Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối là gì? Quy trình chẩn đoán như thế nào?
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối là yếu tố quan trọng giúp các bác sĩ xác định được chính xác tình trạng bệnh. Từ đó, đưa ra được những chỉ định điều trị chính xác. Vậy tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối hiện nay là gì? Hãy cùng Hà An tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là kết quả của việc sụn và khớp xương ở đầu gối bị hủy hoại, khiến cho khớp gối bị biến dạng, thay đổi hình dáng, hóa sinh và cơ sinh học của tế bào sụn.
![Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối là gì? Quy trình chẩn đoán như thế nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tieu_chuan_chan_doan_thoai_hoa_khop_goi_doc_ngay_4_86dc7ec364.png)
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp gối. Đó là:
- Di truyền: Nếu người thân trong gia đình bạn có tiểu sử bị mắc bệnh thoái hóa khớp gối thì bạn cũng có khả năng cao mắc phải căn bệnh này.
- Mang vác nặng hoặc vận động quá sức: Người lao động hoặc các vận động viên thường xuyên mang vác nặng hoặc vận động quá sức rất dễ bị chấn thương. Từ đó, dẫn đến gãy xương, tổn thương khớp, sụn,...
- Bẩm sinh: Những người mắc các bệnh lý về khớp gối bẩm sinh có thể bị thoái hóa khớp gối ngay từ khi còn rất trẻ.
- Viêm khớp: Thoái hóa khớp gối là biến chứng của các căn bệnh viêm khớp như: Lao khớp, gout, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,...
- Rối loạn nội tiết: Rối loạn nội tiết thường xuất hiện ở độ tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh,... gây thoái hóa các cơ quan trong cơ thể.
- Ít vận động: Chế độ sinh hoạt kém lành mạnh, ít vận động khiến cho người bệnh bị cứng khớp, các cơ lỏng lẻo và khó vận động với cường độ mạnh.
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Ăn uống không đầy đủ chất, kết hợp với thói quen lạm dụng rượu, bia, chất kích thích và đồ uống có cồn,... có thể phá hủy các cơ quan bên trong cơ thể, làm suy giảm chức năng của sụn khớp.
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối là gì?
Hiện nay, Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ARC) đã đưa ra một số tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối. Theo đó, người bệnh được coi là mắc thoái hóa khớp khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau:
- Trên ảnh chụp X-quang có thể thấy rõ các gai xương ở rìa khớp.
- Dịch khớp bị lão hóa.
- Người bệnh có độ tuổi từ 38 tuổi trở lên, trong đó, có đến 80% trường hợp thoái hóa khớp gối có độ tuổi từ 60 - 75.
- Người bệnh bị cứng khớp trong khoảng 30 phút.
- Khi cử động, các khớp phát ra các tiếng kêu lạo xạo hoặc lục cục.
Ở những người mắc bệnh thoái hóa khớp giai đoạn nặng hơn, các triệu chứng thoái hóa khớp gối này sẽ càng xuất hiện rõ ràng hơn. Cụ thể:
- Tràn dịch khớp gối, khi ấn vào bánh chè sẽ cảm nhận được bánh chè bồng bềnh trong lớp dịch khớp gối.
- Đầu gối bị biến dạng do có quá nhiều gai xương hoặc do trục khớp gối bị lệch.
![Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối là gì? Quy trình chẩn đoán như thế nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tieu_chuan_chan_doan_thoai_hoa_khop_goi_doc_ngay_3_12fecc6a3c.jpg)
Chẩn đoán thoái hóa khớp gối như thế nào?
Khi nghi ngờ bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số các phương pháp chẩn đoán như: Siêu âm, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI,... Đây đều là những phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh, giúp bác sĩ dễ dàng nhìn nhận được những biểu hiện của căn bệnh này.
Thông thường, thoái hóa khớp gối được chia thành 4 giai đoạn chính là:
- Giai đoạn 1: Đầu khớp xuất hiện một vài gai xương nhỏ, người bệnh cảm nhận được các cơn đau nhẹ ở đầu gối.
- Giai đoạn 2: Khe khớp hẹp nhẹ, gai xương ở khớp gối xuất hiện nhiều hơn.
- Giai đoạn 3: Khe khớp hẹp vừa, nhiều gai xương.
- Giai đoạn 4: Khe khớp bị hẹp ở mức tối đa, xương dưới sụn bị xơ và đầu gối biến dạng nhiều.
Bên cạnh đó, một số triệu chứng bất thường sau cũng được phát hiện thông qua hình ảnh siêu âm khớp gối:
- Tràn dịch khớp;
- Gai xương;
- Hẹp khe khớp;
- Độ dày của sụn khớp;
- Sụn khớp gối bị bong vào trong ổ khớp;
- Khả năng hoạt động của màng hoạt dịch khớp.
Làm gì để phòng tránh thoái hóa khớp gối?
Đến nay, vẫn chưa có phương pháp nào có thể giúp bạn chiến thắng hoàn toàn được căn bệnh thoái hóa khớp gối. Vì vậy, căn bệnh này rất dễ tái phát, đặc biệt là khi người bệnh đã có tuổi. Do đó, bạn cần phải phòng tránh căn bệnh này từ sớm để tránh xa những biến chứng khôn lường mà thoái hóa khớp gối mang lại.
Các biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp gối là:
- Tránh mang vác hoặc tập luyện quá nặng và đột ngột.
- Cần khởi động các khớp và cơ kỹ càng trước khi vận động.
- Duy trì cân nặng phù hợp, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì.
- Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên để cải thiện chức năng của xương khớp và nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin, sắt và canxi để kích thích cơ thể sản xuất thêm dịch khớp. Nhờ đó, ngăn ngừa tình trạng loãng xương, thoái hóa xương khớp,...
- Thăm khám định kỳ để phát hiện sớm các dị tật ở xương, khớp để điều trị kịp thời.
![Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối là gì? Quy trình chẩn đoán như thế nào? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tieu_chuan_chan_doan_thoai_hoa_khop_goi_doc_ngay_1_86bc54a266.jpg)
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của Hà An Pharmacy để bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích trong quá trình chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình nhé
Xem thêm: Các biến chứng thoái hóa khớp mà bạn không nên chủ quan