Tiểu đường thai kỳ ăn vú sữa được không?
Trái vú sữa là một trong những loại trái cây tốt và lành nhất cho những bà mẹ đang mang thai. Chúng ta không cần hoài nghi về lợi ích của loại trái cây này với sức khỏe. Nhưng mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ lại băn khoăn về vị ngọt tự nhiên của vú sữa. Liệu vú sữa có làm tăng đường huyết đột ngột? Bị tiểu đường thai kỳ ăn vú sữa được không?
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Bệnh tiểu đường thai kỳ ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Có từ 2% - 10% thai phụ mắc căn bệnh này. Và có đến 50% trong số đó có thể diễn tiến thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh có thể không gây biến chứng trong thai kỳ và tự khỏi sau sinh, nhưng nguy cơ biến chứng luôn tồn tại. Thậm chí biến chứng tiểu đường thai kỳ có thể xuất hiện sau sinh 5 - 10 năm khiến người từng mắc bệnh không thể ngờ tới. Vậy tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý về rối loạn chuyển hóa đường trong máu phát triển trong thời gian người phụ nữ mang thai. Bình thường, khi chúng ta ăn, thức ăn sẽ được chuyển hóa thành đường trong máu. Đường trong máu lại được hormone insulin (do các tế bào beta của tuyến tụy sản xuất) đưa vào tế bào và chuyển hóa thành năng lượng phục vụ các hoạt động sống của cơ thể.
Cơ thể thai phụ dễ bị thiếu hụt insulin hoặc giảm độ nhạy insulin do sự tác động của một số hormone thai kỳ. Bởi vậy, quá trình chuyển hóa đường bị rối loạn dẫn đến thừa đường trong máu. Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Một số biểu hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ như:
- Cơ thể bà bầu luôn cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống.
- Mẹ bầu cảm thấy hay khát nước và uống nhiều nước hơn bình thường.
- Buồn đi tiểu thường xuyên cả ngày lẫn đêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể để đào thải bớt đường dư thừa trong máu.
- Các vết thương và trầy xước trên da sẽ lâu lành hơn bình thường.
![tiểu đường thai kỳ ăn vú sữa được không 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tieu_duong_thai_ky_an_vu_sua_duoc_khong_1_3c100dd54a.jpeg)
Lợi ích của vú sữa với bà bầu
Thành phần dinh dưỡng trong trái vú sữa
Những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần tuân theo thực đơn dinh dưỡng nghiêm ngặt. Trong đó, việc sử dụng các loại trái cây trong bữa phụ cũng cần được đặc biệt lưu ý. Là trái cây có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng vú sữa lại có vị ngọt. Điều này khiến không ít mẹ bầu băn khoăn tiểu đường thai kỳ ăn vú sữa được không?
Một trái vú sữa chín cung cấp khoảng:
- 14,65mg canxi.
- 73,23mg phốt pho.
- 67,2mg kali.
- 3,3mg magiê.
- 2,33mg sắt.
- 73,23mg nước.
- 2,33mg protein.
- 3,3mg chất xơ.
- 67,2mg năng lượng.
- 14,65mg carbohydrate…
Tất cả những dưỡng chất, vitamin và khoáng chất kể trên đều vô cùng cần thiết với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Lợi ích của vú sữa đối với mẹ bầu và thai nhi
Một số lợi ích của vú sữa đối với mẹ bầu và thai nhi:
- Các vitamin thiết yếu có trong trái vú sữa giúp cơ thể mẹ được cung cấp năng lượng và tăng sức đề kháng.
- Hàm lượng chất xơ cao trong loại trái cây này giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón - một rối loạn tiêu hóa rất thường gặp ở mẹ bầu.
- Mẹ bầu đang lo lắng đến vấn đề tăng cân quá nhanh có thể yên tâm thưởng thức loại trái cây này. Vú sữa có hàm lượng calo thấp, ít chất béo lại giàu chất xơ. Chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, thèm đồ ngọt và hạn chế ăn vặt. Ăn vú sữa vào các bữa phụ là lựa chọn thay thế các loại bánh kẹo, nước ngọt lý tưởng.
- Các chất chống oxy hóa như Elearning, vitamin C giúp bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do, giúp phòng ngừa cách bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư… Mỗi trái vú sữa có thể đáp ứng 5% nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày.
- Hàm lượng canxi lý tưởng (đáp ứng khoảng 10% nhu cầu canxi hàng ngày) trong trái vú sữa cũng giúp giảm nguy cơ loãng xương ở bà bầu. Canxi cũng có ích cho quá trình hình thành hệ xương và răng ở thai nhi.
- Kali trong vú sữa có thể ngăn ảnh hưởng xấu của natri, giảm nguy cơ cao huyết áp và giúp điều hòa nhịp tim.
- Nguyên tố sắt trong trái cây này giúp bổ sung sắt, kích thích tái tạo hồng cầu và giảm nguy cơ thiếu máu ở mẹ bầu.
![tiểu đường thai kỳ ăn vú sữa được không 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tieu_duong_thai_ky_an_vu_sua_duoc_khong_2_4ac4e8ef81.jpg)
Tiểu đường thai kỳ ăn vú sữa được không?
Hiện nay trên thị trường có 3 loại vú sữa:
- Vú sữa xanh vỏ màu xanh nhạt và bóng, ruột màu trắng sữa, vị ngọt thanh.
- Vú sữa tím vỏ bên ngoài có màu tím, ruột trắng sữa và ruột rất ngọt.
- Vú sữa hoàng kim khi chín vỏ màu vàng óng, ruột mềm, trong và vị ngọt thanh.
Cả 3 loại vú sữa đều tốt cho sức khỏe bà bầu và kể cả người bị tiểu đường thai kỳ cũng có thể yên tâm thưởng thức trái cây này. Trái vú sữa chín có chỉ số đường huyết là 28 (thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp). Khi ăn vú sữa, mẹ bầu không cần lo lắng đường huyết bị tăng đột ngột.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh các chất chống oxy hóa mạnh có trong vú sữa có thể ức chế hoạt động của amylase - một loại enzyme hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và glucosidase - một enzyme có tác dụng tiêu hóa chất bột đường. Nhờ đó mà ăn vú sữa có thể làm giảm sự hấp thu glucose và không làm đường huyết biến động quá nhiều.
Người tiểu đường nên ăn vú sữa thế nào?
Tiểu đường thai kỳ ăn vú sữa được không? Câu trả lời của các chuyên gia là Có. Nhưng ăn vú sữa thế nào cho hợp lý. Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra một số lời khuyên như sau:
- Mẹ bầu chỉ nên ăn từ 200g vú sữa một ngày.
- Thời gian lý tưởng để thưởng thức loại trái cây này là sau bữa ăn chính khoảng 2 giờ để tránh làm tăng đường huyết đột ngột.
- Thai phụ nên ăn trái vú sữa tươi, không nên ăn vú sữa dầm sữa, sinh tố hay chè vú sữa.
- Nếu từng bị dị ứng với các loại trái cây thuộc họ hồng xiêm, bạn cũng có thể bị dị ứng với vú sữa. Vì vậy tốt nhất nên tránh sử dụng trái cây này.
- Vú sữa chưa chín kỹ thường có vị chát, khi ăn vào dễ gây táo bón. Mẹ bầu nên chọn trái vú sữa đã chín, khi ăn không nên ăn sát phần vỏ.
![tiểu đường thai kỳ ăn vú sữa được không 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tieu_duong_thai_ky_an_vu_sua_duoc_khong_3_90801cd5b6.jpg)
Vậy tiểu đường thai kỳ ăn vú sữa được không? Hy vọng bài viết có thể giúp mẹ bầu yên tâm thưởng thức rồi nhé. Bật mí thêm với mẹ bầu, uống nước nấu với lá cây vú sữa cũng là một mẹo chữa tiểu đường theo kinh nghiệm dân gian nữa đó! Nếu có lá vú sữa tươi và sạch, tội gì không tận dụng cả lá cả quả để kiểm soát tiểu đường đúng không nào?
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp