Trẻ em uống nhiều thuốc hạ sốt có sao không?
Sốt là một phản ứng thường gặp trên cơ thể bé. Khi trẻ liên tục sốt cao, mẹ phải nghĩ đến việc dùng thuốc hạ sốt. Nhiều bà mẹ thường dùng sai thuốc, dùng quá liều lượng sẽ gây ra nhiều tác hại và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
![Dùng sai thuốc hạ sốt, dùng quá liều lượng sẽ gây ra nhiều tác hại và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_uong_nhieu_thuoc_ha_sot_co_sao_khong_1_16c4980d73.jpg)
Khi nào cần hạ sốt cho trẻ?
Sốt là một triệu chứng, không phải là một bệnh. Trẻ bị sốt khi nhiệt độ đo được ở các vùng như trực tràng, tai hoặc thái dương là 38 độ C trở lên, nhiệt độ ở miệng là 37,8 độ C trở lên và nhiệt độ ở nách là 37,2 độ C trở lên.
Sốt hầu hết có lợi khi bé bị nhiễm trùng, giúp cơ thể tiêu diệt virus và vi khuẩn tốt hơn. Việc sử dụng thuốc hạ sốt không phải để hạ nhiệt cho bé, mục đích chính là cải thiện tình trạng khó chịu của bé. Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, cha mẹ nên cho trẻ hạ sốt.
Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt như bỏng, bệnh tim phổi, bệnh sốt lâu ngày, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng, hậu phẫu, sốt có thể làm tăng tốc độ chuyển hóa và gây nguy hại cho bệnh. Vì vậy, cha mẹ cần hạ sốt cho bé theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc hạ sốt phổ biến nhất hiện nay
Thuốc hạ sốt cho bé thông thường bạn có thể mua ở hiệu thuốc là paracetamol và ibuprofen.
- Paracetamol: Là loại thuốc hạ sốt an toàn được các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng. Thuốc này có thể được sử dụng cho trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên.
- Ibuprofen: Thuốc này mạnh hơn nhiều so với paracetamol. Vì vậy, mẹ chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Ibuprofen thường được dùng cho trẻ sơ sinh từ 3 đến 6 tháng tuổi nặng hơn 5 kg.
Hầu hết các loại thuốc hạ sốt đều có vị đắng nên rất khó uống. Vì vậy, mẹ nên lựa chọn những hình thức sau:
- Dạng bột: Loại thuốc này thường có vị ngọt và mùi thơm trái cây như cam, chanh, dâu…, mẹ chỉ cần pha với nước và cho bé uống sau khi thuốc nguội.
- Siro: Thuốc này rất dễ sử dụng do có nhiều loại hương vị. Ngoài ra, việc bào chế thuốc dưới dạng dung dịch giúp mẹ dễ dàng sử dụng cho bé sơ sinh.
- Thuốc hình viên đạn: Đây là loại thuốc được đặt vào hậu môn và thường có tác dụng hạ sốt chậm hơn.
![Thuốc hạ sốt cho bé thông thường là paracetamol và ibuprofen](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_uong_nhieu_thuoc_ha_sot_co_sao_khong_2_22ae9cc04c.png)
Trẻ em uống nhiều thuốc hạ sốt có sao không?
Trẻ em uống nhiều thuốc hạ sốt có sao không là câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh hết sức quan tâm. Trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ muốn ngăn ngừa tình trạng sốt cao nên khi con mình sốt thấp hơn 38,5 độ C, nhiều bậc cha mẹ đã cho con uống thuốc hạ sốt. Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ cho con uống thuốc hạ sốt để chống co giật, điều này trong y học hiện nay là không cần thiết, vì để phòng chống co giật ở trẻ thì dùng thuốc Depakine sẽ hiệu quả hơn.
Vì vậy, việc sử dụng thuốc hạ sốt cần được cha mẹ hiểu đúng và cho trẻ uống đúng lúc, đúng liều lượng. Nếu cần hạ sốt, dùng paracetamol 10 đến 15 mg trên một kg, cách nhau 4 đến 6 giờ, hoặc ibuprofen 5 đến 10 mg trên một kg theo chỉ định của bác sĩ chăm sóc. Ngoài ra, khi uống thuốc hạ sốt nên cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, nếu trẻ không còn bú mẹ có thể uống thêm nước, bổ sung vitamin có trong hoa quả. Ngoài ra, có thể bổ sung oresol để bù nước cho trẻ bị sốt. Điều quan trọng nhất khi dùng thuốc hạ sốt là sử dụng liều lượng phù hợp với độ tuổi và cân nặng.
Trẻ uống nhiều thuốc hạ sốt có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám uy tín để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân từ đó tiến hành điều trị phù hợp.
Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt ở trẻ em đúng cách
Nếu trẻ sốt cao, mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt để hạ nhiệt độ. Tuy nhiên, cha mẹ nên chọn những loại không chứa chất làm thông mũi, giãn mạch. Ngoài ra, để giữ an toàn, mẹ nên tuân thủ các khuyến nghị sau:
- Thời điểm dùng thuốc hạ sốt: Cha mẹ chỉ dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao từ 38,5 độ trở lên. Trường hợp sốt dưới 38,5 độ, mẹ chỉ cần cho bé mặc quần áo mỏng, chườm nóng để hạ nhiệt.
- Loại thuốc hạ sốt: Không bao giờ tự ý sử dụng ibuprofen mà không có chỉ định của bác sĩ. Thay vào đó, hãy sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol vì nó an toàn hơn.
![Không bao giờ tự ý sử dụng ibuprofen mà không có chỉ định của bác sĩ](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_uong_nhieu_thuoc_ha_sot_co_sao_khong_3_3f840e6b7d.jpg)
- Liều dùng thuốc hạ sốt: Liều lượng thuốc hạ sốt thay đổi tùy theo cân nặng của bé. Do đó, liều lượng an toàn của paracetamol là 10 đến 15 mg mỗi kg.
- Khoảng cách dùng thuốc: Khoảng cách thường là 4 đến 6 giờ giữa các lần hạ sốt đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt là 6 đến 8 giờ đối với ibuprofen. Bạn không nên cho trẻ uống quá 5 liều thuốc hạ sốt trong thời gian 24 giờ nếu không có chỉ định của bác sĩ. Thuốc bắt đầu phát huy tác dụng sau khoảng 20 đến 30 phút uống. Vì vậy, mẹ nhớ theo dõi nhiệt độ của bé thường xuyên.
- Những trường hợp trẻ sốt nhẹ nhưng kéo dài, mẹ nên đưa bé đi khám để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh lao hoặc các bệnh về máu. Nếu bạn sốt cao kèm theo vết bầm tím, chảy máu hoặc trẻ khó thở thì rất có thể trẻ đã bị viêm phổi.
Vậy là Hà An Pharmacy đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc trẻ em uống nhiều thuốc hạ sốt có sao không. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất khi sử dụng thuốc hạ sốt hoặc chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp