Trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không?
Thông thường, vết thủng màng nhĩ ở các bé sẽ tự động lành sau vài tháng. Nhưng nếu được chăm sóc đúng cách, cẩn thận, quá trình này sẽ được rút ngắn lại và các biến chứng liên quan cũng ít có khả năng xảy ra hơn.
Nguyên nhân trẻ em bị thủng màng nhĩ
Màng nhĩ có cấu tạo rất mỏng, với các mô tương tự như cấu trúc da. Vì vậy, khi chịu các lực tác động từ môi trường bên ngoài, màng nhĩ rất dễ bị rách, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em vì tai giữa chưa liền lại, màng nhĩ còn yếu. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị thủng màng nhĩ.
- Viêm tai giữa: Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phần tai giữa chưa được kín lại hết. Khi trẻ nằm bú, uống nước hay ăn cháo, các chất lỏng này có thể chảy vào tai nếu không cẩn thận. Điều này dễ dẫn đến tình trạng viêm tai giữa, dịch tai tích tụ sẽ gây áp lực tác động lên màng nhĩ và gây thủng.
- Bị que hoặc vật nhọn đâm vào: Trẻ rất con hiếu động, chưa biết nhiều về những mối nguy xung quanh nên khi chơi đùa, các bé có thể cầm que nhọn, tăm, bút,... để đâm vào tai và dẫn đến thủng màng nhĩ.
- Chấn thương khí áp: Khi trẻ em đi máy bay, có sự chênh lệch áp suất rất lớn trong quá trình máy bay hạ cánh hay cất cánh, khí áp này sẽ tác động lên màng nhĩ và có thể tạo ra các vết rách. Lặn biển, sử dụng túi khí ô tô cũng có thể làm chấn thương khí áp ở tai.
- Bị tai nạn chấn thương ở đầu hoặc tai, ở gần nguồn âm thanh quá lớn như tiếng súng, tiếng nổ,... cũng là nguyên nhân gây thủng màng nhĩ ở trẻ em.
Những nguyên nhân khiến trẻ em bị thủng màng nhĩ
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị thủng màng nhĩ
Cha mẹ nên theo dõi trẻ cẩn thận để kịp thời phát hiện các dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ. Nếu nhận thấy bé có biểu hiện dưới đây, phụ huynh nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị thích hợp.
- Đau nhức tai: Thủng màng nhĩ sẽ gây ra các cơn đau tai liên tục hoặc ngắt quãng, mức độ đau sẽ phụ thuộc vào kích thước vết thủng.
- Có dịch nhầy hoặc máu chảy từ tai ra: Trẻ em bị thủng màng nhĩ do viêm tai giữa sẽ xuất hiện triệu chứng tai chảy dịch và máu. Đây là cơ chế cơ thể giúp giảm áp lực cho đôi tai, trẻ sẽ bớt đau khi bị thủng màng nhĩ.
- Trẻ em cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như sốt cao, nôn trớ, chóng mặt, ù tai hoặc suy giảm thính lực.
Nhìn chung, nếu vết thủng màng nhĩ nhẹ, trẻ sẽ không có biểu hiện gì quá rõ ràng. Với trẻ sơ sinh, các bé thường bỏ bú, bỏ ăn, khó ngủ và quấy khóc nhiều hơn.
Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị thủng màng nhĩ
Trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không?
Thông thường, trẻ em bị thủng màng nhĩ sẽ lành lại trong vòng vài tuần đến vài tháng mà không cần áp dụng phương pháp điều trị gì đặc biệt. Theo thống kê của Trường đại học Y Stanford, khoảng 68% màng nhĩ của các bé sẽ tự lành sau 1 tháng và 94% sau 3 tháng. Để giúp bé hồi phục nhanh hơn, bạn chỉ cần giữ tai trẻ luôn được khô ráo, sạch sẽ, tránh để bé hắt xì mạnh hoặc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ khác cho đến khi vết rách lành lại.
Tuy nhiên, nếu thủng màng nhĩ xuất hiện từ nguyên nhân viêm nhiễm hoặc các lỗ thủng màng nhĩ lớn, ảnh hưởng đến thính lực, bác sĩ có thể sẽ đề xuất một số hướng điều trị dưới đây:
- Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt hoặc thuốc kháng sinh nếu trẻ bị viêm nhiễm.
- Vá màng nhĩ để hạn chế nhiễm trùng hoặc phẫu thuật màng nhĩ trong trường hợp vết rách nghiêm trọng, không thể áp dụng các phương pháp nêu trên.
Trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không
Bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị thủng màng nhĩ
Để giúp trẻ phòng ngừa tình trạng thủng màng nhĩ, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Kết hợp làm sạch tai cho bé trong lúc tắm vì lúc này tai đã ướt sẵn. Dùng khăn mềm hoặc tăm bông thấm nước ấm để nhẹ nhàng lau quanh vùng tai cho bé.
- Khi lấy ráy tai, cha mẹ có thể sử dụng thuốc nhỏ, cho vài giọt vào tai, đặt trẻ nằm nghiêng đầu cho ráy tai chảy ra ngoài.
- Không nên cho trẻ dùng tăm bông hoặc dụng cụ ngoáy tai vì trẻ có thể không khống chế được lực tay và làm trầy xước, gây nhiễm trùng hoặc đưa vào sâu gây thủng màng nhĩ.
- Lau khô bên trong tai cho trẻ sau khi tắm, tránh để nước vào tai tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
- Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các tình huống bất thường về thính lực.
Cách bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị thủng màng nhĩ
Phần lớn trường hợp trẻ bị thủng màng nhĩ sẽ tự lành sau vài tuần đến vài tháng mà không cần can thiệp điều trị quá nhiều. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng nên nhận biết được tình trạng này cũng như các hướng chăm sóc thích hợp để tai trẻ nhanh hồi phục và tránh được những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến thính lực. Bài viết bên trên đã trả lời chi tiết cho câu hỏi " trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không?", hi vọng đã mang lại các thông tin cần thiết cho các cha mẹ có con nhỏ. Cập nhật thêm các bài viết sức khoẻ mới nhất tại Nhà Thuốc Hà An.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp