương cho thực quản, thanh quản và khiến bà bầu hay bị đắng miệng, buồn nôn, ợ chua. Trong thai kỳ, bà bầu thường có tâm lý ăn cho hai người, ăn nhiều chất khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động nhiều, nhất là dạ dày phải sản xuất nhiều dịch vị hơn để tiêu hóa thức ăn, từ đó dễ xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày.
Do thói quen ăn uống
![Vì sao mẹ bầu thường cảm thấy đắng miệng 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vi_sao_me_bau_thuong_cam_thay_dang_mieng_2_1_0fba90071c.jpg)
Nhiều bà bầu có sở thích ăn những đồ ăn có vị đắng như rau đắng, mướp đắng, nghệ, vỏ cam… Cũng khiến cho những lần thưởng thức món ăn tiếp theo bị ảnh hưởng về vị giác như có cảm giác đắng, nhưng nó chỉ mang tính tạm thời và sẽ nhanh hết. Nếu mẹ bầu thường xuyên đắng miệng thì gia đình cần lưu ý dinh dưỡng giai đoạn cuối thai kì cho mẹ bầu.
Rối loạn nội tiết trong thai kỳ
Khi mang thai, hormone thai kỳ tăng cao, cộng với việc cơ thể bị rối loạn nội tiết tố gây ảnh hưởng đến vị giác và khiến mẹ bầu thường bị đắng miệng.
Những cách khắc phục tình trạng đắng miệng
![Vì sao mẹ bầu thường cảm thấy đắng miệng 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vi_sao_me_bau_thuong_cam_thay_dang_mieng_3_1_eeaa164786.jpg)
Thai phụ cần bảo đảm tâm trạng vui vẻ, tâm thái tích cực, nghĩ đến những điều làm bạn thấy vui, đừng vì đắng miệng hay bực bội mà khó chịu, như vậy rất dễ rơi vào trong vòng tuần hoàn. Tâm thái tốt sẽ có lợi đến sự phát triển của bé.
Mẹ bầu cần uống nhiều nước, bản thân nước ối của thai nhi chuyển hóa một cách nhanh chóng, vì vậy lượng nước của mẹ cần nhiều hơn, uống nước cũng giúp tăng cường hơn. Tốt nhất là uống nước đun sôi để ấm, có lợi cho sự trao đổi chất của thai phụ.
Ăn nhiều hoa quả, hoa quả có thể tăng cường vitamin, đồng thời vị ngọt thanh trong hoa quả có thể làm giảm vị đắng miệng của mẹ bầu, trong đó có thể ăn những loại hoa quả như: Thanh long, táo, cam, chuối, kiwi... Đồng thời bạn không nên hạn chế ăn những loại hoa quả gây nóng trong người, nếu như thèm ăn quá thì tốt nhất chỉ ăn một lượng nhỏ thôi nhé. Nên ăn nhiều những loại rau xanh cung cấp đủ thủy phân, có thể giúp cơ thể thải độc tốt hơn như: Rau cải, rau bina, carot, cà chua. Có thể uống thêm nước mật ong, giúp tan đi vị đắng trong miệng, đồng thời có thể nuôi dưỡng cơ thể, có tác dụng tốt cho việc thanh lọc.
Nên ăn những món ăn dễ tiêu như cháo, súp. Tình trạng đắng miệng có thể là nguyên nhân của các bệnh lý về hệ tiêu hóa, liên quan đến gan, mật hay dạ dày. Trong những trường hợp này, việc ăn những món dễ tiêu như súp, cháo sẽ giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, từ đó đẩy lùi mọi triệu chứng của những căn bệnh trên, trong đó có đắng miệng.
Ô mai không chỉ là một món ăn vặt yêu thích của nhiều người mà còn được biết đến là một vị thuốc Đông y với nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe. Trong đó có khả năng hỗ trợ điều trị chứng đắng miệng của mẹ bầu.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, trước khi ngủ và sau khi thức dậy, sau khi ăn. Mẹ bầu cũng nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng mỗi ngày và loại bỏ mảng bám, thức ăn ở kẽ răng. Sử dụng các loại nước súc miệng an toàn cho mẹ bầu để súc miệng giữa các lần đánh răng nhằm đảm bảo làm sạch khoang miệng, hạn chế vị đắng ở trong miệng.
Trúc
Nguồn: Tổng hợp