Trẻ sơ sinh bị đau mắt mẹ kiêng ăn gì và nên ăn gì mau khỏi?
Đối với trẻ sơ sinh thì hầu như bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Ở giai đoạn này mẹ ăn gì thì con ăn đó. Có một số thực phẩm lúc bình thường ăn rất tốt, nhưng khi con bị đau mắt mẹ ăn sẽ làm bệnh của con nặng thêm. Vì vậy việc ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng khá lớn tới tình trạng bệnh và khả năng phục hồi của con. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để chăm sóc bé một cách tốt hơn.
Vì sao trẻ sơ sinh bị đau mắt
Khi chào đời, có thể do bị ép trong âm đạo, quá trình tiếp xúc với nước ối vì vậy mắt trẻ có thể bị sưng đỏ và chảy nước trong những ngày đầu. Nếu như không được chăm sóc cẩn thận có thể dẫn tới viêm kết mạc, nhiễm khuẩn… Cũng có thể đau mắt do bị nhiễm trùng hoặc tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng. Thông thường tình trạng đau mắt ở trẻ sơ sinh do dị ứng tự nhiên hoặc do virus, vi khuẩn.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/can_lam_gi_khi_tre_so_sinh_bi_dau_mat_do_1_1b94cab262.jpg)
Trẻ sơ sinh bị đau mắt mẹ kiêng ăn gì và nên ăn gì mau khỏi?
Bệnh có thể xuất hiện sớm ngay từ ngày đầu cho tới 2 tuần sau khi sinh. Bệnh đau mắt sẽ làm cho mắt của trẻ sưng mí và bị đỏ mắt. Nguyên nhân thì có nhiều như nhiễm virus, vi khuẩn từ mẹ sang con, viêm tắc tuyến lệ…
Đau mắt do chlamydia
Tình trạng đau mắt do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra. Đối với vi khuẩn chlamydia có thể gây đau mắt đỏ và làm nhiễm trùng bộ phận sinh dục. Nếu người mẹ mắc bệnh này từ trước mà không được điều trị có thể là nguyên nhân lây truyền cho con trong khi sinh.
Khi trẻ sơ sinh bị đau mắt do vi khuẩn chlamydia sẽ có triệu chứng đỏ mắt, sưng mí và chảy mủ. Thông thường các triệu chứng xuất hiện trong vòng 1 - 2 tuần đầu sau khi sinh. Có khoảng 1 nửa trường hợp đau mắt ở trẻ sơ sinh do chlamydia cũng bị nhiễm trùng ở các bộ phận khác trên cơ thể như phổi và vòm họng.
Đau mắt do kích ứng với thuốc
Kể cả một số loại thuốc nhỏ mắt dành cho trẻ sơ sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây kích ứng cho mắt. Trường hợp kích ứng này khiến mắt trẻ có thể hơi sưng và đỏ nhẹ.
Đau mắt do bệnh lậu mủ
Đau mắt do lậu mủ cũng là bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh giống như đau mắt do chlamydia. Thông thường trong tuần đầu sau sinh bệnh sẽ khởi phát. Bệnh sẽ có các triệu chứng như đỏ mắt, sưng mí và mủ dày ở mắt. Với bệnh đau mắt lậu mủ này có thể dẫn tới nhiễm trùng máu nghiêm trọng , nhiễm trùng tủy sống, niêm mạc não gây viêm màng não.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/can_lam_gi_khi_tre_so_sinh_bi_dau_mat_do_2_b67456cdb2.jpg)
Bệnh đau mắt đỏ do lậu mủ có thể lây truyền từ mẹ sang con
Đau mắt do các nguyên nhân khác
Có một số vi khuẩn, virus khác trong cơ thể người mẹ có thể truyền sang con gây nên tình trạng đau mắt đỏ như những vi khuẩn sống trong âm đạo, virus gây mụn rộp sinh dục…
Trẻ sơ sinh bị đau mắt mẹ kiêng ăn gì?
Trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời bú mẹ hoàn toàn vì vậy mẹ ăn gì bé sẽ hấp thụ thức ăn đó. Vì vậy việc ăn uống của mẹ cũng có ảnh hưởng tới sức khỏe của con. Khi trẻ sơ sinh bị đau mắt mẹ sẽ kiêng ăn gì và nên ăn gì bé mau khỏi. Người bị đau mắt thường không phải kiêng quá nhiều món ăn. Người bệnh cần được nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng. Có một số món ăn cũng có khả năng ảnh hưởng không tốt đến thời gian và điều hiệu quả chữa trị bệnh.
Kiêng ăn hải sản
Hải sản là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giúp tăng chất lượng sữa mẹ giúp cho trẻ phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh bị đau mắt thì người mẹ cần phải kiêng thực phẩm cua, ốc, cá… Trong hải sản vừa có hàm lượng protein cao nhưng đồng thời cũng có hàm lượng histamine cao. Vì vậy khi cơ thể đang có biểu hiện viêm khi ăn vào sẽ tác động trực tiếp lên kết mạc mắt của trẻ. Tình trạng viêm sưng càng trở nên nặng hơn và lâu khỏi hơn. Thậm chí, bé sẽ cảm thấy nhức hơn và khó chịu ở mắt hơn.
Kiêng đồ cay nóng
Các gia vị sẽ làm cho món ăn ngon hơn, thơm hơn kích thích vị giác tốt hơn. Vì vậy chúng ta ăn những món ăn đó sẽ thú vị hơn, giúp chúng ta ăn nhiều hơn. Tuy nhiên ở một thời điểm nào đó thì các gia vị đó lại tác động không tốt đến sức khỏe. Đối với trẻ sơ sinh đang bị đau mắt, mẹ cũng nên chú ý khi ăn uống. Khi con bị bệnh mẹ cần biết kiêng ăn gì và nên ăn gì cho mau khỏi. Bởi vì khi con bị đau mắt tức là đang bị viêm và nhiễm trùng mắt. Những thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt, gừng sả, tỏi, mù tạt, tương ớt… làm kích thích trực tiếp các tổn thương viêm nhiễm. Khi bé hấp thụ những thực phẩm này qua mẹ sẽ làm cho bé càng đau mắt nhiều hơn và lâu khỏi hơn.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/can_lam_gi_khi_tre_so_sinh_bi_dau_mat_do_3_dcf7760209.jpg)
Khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ mẹ không nên ăn đồ cay nóng, hải sản...
Kể cả những món ăn nhiều dầu mỡ cũng gây nóng trong người như các món chiên, thịt quay, thịt nướng… Các món ăn này cũng đều khiến cho tình trạng đau mắt của trẻ đau nhiều thêm, kéo dài hơn và lâu hồi phục. Vì vậy khi trẻ sơ sinh bị đau mắt mẹ cần kiêng các thực phẩm cay nóng nói trên cho tới khi con khỏi hẳn. Mẹ có thể bổ sung bằng những loại thực phẩm như đồ hấp, luộc và hầm sẽ tốt hơn cho trẻ.
Kiêng ăn rau muống
Nhiều bà mẹ còn băn khoăn không biết trẻ sơ sinh bị đau mắt mẹ kiêng ăn gì thì rau muống là thực phẩm cần phải kiêng ăn. Nói đến rau muống là món ăn thường ngày của người Việt. Trong rau muống có rất nhiều chất xơ, kali và nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe. Đồng thời rau muống cũng là loại rau dễ ăn, dễ chế biến… Tuy nhiên với trường hợp con bị đau mắt thì mẹ lại không nên ăn. Mẹ ăn rau muống sẽ khiến con bị đau mắt nặng hơn, cộm mắt, gây ngứa mắt. Thậm chí trong mắt con sẽ có nhiều ghèn hơn…
Kiêng ăn đồ nhiều tinh bột
Tinh bột là thực phẩm chính trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta như cơm, xôi, chè, ngô, khoai… Nhưng thời gian con bị bệnh đau mắt mẹ hạn chế ăn những thực phẩm này. Các thực phẩm này dễ gây nóng bụng ảnh hưởng không tốt đến mắt của bé. Mẹ nên hạn chế ăn đồ tinh bột thì sẽ tăng cường những đồ ăn có tính mát, giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể. Như vậy sẽ làm giảm tình trạng viêm giúp trẻ sớm bình phục hơn.
Kiêng ăn mỡ động vật khi con đang đau mắt
Cũng như một số thực phẩm vừa kể trên, mỡ động vật cũng là một loại thực phẩm mẹ cần kiêng. Khi trẻ sơ sinh đang bị đau mắt ăn nhiều mỡ động vật sẽ làm chậm quá trình phục hồi bệnh của trẻ. Mỡ động vật còn có khả năng gây nên tình trạng béo phì ở trẻ em vì vậy sẽ dẫn tới bệnh tim mạch. Trong thời điểm đó mẹ nên thay mỡ động vật bằng dầu thực vật hoặc hạn chế dầu mỡ sẽ tốt hơn.
Từ những chia sẻ trên các bà mẹ có trẻ sơ sinh đã biết được kiêng ăn gì và nên ăn gì mau khỏi bệnh.
Cách chữa đau mắt cho trẻ sơ sinh
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau mắt là câu hỏi của các ông bố bà mẹ trẻ khi đứa con chào đời. Vậy trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ phải làm sao? Cần đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám và có cách điều trị phù hợp. Nếu trẻ bị đau mắt sơ sinh do nhiễm trùng bởi vi khuẩn gây ra, căn cứ vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ xử trí.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/can_lam_gi_khi_tre_so_sinh_bi_dau_mat_do_4_4b96e46fd1.jpg)
Khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ nên vệ sinh bằng nước muối sinh lý ngày 2 lần.
Chúng ta không nên chủ quan dùng các phương pháp dân gian có thể không tốt cho trẻ. Nếu ở tình trạng nhẹ bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh được dùng như thuốc mỡ tra mắt hoặc thuốc nhỏ mắt. Có thể sẽ được dùng kháng sinh qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc uống.
Phương pháp điều trị viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh nếu nặng có thể kết hợp cả tiêm tĩnh mạch, kháng sinh uống và nhỏ tại chỗ. Mắt bị nhiễm trùng cần rửa bằng nước muối sẽ loại bỏ mủ tích tụ, ghèn và loại bỏ bớt tác nhân gây bệnh. Nếu tình trạng viêm kết mạc do bị tắc tuyến lệ có thể được điều trị bằng cách massage giữ vùng mũi và mắt. Nếu sau 1 tuổi trẻ vẫn còn thì cần được can thiệp bằng thủ thuật thông lệ đạo.
Viêm kết mạc do lậu cầu
Với trường hợp viêm kết mạc do lậu cầu cần kết hợp tra thuốc tích cực và nhỏ thuốc, nếu tình trạng nặng hơn bác sĩ sẽ cân nhắc tiêm kháng sinh tĩnh mạch. Đây là trường hợp cần điều trị triệt để vì không điều trị có thể dẫn tới tình trạng phát triển vết loét giác mạc đó là nguyên nhân dẫn tới mù lòa.
Viêm kết mạc do Chlamydia
Với trường hợp này thường dùng kháng sinh dạng uống để điều trị. Điều trị tại chỗ là không hiệu quả và không loại bỏ được các vi khuẩn trong mũi hầu của trẻ sơ sinh. Vi khuẩn thâm nhập phổi gây đe dọa tính mạng nếu không được điều trị đúng cách.
Viêm kết mạc do dị ứng thuốc
Đây là loại viêm kết mạc do dị ứng thuốc bước đầu tiên là nên ngưng thuốc, đổi thuốc. Cần chăm sóc bằng thuốc dưỡng để bảo vệ nhãn cầu. Trẻ sơ sinh sẽ ổn trở lại trong vòng 24 - 36 giờ.
Viêm kết mạc do vi khuẩn, virus khác
Các loại virus vi khuẩn khác ngoài Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae nên dùng kháng sinh phù hợp dạng thuốc nhỏ hoặc thuốc mỡ để điều trị.
Các viêm kết mạc do virus điều trị chủ yếu là hỗ trợ giảm kích ứng bằng thuốc chống viêm, đồng thời dùng các thuốc bôi trơn bảo vệ nhãn cầu, giảm bớt kích thích mắt.
Lưu ý khi trẻ sơ sinh bị đau mắt
Nhúng bông gòn sạch vào nước muối ấm, vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh, lau thật nhẹ nhàng theo chiều từ đầu mắt ra đuôi mắt. Một ngày vệ sinh mắt cho bé 2 - 3 lần hoặc lau nhẹ bất cứ khi nào ghèn xuất hiện.
Giúp mắt bé ngưng gỉ ghèn, mát xa vùng mắt tiết ghèn cho bé cũng rất hữu ích. Dùng đầu ngón tay út day nhẹ vùng phía dưới đầu mắt bé. Mỗi ngày day khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 1 - 2 phút.
Ngoài ra, để tránh các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh, bạn nên rửa mặt cho trẻ sơ sinh (kéo dài đến hết 6 tháng tuổi) bằng nước đun sôi để nguội, lau mắt bằng nước ấm với lượng muối pha loãng. Giặt khăn mặt của trẻ phơi ngoài nắng, không dùng khăn mặt của bé để vệ sinh các vùng cơ thể khác.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp