Tràn khí màng phổi có nguy hiểm không? Muốn phòng bệnh cần làm gì?

Phổi là cơ quan hô hấp quan trọng của mỗi chúng ta. Do đó, các bệnh về phổi sẽ ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp. Tràn khí màng phổi cũng là một nỗi lo lắng đối với nhiều người vì nó không có dấu hiệu trước đó. Vậy bệnh lý tràn khí màng phổi có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé 

Tràn khí màng phổi có nguy hiểm không?

Tràn khí màng phổi cũng là một trong những cấp cứu nội khoa tại các bệnh viện, do vậy nó cũng được xem là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Trường hợp bệnh nhân có mức độ tràn khí nặng sẽ có tỷ lệ xẹp phổi cao nếu không cấp cứu kịp thời. Nếu lưu khí ra ngoài thì cơ thể sẽ thiếu oxy một cách trầm trọng. Hậu quả mà bệnh nhân phải chịu là trụy tim và ngừng tuần hoàn nhanh chóng. Với các trường hợp tràn khí màng phổi ít thì biểu hiện của bệnh khá sơ sài, người bệnh chỉ thấy cảm giác đau ngực và khó thở. Do vậy, cần các thiết bị y tế chuyên khoa và bác sĩ khám thì mới phát hiện được bệnh. Nếu không khám thì rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao?

Tràn khí màng phổi có nguy hiểm không? Muốn phòng bệnh cần làm gì? 1 Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh tràn khí màng phổi

Thông qua các thống kê của tổ chức y tế Thế giới, những người nằm trong độ tuổi từ 20 đến 40 là những đối tượng có nguy cơ cao bị tràn khí màng phổi. Các đối tượng cao và gầy cũng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn trong số các ca mắc bệnh. Bên cạnh đó, cũng còn một số nguyên nhân khác khiến tỷ lệ mắc bệnh cao hơn bình thường, đó là: 

  • Về giới tính: Nam giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
  • Người thường xuyên hút thuốc có nguy cơ dẫn tới nhiều bệnh về đường hô hấp, trong số đó phải kể đến bệnh lý tràn khí màng phổi. 
  • Theo di truyền: Nghiên cứu cũng chỉ ra tràn khí màng phổi cũng có yếu tố di truyền trong gia đình.
  • Bệnh nhân từng mắc bệnh về nhiễm trùng phổi hoặc từng mắc tràn khí màng phổi trước đó rồi cũng có nguy cơ bị tràn khí tiếp.

Các yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Tràn khí màng phổi có nguy hiểm không? Muốn phòng bệnh cần làm gì? 2 Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Đã có thống kê rằng nam giới có nhiều khả năng bị tràn khí màng phổi hơn phụ nữ. Những người từ 20 đến 40 tuổi dễ xảy ra loại tràn khí màng phổi do bể bóng khí nhỏ, đặc biệt sẽ gặp ở những người có cơ địa cao và gầy. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tràn khí màng phổi bao gồm:

  • Hút thuốc lá: Đối với những người hút thuốc lá 1 gói/ngày hoặc 20 lần khi hút nửa gói/ngày có nguy cơ mắc tràn khí màng phổi tăng gấp 100 lần.
  • Di truyền: Có thể 1 một số loại TKMP có yếu tố di truyền trong gia đình.
  • Từng mắc bệnh phổi trước đây như COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), hen hoặc các bệnh phổi mạn tính.
  • Thông khí nhân tạo: Trường hợp cần thở máy trợ thở sẽ có nguy cơ bị tràn khí màng phổi cao hơn.
  • Có tiền sử bệnh trước đây: Có thể bị tràn khí màng phổi tái phát ở bất cứ ai từng mắc bệnh.

Muốn phòng bệnh cần làm gì?

Cho đến nay thì người ta cũng chưa tìm được ea yếu tố nào liên quan hoặc ảnh hưởng đến quá trình mắc bệnh tràn khí màng phổi tự phát. Lý do bởi bệnh lý này diễn ra đột ngột và đa số là không có dấu hiệu báo trước bệnh. Chính vì lẽ đó mà rất khó để xác định 1 cách chính xác đang mắc bệnh.

Với các trường hợp từng có tiền sử mắc bệnh và phòng tái phát bệnh thì nên chú ý những điều sau:

  • Ngừng hút thuốc.
  • Không lặn sâu.
  • Cần có dẫn lưu màng phổi khi di chuyển bằng máy bay.
  • Nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ tái phát bệnh là 30% và dễ bị tái lại sau 2 năm đã điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bạn tuân thủ tốt các biện pháp phòng bệnh thì tỷ lệ kia sẽ giảm đi rất nhiều.

Tràn khí màng phổi có tiên lượng lâu dài như thế nào?

Tràn khí màng phổi có nguy hiểm không? Muốn phòng bệnh cần làm gì? 3 Tràn khí màng phổi có tiên lượng như thế nào?

Tình trạng tái phát bệnh theo từng loại cụ thể như sau:

  • Với TKMP tự phát – nguyên phát, tỷ lệ tái phát là 30%. 
  • Với TKMP tự phát – thứ phát, tỷ lệ tái phát là trong vòng 5 năm.

Tình trạng tái phát thường xảy ra ở những đối tượng hút thuốc thường xuyên, bệnh COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) hoặc ở những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Tràn khí màng phổi tự phát - nguyên phát đa số thường lành tính và phục hồi tốt, nhưng tràn khí màng phổi tự phát - thứ phát sẽ có tỷ lệ tử vong cao hơn. Đặc biệt với các trường hợp mắc COPD có nguy cơ tử vong cao lên đến 3,5 lần.

Còn với những trường hợp bị bệnh lý phổi trước đó cần đi khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra chức năng phổi. Nếu có đang bị tràn khí màng phổi thì việc hạn chế hút thuốc lá là việc nên làm để tăng khả năng chữa trị khỏi bệnh. 

Bài viết trên đã trả lời được cho bạn câu hỏi: “ Tràn khí màng phổi có nguy hiểm không?” Việc phát hiện sớm bệnh và thực hiện đúng phương pháp để điều trị kịp thời là quan trọng nhất để sớm khỏi bệnh. Nếu muốn giảm tỷ lệ mắc bệnh, mỗi chúng ta cần có một lối sống sinh hoạt lành mạnh, đặc biệt chú ý tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe của chính cơ thể mình. 

Hạ Hạ

Nguồn: Tổng Hợp



Chat with Zalo