Tiêm phế cầu có sốt không? Cách chăm sóc trẻ sau tiêm phế cầu để giảm sốt

Hiện nay, vắc xin phế cầu đã được đưa vào sử dụng rộng rãi, mặc dù chưa được thêm vào danh sách vắc xin tiêm chủng mở rộng cho trẻ nhưng bạn vẫn có thể cho trẻ tiêm chủng dịch vụ. Vắc xin phế cầu cũng có thể gây nên những tác dụng phụ trên cơ thể người tiêm phòng. Cùng Hà An tìm hiểu về vắc xin phế cầu, tác dụng phụ có thể xảy ra và giải đáp thắc mắc tiêm phế cầu có sốt không nhé.

Vắc xin phòng phế cầu là gì?

Vắc xin phòng phế cầu là loại vắc xin miễn dịch chủ động ngăn ngừa sự tấn công và gây bệnh của vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) - tác nhân của nhiều bệnh nguy hiểm như: Viêm phổi, hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) và viêm tai giữa cấp,…

Tiêm phế cầu có sốt không? Cách chăm sóc trẻ sau tiêm phế cầu để giảm sốt 1
Vắc xin phế cầu hiện đã được áp dụng rộng rãi trong chương trình tiêm chủng dịch vụ

Các bệnh do phế cầu khuẩn thường khởi phát đột ngột, sốt cao, khó thở, đau ngực, ho ra đờm. Những biểu hiện đầu tiên ở trẻ em nhiễm phế cầu là sốt, nôn và co giật, đôi khi cũng có thể không biểu hiện triệu chứng gì. Nếu phát hiện và điều trị sớm, có thể ngăn ngừa nhiều biến chứng nặng nề. Do đó, việc tiêm vắc xin phế cầu là vô cùng cần thiết trong phòng ngừa bệnh, đặc biệt khi tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn phế cầu đang ngày càng gia tăng gây ra nhiều khó khăn và tốn kém trong điều trị.

Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng 2 loại vắc xin phòng phế cầu là Synflorix của công ty Glaxo Smith Kline (GSK) và Prevenar 13 của hãng dược phẩm Pfizer. Trong khi vắc xin Synflorix chỉ được sử dụng cho trẻ từ tròn 6 tuần tuổi đến 5 tuổi thì Prevenar 13 có thể dùng cho cả trẻ từ tròn 6 tuần tuổi trở lên và người lớn. Tùy thuộc vào độ tuổi tiêm chủng mà số lượng mũi tiêm sẽ khác nhau, dao động từ 1 - 4 mũi tiêm. Đặc biệt, trẻ từ 2 tuổi và người lớn chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin Phế cầu Prevenar 13 duy nhất để phòng các bệnh nguy hiểm do phế cầu như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do khuẩn phế cầu, nhiễm khuẩn huyết.

Tiêm phế cầu có sốt không?

Phản ứng sau tiêm chủng là điều có thể xảy ra và không nặng nề tuy nhiên mức độ phản ứng sau tiêm phế cầu của mỗi người là khác nhau, tùy theo từng cơ địa. Các phản ứng phổ biến có thể gặp như sốt nhẹ, thân nhiệt cao hơn bình thường, sưng và đau tại vị trí tiêm và chúng có thể tự khỏi sau vài ngày. Bên cạnh đó, một số trẻ có thể có các phản ứng hiếm gặp như sốt cao, quấy khóc kéo dài, tím tái, co giật, nghiêm trọng hơn là bị sốc phản vệ. Chính vì vậy sau tiêm chủng cần theo dõi tại trung tâm y tế ít nhất là 30 phút và tiếp tục theo dõi tại nhà sau đó.

Tiêm phế cầu có sốt không? Cách chăm sóc trẻ sau tiêm phế cầu để giảm sốt 2
Tiêm phế cầu có sốt không? Sốt là một phản ứng sau tiêm chủng có thể gặp

Trẻ tiêm phế cầu sau bao lâu thì sốt?

Theo các nghiên cứu cho thấy, sau khi tiêm phòng vắc xin phế cầu khoảng 8 - 10 tiếng trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ. Tình trạng này có thể kéo dài 1 - 2 ngày và không gây biến chứng nặng nếu các phụ huynh theo dõi sát sao và chăm sóc trẻ đúng cách. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt kéo dài trên 3 ngày hoặc không đáp ứng với thuốc hạ sốt thì phụ huynh cần đưa trẻ đến trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị đúng nguyên nhân.

Tiêm phế cầu thường sốt mấy ngày?

Sốt là đáp ứng viêm của cơ thể, đối với bệnh truyền nhiễm sốt thường kéo dài hơn 2 đến 3 ngày.

Vắc xin được xem là dị nguyên của cơ thể nên khi tiêm vắc xin hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết đây là chất lạ và sẽ ngay lập tức gây ra phản ứng sốt, hệ thống miễn dịch của cơ thể ghi nhớ dấu hiệu và huy động ngay lập tức kháng thể để tiêu diệt dị nguyên. Sau khi tiêm vắc xin phế cầu, triệu chứng sốt nhẹ có thể kéo dài 1 - 2 ngày và tự khỏi, không để lại di chứng gì.

Nguyên nhân trẻ bị sốt sau khi tiêm vắc xin phế cầu

Vì sao tiêm vắc xin phế cầu lại gây sốt? Theo nghiên cứu đã đề ra 5 nguyên nhân chủ yếu sau đây:

  • Phản ứng do chất lượng vắc xin.
  • Trùng lặp với bệnh tật sẵn có ở trẻ.
  • Sự cố trong thực hành tiêm chủng.
  • Phản ứng do bản chất của vắc xin.
  • Phản ứng do tâm lý.

Mặc dù vắc xin là rất an toàn nhưng vẫn có số ít người tiêm vắc xin phế cầu gặp phản ứng sau tiêm, cụ thể là sốt. Trong đó, sốt sau khi tiêm phế cầu là tình trạng bình thường cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang đáp ứng với vắc xin. Vì thế, không nên quá lo lắng khi con sốt hay hay không sốt sau chủng ngừa, các phản ứng của trẻ sau khi tiêm phế cầu này không thể hiện lên được hiệu quả của vắc xin.

Những tác dụng phụ nghiêm trọng của vắc xin như phản ứng phản vệ là rất hiếm găp nhưng vẫn có thể xảy ra và gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ khỏi hoàn toàn và không có biến chứng gì. Điều cần thiết là phụ huynh cần biết về việc theo dõi các phản ứng sau tiêm và các dấu hiệu cảnh báo.

Cách chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin phế cầu để giảm sốt

Sau khi trẻ được tiêm phòng viêm phế cầu thì cần chăm sóc và theo dõi sát sao trong khoảng 1 - 2 ngày sau đó. Như đã nói ở trên sốt là phản ứng sau tiêm vắc xin phế cầu và có thể tự giới hạn nên các phụ huynh không cần quá lo lắng. Theo dõi nhiệt độ của trẻ và xử trí hạ sốt để đảm bảo an toàn cho trẻ:

  • Cho trẻ kẹp nhiệt kế thường xuyên, mặc quần áo thoáng mát.
  • Tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ uống nước nhiều nước hoặc cho trẻ bú mẹ nhiều hơn.
  • Dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ lớn hơn 38,5 độ C và uống cách nhau 4 - 6 giờ.
  • Có thể lau ấm cho trẻ bằng khăn nhúng nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1 - 2 độ C.
  • Không dùng aspirin hoặc các thuốc ho và hạ sốt khác.
Tiêm phế cầu có sốt không? Cách chăm sóc trẻ sau tiêm phế cầu để giảm sốt 3
Theo dõi nhiệt độ và xử trí hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ

Bên cạnh xử trí hạ sốt cho trẻ sau tiêm phế cầu, ba mẹ cũng cần nắm được các dấu hiệu cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay như:

  • Sốt cao trên 39 độ không hạ sau khi sử dụng các cách hạ sốt trên.
  • Kích thước vùng tiêm bị sưng, thâm đỏ thành quầng ngày càng lan rộng.
  • Có biểu hiện co giật, mệt lả, bú kém, li bì, vật vã, kích thích.
  • Trẻ tím tái, khó thở, thở nhanh, thở ngắt quãng, rút lõm lồng ngực.
  • Quấy khóc liên tục trên 3 tiếng.
  • Bỏ bú, bú kém.
  • Nổi mề đay, chân tay lạnh.

Như vậy việc tiêm vắc xin phế cầu là hết sức cần thiết, góp phần giảm nhẹ tỷ lệ mắc bệnh. Đặc biệt đối với trẻ dưới 5 tuổi, chưa được tiêm vắc xin Covid-19 thì việc tiêm vắc xin phế cầu là cực kỳ quan trọng vì nếu lỡ mắc Covid-19, vi khuẩn phế cầu trú sẵn trong vùng hầu họng kết hợp với Covid-19 cùng làm tổn thương hệ hô hấp. Đồng nhiễm Covid-19 và viêm phổi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Suy hô hấp, tràn dịch màng phổi, phù phổi cấp, áp xe phổi,… Và việc theo dõi sau tiêm là điều hết sức cần thiết để phát hiện và xử trí kịp thời các tác dụng phụ.

Tiêm vắc xin phế cầu đầy đủ và kịp thời giúp cơ thể kích thích sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, từ đó tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Trung tâm tiêm chủng Hà An tự hào là đơn vị có các loại vắc xin phế cầu thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng, giá cả cạnh tranh và hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP. Bạn có thể liên hệ hotline 1800 6928 để được đội ngũ y tế tận tâm sẵn sàng hỗ trợ tư vấn về thông tin vắc xin phế cầu rõ hơn nhé!

Xem thêm:



Chat with Zalo