Tìm hiểu và xem xét hình ảnh nấm vòm họng

Hiện nay, có nhiều ca nấm vòm họng xuất hiện với nhiều yếu tố, nguyên nhân khác nhau. Bệnh làm tổn thương niêm mạc vùng hầu họng và gây nhiều triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Có thể nói đến là đau rát, ngứa, ho dai dẳng làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, tên bệnh cũng còn khá xa lạ với một số người, do đó, bài viết này muốn cung cấp đến các bạn đọc về thông tin cũng như hình ảnh nấm vòm họng. 

Hình ảnh nấm vòm họng

Bệnh gây ra bởi loại nấm mốc hiếm gặp, khiến người bệnh khó chịu ở cổ, họng và ảnh hưởng đến việc ăn uống. Trong hầu hết các ca bệnh, nấm vòm họng được gây ra bởi loại nấm men hiếm là loại nấm mốc.

Các yếu tố như sử dụng lâu dài các thuốc kháng sinh, corticoid, thuốc gây độc tế bào, chấn thương do quá trình viêm mạn tính ở cổ họng, tiểu đường, lao phổi và thiếu vitamin hay suy dinh dưỡng cũng góp phần vào sự hình thành và phát triển của bệnh.

Hình ảnh nấm vòm họng Hình ảnh nấm vòm họng 

Theo kết quả của một số nghiên cứu, nấm gây bệnh là loại nấm Candida. Loại nấm này ký sinh ở vùng miệng, vòm họng, đường tiêu hóa. Chúng xâm nhập và tấn công mạnh khi cơ thể suy giảm đề kháng, miễn dịch hoặc pH vòm họng chuyển sang môi trường acid do bị trào ngược dạ dày

Triệu chứng của nấm vòm họng khác với những bệnh khác

Các triệu chứng điển hình của nấm vòm họng:

  • Đau rát.
  • Khô miệng, họng.
  • Cảm giác lấn cấn ở họng.
  • Khó khăn khi uống thức ăn, uống nước.
  • Ngứa họng, nhức đầu, có thể sốt nhẹ.
  • Ho kéo dài.
  • Hơi thở, lưỡi có mùi chua.

Ngoài ra, niêm mạc họng của người bệnh bị đỏ, lưỡi bẩn, nhiều chất nhầy ở họng, dễ bị chảy máu khi tác động. Trên vòm họng có thể có giả mạc, giả mạc xám mủn như hoại tử. 

Triệu chứng của nấm vòm họng Triệu chứng của nấm vòm họng 

Đồng thời, khi thấy xuất hiện giả mạc, bệnh nhân nên bình tĩnh quan sát để phân biệt, đừng hoang mang nhầm lẫn với các bệnh khác. 

Nấm họng khác với khối u: Nấm họng cần phân biệt với khối u vì lớp giả mạc hoại tử ở trung tâm khối u nhìn có thể giống nấm hoặc có bội nhiễm nấm. Tuy nhiên với khối u, người bệnh sẽ đau nhiều hơn ngứa, các tổ chức xung quanh vùng bám của giả mạc không có ranh giới, thường có biểu hiện lần sần của thâm nhiễm tổ chức. Và để xác định có phải khối u hay không, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết để xác định.

Lao họng: Cũng có nhiều giả mạc trắng, bẩn xuất hiện tại họng, niêm mạc bợt giống nấm, dễ chẩn đoán nhầm. Song, quan sát kỹ sẽ thấy niêm mạc còn có thêm dấu hiệu nề sũng. Ngoài ra, triệu chứng của người bị lao họng thường đi kèm với sốt về chiều, giảm cân, chán ăn. 

Viêm họng nhiễm khuẩn: Họng của người bệnh có giả mạc bẩn, có thể trắng hoặc vàng đục. Niêm mạc ở dưới thường đỏ, kèm theo sốt và đau. 

Chẩn đoán nấm vòm họng

Vì các giả mạc có thể dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác nên bác sĩ sẽ quan sát hình ảnh nấm vòm họng rồi chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. 

Khi khám bác sĩ sẽ hỏi để chẩn đoán nên người bệnh cần nói chính xác các thông tin: thời điểm bắt đầu bệnh, triệu chứng như thế nào,... 

Sau khi hỏi các thông tin, bác sĩ nghi ngờ nấm vòm họng sẽ tiến hành kiểm tra các giả mạc, quan sát có các mảng trắng hay xám, sưng và đỏ không. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy một mẫu phẩm trong họng để tìm nấm Candida.

Điều trị nấm vòm họng

Sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh, tùy vào tình hình của bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra liệu trình dùng thuốc phù hợp nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc kháng nấm toàn thân hoặc tại chỗ hay phối hợp cả 2 phương pháp để tăng hiệu quả điều trị. 

Điều trị nấm vòm họng Điều trị nấm vòm họng 

Đồng thời, bệnh có khả năng tái phát cũng như khó điều trị nên bệnh nhân không nên tự dùng thuốc bên ngoài mà phải đúng liều lượng và thời gian chỉ định của bác sĩ. 

Cách phòng ngừa nấm vòm họng

Nấm vòm họng là bệnh khó điều trị và gây ảnh hưởng vì những triệu chứng khó chịu. Do đó, mỗi người nên có chế độ phòng ngừa để tránh mắc phải:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ 
  • Kết hợp với súc nước muối sinh lý hay xịt họng để sát khuẩn, ngăn ngừa virus, nấm, vi khuẩn gây hại.
  • Không nên hút thuốc lá và dùng các chất kích thích.
  • Có chế độ ăn hợp lý, bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất. Nên bổ sung nhiều rau xanh, củ quả tươi trong chế độ ăn mỗi ngày.
  • Hạn chế bổ sung các thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, tinh bột, cay nóng.
  • Kết hợp rèn luyện thể thao để nâng cao thể trạng.
Phòng ngừa nấm vòm họng Phòng ngừa nấm vòm họng 

Khi thực hiện thay đổi chế độ ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch. Từ đó, đẩy lùi mầm bệnh, nấm gây hại cho cơ thể. 

Qua những thông tin cũng như hình ảnh nấm vòm họng trong bài viết, giúp mọi người hiểu hơn về bệnh. Tuy nhiên, các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, mỗi bệnh nhân sẽ có triệu chứng và mức độ bệnh khác nhau. Do đó, để chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để kiểm tra và thăm khám. 

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 



Chat with Zalo