Trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi có đáng lo không?

Khi trẻ bị sốt thường gặp tình trạng ho, sổ mũi cùng lúc. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi thì cha mẹ cũng không nên lo lắng vì đây là một hiện tượng bình thường trừ khi có những biến chứng nguy hiểm khác xảy ra. Vậy khi trẻ gặp tình trạng này cha mẹ nên làm gì?

Trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi là do nguyên nhân nào?

Khi trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh, phản ứng bình thường của trẻ là sốt. Khi trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Mọc răng

Khi trẻ mọc răng, bắt đầu bằng răng sữa khiến nướu bị viêm, sưng đỏ khiến cho nhiệt độ cơ thể bé tăng nhẹ. Ngoài tình trạng bị sốt nhẹ, trẻ còn gặp những biểu hiện như lợi sưng đỏ, biếng ăn, chảy nhiều nước bọt hoặc thậm chí đi ngoài ra chất nhầy, quấy khóc nhiều hơn. Tuy nhiên trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi và tình trạng này không kéo dài.

Nếu trẻ sốt cao kèm sùi bọt mép, co giật, hôn mê..., hạ sốt không hiệu quả, mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế. 

Trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi có đáng lo không? 1
Trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi do nhiều nguyên nhân gây ra 

Tiêm vacxin

Sau khi trẻ tiêm xong các mũi vacxin ngừa bệnh bạch hầu, quai bị, uốn ván... trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi và sẽ hết sốt sau 1 - 2 ngày. Nếu trẻ sốt nhẹ do đang phản ứng lại với thuốc là hiện tượng bình thường. Nhưng khi trẻ bị sốt trên 38,5 độ C kèm mệt lả, ngủ triền miên có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mặc quá nhiều đồ

Trẻ mặc nhiều đồ có thể bị sốt do thân nhiệt của trẻ cao, cơ thể của trẻ khó thoát nhiệt nhưng không ho sổ mũi. Điều cần làm là phải cởi bớt quần áo cho trẻ và đo nhiệt độ 1 - 3 lần hoặc cứ 15 - 30 phút đo một lần để theo dõi tình trạng của trẻ.

Sốt phát ban

Trẻ sốt cao liên tục trong 3 - 7 ngày, sau đó giảm sốt, lúc này trẻ lại phát ban đỏ khắp người, thường là ban chìm. Sốt phát ban cũng có những biến chứng nguy hiểm nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ từ 39 độ C trở lên có thể kèm co giật, nốt ban có thể mưng mủ, tiêu chảy kéo dài.

Bị sốt do viêm màng não

Trường hợp trẻ bị viêm màng não sẽ gây sốt kèm theo những triệu chứng cứng cổ không cử động được, phía sau thóp bị phồng, mê man li bì có thể nôn mửa. Trẻ cần được đưa tới bệnh viện khi có dấu hiệu rối loạn ý thức hoặc liệt từ nửa mặt đến nửa thân.

Bị sốt rét

Trẻ bị sốt khi đang ở những vùng có sốt rét trong vòng 6 tháng thì có thể là dấu hiệu của sốt rét. Các biểu hiện thường thấy của sốt rét là không ho sổ mũi, sốt kéo dài liên tục, có thể lạnh run hay ớn lạnh, đau cơ và đau đầu, mệt mỏi.

Nếu trẻ bị sốt rét ác tính sẽ có những dấu hiệu nặng hơn như rối loại ý thức, rối loạn tiêu hóa có thể dẫn đến tử vong.

Trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi có đáng lo không? 2
Trẻ sốt cao, nổi ban chìm nhưng không ho sổ mũi là triệu chứng của sốt phát ban

Trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi, phải làm sao?

Nếu trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi do những nguyên nhân thường gặp và triệu chứng không quá nặng, mẹ có thể sử dụng những biện pháp dưới đây:

Tạo môi trường thoáng mát

Môi trường xung quanh nơi trẻ nằm cần thoáng mát, kín gió và không nên để trẻ tiếp xúc với nhiều người lạ vì có thể khiến trẻ bị trúng gió độc hay bị lây bệnh khác từ bên ngoài. Do khi bị sốt, cơ thể của trẻ đang yếu và sức đề kháng cũng giảm đi rất nhiều nên bệnh dễ nặng lên.

Mặc ít đồ cho trẻ khi bị sốt

Tránh đắp nhiều chăn cho trẻ hay để trẻ mặc quá nhiều quần áo ngay cả khi trẻ đang lạnh vì nhiệt sẽ khó thoát ra ngoài dẫn đến sốt nặng hơn. Mẹ có thể chọn những bộ đồ mỏng, thoáng mát để bé thấy thoải mái nhất, tạo điều kiện để nhiệt có thể thoát ra ngoài giúp trẻ mau khỏi bệnh.

Chườm ấm cho bé

Khi trẻ sốt, mẹ có thể chườm ấm cho trẻ để hạ sốt. Cần chuẩn bị một thau nước ấm, nhúng khăn mềm, vắt nhẹ rồi chườm liên tục cho trẻ ở những vị trí như trán, nách, bẹn, lòng bàn tay, lòng bàn chân cho đến khi trẻ hạ nhiệt. Chườm ấm cho trẻ giúp giãn nở mạch máu và lỗ chân lông giúp nhiệt dễ thoát ra ngoài nhanh hơn và nhanh hạ nhiệt.

Tuyệt đối không được chườm lạnh vì khiến các mạch máu và lỗ chân lông bị co lại, nhiệt sẽ không thoát ra được, làm cho trẻ sốt cao hơn và tình trạng của trẻ càng xấu đi. Không nên chườm ở vùng bụng vì có thể khiến trẻ bị đau bụng. 

Cho trẻ uống đủ nước

Cần bổ sung đủ nước khi trẻ bị sốt do toát rất nhiều mồ hôi. Để giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, mẹ nên cho trẻ uống những loại nước hoa quả nhằm bổ sung vitamin cũng như một vài khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nếu trẻ còn đang bú mẹ, sữa mẹ sẽ giúp trẻ tăng cường kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh cũng như bù lượng nước đã mất do sốt cao.

Sử dụng các loại thuốc hạ sốt

Nếu chườm liên tục mà trẻ không hạ sốt, nhiệt độ cơ thể vẫn từ 38,5 độ C trở lên thì biện pháp tiếp theo đó là dùng thuốc hạ sốt. Mẹ hãy dùng những thuốc hạ sốt phù hợp độ tuổi và trọng lượng của bé và chú ý đến liều dùng chỉ từ 10 - 15mg/kg/lần. Nếu chưa có dấu hiệu hạ sốt, thì mẹ chờ 4 - 6 tiếng sau mới cho trẻ uống thuốc tiếp.

Không lạm dụng thuốc hạ sốt vì có thể làm cho trẻ bị ngộ độc thuốc. Nếu trẻ bị nôn mửa, không uống được thuốc, mẹ cần đặt vào hậu môn trẻ thuốc hạ sốt dạng hình viên đạn.

Trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi có đáng lo không? 3
Mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt

Chú ý dinh dưỡng cho bé

Khi trẻ bị sốt, dinh dưỡng cho trẻ là điều vô cùng quan trọng. Các loại đồ ăn dễ dàng để tiêu hóa cần thiết cho trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi vì khi bệnh, trẻ mệt mỏi nên rất dễ biếng ăn, chán ăn. Mẹ nên chọn đồ ăn mà trẻ thích và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể trẻ, nhất là những chất giúp nâng cao khả năng đề kháng cho trẻ.

Việc hiểu được các nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi sẽ giúp cho phụ huynh biết cách chữa trị cho trẻ nhanh và hiệu quả nhất. Nếu trẻ bị sốt cao kèm theo các triệu chứng nguy hiểm, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên lưu ý nếu tình trạng sốt phát ban kèm theo các dấu hiệu khác như đau đầu, buồn nôn, sưng hạch bạch huyết,.... thì có thể là dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết. Hãy nhanh chóng đăng ký tiêm vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ tại Hà An để phòng bệnh hiệu quả.

Xem thêm:



Chat with Zalo