Trẻ bị mụn nước ở chân là bệnh gì?
Gần đây trẻ bị mụn nước ở chân khiến bạn cảm thấy rất lo lắng, bạn không biết đó là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm không và quan trọng hơn hết là bạn cần làm gì khi phát hiện các dấu hiệu này? Hãy tham khảo tiếp những thông tin dưới đây để biết được câu trả lời bạn nhé.
Trẻ bị mụn nước ở chân – Dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau
Trẻ bị nổi mụn nước ở chân có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ. Nếu là biểu hiện của bệnh chân tay miệng thì ngoài các nốt mụn nước ở chân trẻ còn xuất hiện các nốt ban đỏ nhiều ở khu vực lòng bàn tay, bàn chân và hầu như không ngứa. Bên cạnh đó trẻ còn bị các tổn thương, vết loét ở phần nướu, niêm mạc miệng khiến trẻ cảm thấy đau rát và có biểu hiện biếng ăn, quấy khóc. Cùng với các triệu chứng về da trẻ bị tay chân miệng còn có biểu hiện sốt nhẹ, có thể táo báo hoặc nôn ói.
Ngoài bệnh tay chân miệng hiện tượng nổi mụn nước ở chân còn có thể là dấu hiệu của bệnh thủy đậu. Đây cũng là căn bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan khá nhanh qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc đường hô hấp. Biểu hiện của bênh cũng là những nốt mụn nước ở tay, chân, mặt, lưng hoặc toàn thân. Đồng thời sốt kèm đau đầu, ngứa, buồn nôn và mệt mỏi.
Bên cạnh đó biểu hiện mụn nước ở chân cũng có thể là dấu hiệu của các loại viêm da, bệnh chốc lở, bệnh zone, bệnh do virus Herpus Simplex…
Khi trẻ bị mụn nước ở chân cha mẹ cần làm gì?
Như đã chia sẻ ở phần trên trẻ bị nổi mụn nước ở chân có thể là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh khác nhau. Do đó, khi thấy tre bị mụn nước bạn nên bình bĩnh quan sát đặc điểm mụn nước, mức độ và các dấu hiệu khác để suy đoán loại bệnh mà bé mắc. Tuy nhiên điều này vẫn không phải là một lựa chọn tốt nhất, để chắc chắn bạn nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách.
Nếu bé bị bệnh tay chân miệng thì tùy theo mức độ các bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị phù hợp. Các bậc phụ huynh không cần phải quá lo lắng, bởi hầu hết trẻ mắc tay chân miệng sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày khi được chăm sóc tốt. Để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao và đảm bảo không gây biến chứng gia đình cần phối hợp, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về dùng thuốc, chăm sóc và vệ sinh đúng cách cũng như thường xuyên theo dõi các biểu hiện của trẻ. Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường hoặc trở nặng bạn nên báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử lý và chuyển hướng điều trị phù hợp.
Tương tự với các bệnh khác các bậc phụ huynh cũng cần chú ý tuân thủ và phối hợp với các bác sĩ để giúp các bé mau chóng bình phục.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc trẻ bị nổi mụn nước ở chân là bệnh gì và những lời khuyên trong việc xử lý. Hi vọng những thông tin bài viết cung cấp sẽ giúp bạn an tâm chăm sóc các bé tốt hơn.