Trẻ bị ho sốt sổ mũi uống thuốc gì? Kinh nghiệm dành cho bố mẹ

Trẻ nhỏ rất dễ bị cảm cúm do hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện. Nếu trẻ ho có đờm sổ mũi, sốt đây có thể là dấu hiệu của bệnh về đường hô hấp vì vậy cha mẹ không nên chủ quan. Vậy trẻ bị ho sốt sổ mũi uống thuốc gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Trẻ bị ho sốt sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì?

Khi trẻ bị ho có đờm, sổ mũi kéo dài khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn, đau rát họng,… Các triệu chứng này có thể do các nguyên nhân sau:

  • Cảm lạnh: Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ trong ngày thay đổi đáng kể, độ ẩm tăng cao khiến trẻ dễ bị cảm lạnh. Khi bị cảm lạnh, cổ họng bị ảnh hưởng đầu tiên và trẻ sẽ thấy đau rát, khó nuốt hoặc viêm họng. Sau đó sẽ có triệu chứng sổ mũi và nghẹt mũi.
  • Cảm cúm: Nhiều người nhầm lẫn các triệu chứng của cảm lạnh thông thường với cảm cúm. Cảm cúm thường có dấu hiệu sốt cao 38 - 39 độ C, sổ mũi, đau họng và cơ thể mệt mỏi.
  • Viêm phế quản, viêm phổi và viêm tiểu phế quản: Do hệ hô hấp của trẻ còn non nớt nên rất dễ bị vi khuẩn và virus tấn công. Dấu hiệu của viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ là khó thở, ho, sổ mũi, sốt cao, khó chịu, lười ăn.
  • Viêm mũi dị ứng, viêm xoang: Viêm mũi dị ứng do các yếu tố khí hậu, môi trường (phấn hoa, bụi, lông động vật…) có thể gây ra triệu chứng sổ mũi. Nước mũi chảy xuống cổ họng kích thích phản xạ ho.
 Trẻ bị ho sốt sổ mũi uống thuốc gì? Kinh nghiệm dành cho bố mẹ 1
Trẻ bị ho sốt sổ mũi có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phế quản

Khi nào trẻ bị ho sốt sổ mũi cần đến gặp bác sĩ

Nếu bé bị ho sổ mũi mũi kèm theo các triệu chứng sau, cha mẹ cần đưa bé đi khám:

Đây là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của con bạn đang gặp nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện điều trị kịp thời, không tự ý uống thuốc tại nhà.

 Trẻ bị ho sốt sổ mũi uống thuốc gì? Kinh nghiệm dành cho bố mẹ 2
Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời khi trẻ sốt cao trên 38 độ

Trẻ bị ho sốt sổ mũi uống thuốc gì?

Rất khó khăn trong việc dùng thuốc cho trẻ bị ho sốt sổ mũi. Ngay cả với các bác sĩ chuyên ngành cũng cần thăm khám kỹ lưỡng, có các thử nghiệm lâm sàng mới sử dụng thuốc một cách chính xác được. Cha mẹ có thể tham khảo những lưu ý dưới đây để có thể cho trẻ uống thuốc hiệu quả mà không gây tác dụng phụ cho trẻ.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Trong thời kỳ kháng thuốc kháng sinh như hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh nên được hạn chế hết mức. Các mẹ không nên tùy tiện cho con sử dụng thuốc kháng sinh (rất dễ mua ở các hiệu thuốc) để tránh tình trạng trẻ mang các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, gây khó khăn cho việc điều trị các bệnh nặng khác thực sự cần dùng kháng sinh.

Việc sử dụng kháng sinh không đúng liều lượng và thời gian cũng có thể dẫn đến tác dụng ngược và có thể gây hại. Hơn nữa, các bệnh về đường hô hấp của trẻ, nhất là những bệnh nhẹ như viêm mũi, viêm họng thường do virus gây ra nên việc dùng kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng tiêu diệt tác nhân gây bệnh mà chỉ là giải pháp giải tỏa tâm lý của các bậc cha mẹ mà thôi.

 Trẻ bị ho sốt sổ mũi uống thuốc gì? Kinh nghiệm dành cho bố mẹ 3
Cha mẹ không nên tùy tiện cho con sử dụng kháng sinh

Các loại thuốc giảm ho

Trên thị trường có nhiều loại thuốc ho nhưng hai loại được dùng phổ biến nhất là codein và dextromethorphan. Đầu tiên là khi sử dụng nhóm codein cần lưu ý không dùng liều quá cao và phải chú ý đến nhịp thở của trẻ, vì dùng quá liều nhóm thuốc này dễ gây ngừng thở.

Ngoài ra, đừng lạm dụng các thuốc giảm ho này, vì ho là phản ứng tự nhiên để tống dị vật ra ngoài. Chỉ nên dùng thuốc ho loại này với những trẻ ho khan nhiều lần, ho nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống,… Những trẻ sơ sinh và trẻ quá nhỏ nên dùng thuốc ho theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ không nên lạm dụng loại thuốc này.

Trên thị trường có nhiều nhóm thuốc ho siro thảo dược có tác dụng tốt và ít tác dụng phụ. Các mẹ có thế sử dụng sản phẩm này để giảm ho cho trẻ một cách an toàn.

 Trẻ bị ho sốt sổ mũi uống thuốc gì? Kinh nghiệm dành cho bố mẹ 4
Sử dụng thuốc giảm ho cho trẻ

Thuốc sổ mũi cho trẻ

Sổ mũi cũng có thể cũng gây khó chịu rất nhiều cho trẻ, nếu ảnh hưởng quá lớn thì cần có những biện pháp xử lý hợp lý:

  • Đối với trẻ sơ sinh không nên dùng thuốc sổ mũi mà các chuyên gia thường khuyên mẹ nên dùng các dụng cụ để hút rửa mũi cho hết chất nhầy trong mũi trẻ. Giúp trẻ bớt sổ mũi đồng thời đường hô hấp trên cũng được vệ sinh sạch sẽ.
  • Nên kết hợp rửa mũi và uống thuốc ở trẻ lớn. Thuốc ở đây thường dùng là thuốc kháng histamin. Tất nhiên, liều lượng của thuốc nên được tư vấn với bác sĩ. Nếu trẻ đang đi học, mẹ nên chú ý chọn nhóm kháng histamin thế hệ 2 để giảm khả năng buồn ngủ. Nhóm thế hệ 1 sẽ giúp trẻ dễ ngủ hơn, được nghỉ ngơi nhiều hơn và bớt quấy khóc hơn. Tuy nhiên, các mẹ nên tránh lạm dụng loại thuốc này để giúp con ngủ ngon, dùng lâu dài. 
 Trẻ bị ho sốt sổ mũi uống thuốc gì? Kinh nghiệm dành cho bố mẹ 5
Sổ mũi gây khó chịu cho trẻ

Thuốc giảm đau hạ sốt

Khi trẻ bị cảm lạnh hoặc viêm mũi họng, ngoài sổ mũi và ho, còn có các triệu chứng như sốt và nhức đầu. Khi thân nhiệt của trẻ trên 38,5 độ C, mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt, liều lượng uống theo cân nặng của trẻ, đồng thời mẹ không nên lạm dụng thuốc hạ sốt, giảm đau vì sử dụng quá nhiều sẽ gây ngộ độc gan. Vì vậy, mẹ cần chú ý đến liều lượng và thời gian dùng thuốc.

 Trẻ bị ho sốt sổ mũi uống thuốc gì? Kinh nghiệm dành cho bố mẹ 7
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi bị sốt cao

Trên đây là những chia sẻ về trẻ bị ho sốt sổ mũi uống thuốc gì. Ho, sổ mũi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần chú ý đến tình trạng bệnh và cách xử lý. Đối với những vấn đề nằm ngoài khả năng xử trí, cha mẹ cần hỏi ý kiến ​​bác sĩ hoặc đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo