Ù tai mất ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Ù tai mất ngủ có thể là dấu hiệu của bệnh lý tâm lý, tâm thần cơ năng nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý ác tính. Vậy những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới hiện tượng này là gì? Liệu có nguy hiểm không? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết sau đây bạn nhé!
Ù tai mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Ù tai là nghe được những âm thanh lạ khi không có âm thanh bên ngoài, có thể là tiếng rên rỉ, vo ve hoặc tiếng huýt sáo, rì rào của gió. Một nghiên cứu lớn trên hơn 13 000 bệnh nhân bị ù tai do Hiệp hội ù tai Hoa Kỳ thực hiện, những bệnh nhân bị ù tai báo cáo có sự ảnh hưởng đến chức năng cuộc sống hàng ngày bao gồm suy giảm tương tác xã hội (69%), suy giảm chức năng công việc (57%) và giảm khả năng hưởng thụ cuộc sống (86%). Ngoài ra, những bệnh nhân này thường xuyên bị mất ngủ, giảm khả năng tập trung và tăng tỷ lệ lo âu và trầm cảm.
![Ù tai mất ngủ: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/u_tai_mat_ngu_nguyen_nhan_va_cach_dieu_tri_hieu_qua_1_aa649fba9f.jpeg)
Nguyên nhân số một của chứng ù tai là do lão hóa (hay suy giảm thính lực ở người lớn tuổi), các nguyên nhân khác bao gồm sốc âm thanh, mất thính lực do tiếng ồn, chấn thương đầu hoặc cổ, nhiễm độc tai, các bệnh do vi rút và mạch máu, và một loạt các tình trạng bệnh lý và tâm thần khác. Những nguyên nhân có thể xảy ra này cho thấy rằng ù tai không thể được coi là một bệnh đơn lẻ của cơ quan thính giác, mà là một vấn đề phức tạp có thể liên quan đến cả cơ chế tâm lý và sinh lý thần kinh. Khi trải qua đồng thời cả ù tai và mất ngủ sẽ ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống người bệnh.
Đối với những bệnh nhân bị ù tai kèm theo mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, thức giấc giữa đêm và sáng sớm, mệt mỏi vào buổi sáng và mệt mỏi mãn tính là dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ. Mức độ ù tai càng lớn thì người bệnh càng dễ bị mất ngủ hoặc khó ngủ.
Phân loại Quốc tế về Rối loạn giấc ngủ (The International Classification of Sleep Disorders, Third Edition - ICSD-3:) là hệ thống phân loại được sử dụng rộng rãi nhất cho các rối loạn giấc ngủ. Ấn bản thứ ba của ICSD (ICSD-3) bao gồm bảy loại rối loạn giấc ngủ chính:
- Mất ngủ;
- Rối loạn nhịp thở liên quan đến giấc ngủ;
- Rối loạn trung ương của chứng mất ngủ;
- Rối loạn nhịp sinh học của giấc ngủ;
- Bệnh mất ngủ giả;
- Rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ;
- Các rối loạn giấc ngủ khác.
Bệnh nhân bị ù tai và mất ngủ là có những suy nghĩ tiêu cực khi nằm trên giường, lo lắng về giấc ngủ hoặc cảm thấy tình trạng ù tai ngày càng trầm trọng hơn, sức khỏe của họ suy giảm khi ở trong một phòng ngủ yên tĩnh. Những người khác có thể phát triển các hành vi né tránh như tránh xa âm thanh, điều này càng làm tăng thêm suy nghĩ tiêu cực và rối loạn cảm xúc từ trước. Vòng luẩn quẩn của những suy nghĩ tiêu cực đe dọa sự cân bằng nội môi là công cụ duy trì nỗi sợ ù tai và mất ngủ. Trên thực tế, những suy nghĩ tiêu cực gây kích thích tự chủ và tiêu cực về cảm xúc lâu ngày sẽ dẫn đến trầm cảm.
![Ù tai mất ngủ: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/u_tai_mat_ngu_nguyen_nhan_va_cach_dieu_tri_hieu_qua_2_6c3251a41c.jpg)
Làm gì khi bị ù tai mất ngủ?
Với bản chất phức tạp của chứng ù tai, bệnh nhân bị ù tai cảm thấy khó chịu thường xuất hiện với vấn đề về tâm sinh lý và thần kinh kèm theo. Triệu chứng chính là chứng mất ngủ, cũng có mối liên hệ tương tự với bệnh lý tâm thần. Vì lý do này, người ta đã gợi ý rằng các phương pháp điều trị chứng mất ngủ và ù tai nên áp dụng các phương pháp điều trị tương tự như trong rối loạn giấc ngủ của bệnh tâm thần.
- Có thể dùng thuốc như benzodiazepine và thuốc chống trầm cảm liều thấp thường được sử dụng cho chứng mất ngủ. Hoặc dùng liệu pháp nhận thức và hành vi cho chứng mất ngủ (CBT) giúp cải thiện giấc ngủ lâu dài hơn với ít tác dụng phụ hơn.
- Liệu pháp nhận thức - hành vi (Cognitive Behavioral Therapy - CBT) là phương pháp mà các chuyên gia tâm lý sẽ can thiệp đời sống xã hội của người bệnh, giúp cho người bệnh tiếp cận các vấn đề trong cuộc sống theo một hướng tích cực, thay đổi hành vi tiêu cực, điều hòa cảm xúc và phát triển chiến lược ứng phó với các vấn đề nan giải trong cuộc sống cá nhân. Trong suốt quá trình trị liệu, chuyên gia tâm lý sẽ cùng đồng hành với bệnh nhân. Phương pháp này giúp chúng ta nhận ra nhiều suy nghĩ cực đoan, không chính xác đang tồn tại bên trong tâm trí mình, từ đó cân nhắc đối diện tình huống một cách hiệu quả hơn.
- Để cải thiện triệu chứng ù tai, sử dụng máy trợ thính có thể hữu ích trong việc giảm tác động của chứng ù tai, nhưng nó không thể khắc phục được hoàn toàn tình trạng ù tai của bệnh nhân.
![Ù tai mất ngủ: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/u_tai_mat_ngu_nguyen_nhan_va_cach_dieu_tri_hieu_qua_3_7343cabd61.jpg)
Trên thực tế, bệnh nhân phải được đánh giá chẩn đoán về hệ thống thính giác và một kế hoạch trị liệu bao gồm giáo dục bệnh nhân, tư vấn hành vi và nhận thức cũng như các liệu pháp lành mạnh. Nếu không có những điều này, các nỗ lực hướng tới việc tự quản lý và giảm nhẹ sẽ không hoàn thành, và thậm chí có thể gây hại cho bệnh nhân.
Bệnh nhân cũng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ tai mũi họng và bác sĩ tâm thần kinh để xác định bất kỳ biến chứng y tế nào có thể cần điều trị và giúp họ kiểm soát các vấn đề như lo lắng, căng thẳng, trầm cảm, mất ngủ và các rối loạn tâm thần kinh khác. Cuối cùng, bệnh nhân cũng có thể thử các lựa chọn thay thế như đào tạo trực tuyến cho chứng mất ngủ và giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm đối với chứng ù tai.
Ù tai mất ngủ không gây hậu quả nghiêm trọng nếu không do nguyên nhân ác tính nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng phần nào đến chất lượng cuộc sống của bạn. Hy vọng với bài viết của Hà An về ù tai và mức độ phổ biến của chứng mất ngủ với sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh và cải thiện được tình trạng của mình.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp