Thực phẩm giúp kiểm soát bệnh vẩy nến trong mùa Đông
Thời tiết hanh khô và độ ẩm thấp, nhất là vào mùa Đông, bệnh vẩy nến dễ bùng phát.
Tại sao bệnh vẩy nến bùng phát vào mùa đông?
Vẩy nến là một bệnh da mạn tính, thường gặp ở mọi lứa tuổi, chiếm 1-2% dân số thế giới. Bệnh gây ra những mảng da đỏ, ngứa ngáy, có vẩy ở trên và xuất hiện ở những vùng da hay bị ma sát như đầu gối, khuỷu tay, da đầu, cẳng tay, cùi chỏ.
Vào mùa Đông thời tiết hanh khô, nhiệt độ giảm xuống cùng với sự chênh lệch giữa ngày và đêm, độ ẩm giảm còn khiến cho cơ thể giảm tiết mồ hôi và các acid hữu cơ, làm cho da thiếu độ nhờn vốn có tác dụng bảo vệ da, làm cho da trở nên khô ráp, thiếu dưỡng, mẩn đỏ, dễ nhiễm trùng và nguy cơ xuất hiện bệnh vẩy nến vào thời điểm này rất cao.
![](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phong_ngua_79430d3017.jpg)
Thực phẩm giúp ngăn ngừa triệu chứng bệnh vẩy nến
Uống đủ nước
Người bệnh vẩy nến đặc trưng nhận biết bệnh qua dấu hiệu da khô, bong tróc. Vùng da bị tổn thương gặp dấu hiệu thiếu nước nước, hanh khô làm cho tình trạng lão hóa da diễn ra nhanh hơn. Vì vậy, uống đủ nước đóng một vai trò quan trọng đối với người bệnh vẩy nến như:
- Tăng cường lọc đào thải các chất độc, chất dư thừa ra ngoài, do đó gan, thận luôn khỏe mạnh chức năng chuyển hóa các chất hoạt động ổn định giúp ngăn ngừa nguyên nhân gây bệnh tự miễn từ bên trong.
- Bổ sung nước cho tế bào ngăn ngừa lão hóa da, chống lại quá trình tự chết đi của các tế bào biểu bì, vì thế những triệu chứng bong tróc vẩy, ngứa da, da sần sùi sẽ thuyên giảm rõ rệt.
![](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uong_nuoc_dung_cach_1_1024x768_78d1784097.jpg)
Các loại hạt
Nếu bạn bị vẩy nến thì việc lựa chọn sử dụng ngũ cốc nguyên hạt cũng là một trong những phương pháp giúp ngăn ngừa triệu chứng bệnh hiệu quả. Ăn nhiều gạo lứt, hạnh nhân, quả óc chó… có thể giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, giúp lượng trong máu được điều chỉnh luôn ở mức cân bằng và ổn định. Từ đó, cải thiện được tình trạng da bị nổi mẩn đỏ, viêm, ngứa do bệnh vẩy nến gây ra.
Dầu dừa
Dầu dừa được xem là một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên, nó có thể làm mềm da và giảm bong tróc da do vẩy nến. Bạn có thể thêm dầu dừa vào đồ ăn, sinh tố trái cây yêu thích. Ngoài ra, bôi dầu dừa ấm vào vùng bị ảnh hưởng 3 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
![](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mat_na_nghe_dau_dua_ecb8f68cb3.jpg)
Trái cây và rau quả
Trái cây và rau quả cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, chất chống oxy hóa, kẽm, selen, magne… giúp kiểm soát bệnh vẩy nến rất tốt. Chế độ ăn uống hàng ngày bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như rau bina, cà rốt, bông cải xanh, bơ, xoài, mâm xôi, việt quất…
Bột yến mạch
Bột yến mạch là một trong những lựa chọn bữa sáng lành mạnh nhất, đặc biệt là để giảm cân. Bên cạnh đó, thực phẩm này rất giàu vitamin và chất xơ. Theo các chuyên gia cho rằng chất xơ giúp giảm mẩn đỏ trên da, đồng thời ngăn ngừa da chết hiệu quả.
Người bị vảy nến cần kiêng những thực phẩm nào?
Rượu, bia
Sử dụng đồ uống có cồn sẽ làm giãn mạch máu, khiến các tế bào miễn dịch hoạt động nhiều hơn mức cần thiết. Điều này sẽ thúc đẩy tình trạng viêm, gây bùng phát bệnh vảy nến.
Đồ ăn vặt
Đồ ăn vặt và các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, tinh bột, đường tinh chế… tất cả đều có thể thúc đẩy bệnh vảy nến phát triển.
Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ chứa chất béo không bão hòa đa gọi là acid arachidonic. Loại chất béo này có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh vảy nến vì nó dễ chuyển hóa thành những hợp chất gây viêm. Theo đó, người bệnh vảy nến nên kiêng: Xúc xích, thịt xông khói, các loại thịt chế biến sẵn khác.
Các sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa, phô mai, sữa chua… cung cấp nhiều protein, calci và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây viêm từ đó làm cho bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng.
Rau củ họ cà
Những loại rau như ớt, khoai tây, cà tím, cà chua… khiến các triệu chứng bệnh vảy nến phát triển hơn. Những loại rau này chứa solanine có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây viêm.
Thực phẩm giàu gluten
Gluten là một loại protein có trong bột mì, lúa mạch và luôn hiện diện trong bánh mì, các loại mì… Theo Mayo Clinic, một số người bị bệnh vảy nến có thể nhạy cảm với gluten. Đối với những người này, tránh gluten giúp cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến.
Gia vị
Các loại gia vị như quế, cà ri, giấm, ớt bột, tương cà,… chính là “kẻ thù” của một số người bệnh vảy nến. Tất cả những gia vị này đều nằm trong danh sách nên tránh vì có thể làm tăng tình trạng viêm.
Nhân Tâm
Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp