Thực hư chuyện trẻ sơ sinh bị mắc hơi người có kinh
Cho đến nay, dù khoa học hiện đại hơn nhiều nhưng không ít người vẫn còn giữ những quan điểm kiêng khem từ xưa cho các bé mới sinh. Không ít trong số đó là không có căn cứ khoa học và quan niệm tránh cho trẻ sơ sinh mắc hơi người có kinh. Hãy cùng xem thực hư chuyện này này ra sao nhé!
Quan niệm dân gian về kỳ kinh nguyệt
Mặc dù kinh nguyệt là hiện tượng hoàn toàn bình thường của cơ thể. Thậm chí còn có thể cho biết tình trạng sức khỏe của người đó. Những với quan điểm từ xưa, kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ đã bị coi là thứ “bẩn”. Những người đang đến ngày thường không được đi chùa, không được thắp hương.
Nhiều gia đình còn khắt khe hơn, không chỉ đồ lót mà quần áo của người đến tháng còn phải giặt riêng. Nhiều nơi còn có quan niệm, phụ nữ đến ngày không được đến đám ma hay đám cưới.
Không chỉ ở Việt Nam và một số nước châu Á, ở Nepal, phụ nữ đến kỳ đèn đỏ phải ở riêng trong một cái lều tồi tàn, bẩn thỉu. Lều đó là lều kinh nguyệt. Phụ nữ Nepal khi có kinh không được phép chạm vào người đàn ông, không được nấu ăn và cũng không được ăn uống như người khác.
Thậm chí ngay cả ở thủ đô của nước này, việc sử dụng tampon hay cốc nguyệt san vẫn bị coi là một hành vi tình dục. Những cô gái còn trinh trắng không được phép sử dụng chúng.
![Thực hư chuyện trẻ sơ sinh mắc hơi người có kinh 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_hu_chuyen_tre_so_sinh_mac_hoi_nguoi_co_kinh_1_66d1e5af34.jpg)
Lý do chu kỳ kinh nguyệt theo khoa học
Kinh nguyệt là thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ. Kinh nguyệt chịu sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hàng tháng ở vào thời kỳ dậy thì và thời kỳ mãn kinh.
Kinh nguyệt cũng có nhiều tên gọi khác như “kỳ đèn đỏ” ,“đến ngày” hay đáng yêu hơn như “rớt dâu”. Đây là hiện tượng bình thường xảy ra ở phụ nữ khỏe mạnh giữa tuổi dậy thì và ở cuối tuổi sinh sản.
Bên cạnh đó, xuất hiện kinh nguyệt cũng là dấu hiệu báo phụ nữ không có thai. Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ trưởng thành sẽ rụng 1 quả trứng, có đôi khi là hai trứng. Vào thời điểm trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung, bao phủ bề mặt tử cung, được xây dựng theo kiểu đồng bộ hóa. Lúc này nội mạc tử cung sẽ có sự thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ.
![Thực hư chuyện trẻ sơ sinh mắc hơi người có kinh 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_hu_chuyen_tre_so_sinh_mac_hoi_nguoi_co_kinh_2_621f448df7.jpg)
Nếu thụ tinh và thai kỳ không xảy ra, tức là tinh trùng không gặp được trứng, tử cung sẽ loại bỏ lớp nội mạc và một chu kỳ kinh mới bắt đầu. Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường dài khoảng 28 ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài từ 25 - 35 ngày. Nếu chu kỳ của chị em kéo dài hơn 35 thì cần đi kiểm tra.
Như vậy, có thể nói chu kỳ kinh nguyệt là điều hoàn toàn bình thường và không có bằng chứng nào cho thấy nó ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.
Vì sao có quan niệm sợ trẻ sơ sinh mắc hơi người có kinh?
![Thực hư chuyện trẻ sơ sinh mắc hơi người có kinh 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_hu_chuyen_tre_so_sinh_mac_hoi_nguoi_co_kinh_3_497259f27c.jpg)
Bé sơ sinh thường được kiêng khem rất kỹ. Và một số mẹ sau sinh được khuyên là không nên để bé tiếp xúc với người đang có kinh nguyệt. Điều này cũng bắt nguồn từ những quan niệm dân gian về kinh nguyệt. Cho rằng kinh nguyệt là thứ không sạch sẽ có thể khiến trẻ sơ sinh bị “mất vía” dễ đau ốm, quấy khóc.
Nói đến cụm từ “mất vía” thì đây cũng là một quan điểm có từ xa xưa. Khi một đứa bé đang ăn ngủ khỏe mạnh bỗng nhiên khóc nhiều, khó ngủ mà không rõ nguyên nhân thì sẽ bị xem là “mất vía” hay “phải vía”.
Lý do bé bị mất vía là do tiếp xúc với những thứ không sạch sẽ, cần phải đốt vía bé mới trở lại ăn uống ngoan ngoãn như thường. Cũng chính vì những điều lo sợ này mà nhiều người kiêng đến thăm trẻ nhỏ khi đang có kinh nguyệt. Bởi với tư duy “có kiêng có lành” nếu tránh được thì nên tránh.
Vậy có nên đi thăm trẻ nếu đang đến ngày không?
Đã là quan niệm dân gian thì sẽ có người tin theo và có người không tin theo. Quan điểm thì không có đúng sai mà chỉ có quan điểm khác nhau thôi. Vậy nên nếu như cả bạn và mẹ bé đều cảm thấy đây không phải là điều gì đáng ngại thì bạn vẫn có thể đến thăm bình thường. Tuy nhiên, cũng nên có một số chú ý sau:
Không nên nán lại quá lâu
Bạn chỉ nên ghé thăm và thăm hỏi trong khoảng 15 tới 30 phút là hợp lý nhất. Vì cả mẹ và bé sơ sinh đều cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Đừng nán lại quá lâu vì bạn còn rất nhiều dịp để đến chơi cùng hai mẹ con mà đúng không?
Rửa tay trước khi vào phòng bé
Bàn tay của chúng ta có rất nhiều vi khuẩn, và chúng có thể lan truyền cho bé và mẹ bỉm. Để tránh điều này cần rửa tay trước khi tiếp xúc với bé và mẹ. Lý do là vì cả mẹ và bé sơ sinh lúc này cơ thể còn rất yếu, nếu mắc bệnh sẽ rất nguy hiểm.
![Thực hư chuyện trẻ sơ sinh mắc hơi người có kinh 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_hu_chuyen_tre_so_sinh_mac_hoi_nguoi_co_kinh_4_3b10daaa67.jpeg)
Đừng cố gắng bế bé sơ sinh
Nhìn thấy một thiên thần nhỏ đáng yêu như thế chắc chắn không có ai là không muốn ôm ấp cưng nựng đúng không? Nhưng nếu như các bé đang ngủ ngon hoặc bạn không biết cách thì cũng không nên cố gắng bế bé. Các bé tỉnh giấc có thể quấy khóc và có thể khiến mẹ bé không thoải mái.
Tuyệt đối không hôn bé
Cưng nựng hay thơm má, thơm môi bé là tuyệt đối không nên. Vì đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi thơm trẻ sơ sinh. Lý do là nhiều người mắc bệnh truyền nhiễm mà không hề hay biết, khi thơm bé đã vô tình lây bệnh sang cho bé. Bé sơ sinh là đối tượng nhạy cảm nên tốt nhất chỉ nhìn ngắm bé là đủ rồi.
Nếu ốm mệt, tốt nhất không nên đến thăm bé
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, hay tệ hơn đang ốm sốt, cảm cúm thì cách tốt nhất là hãy ở nhà. Bởi vì lúc này nếu đi thăm bé, rất có thể bạn sẽ trở thành tác nhân lây bệnh. Hơn nữa, việc đến thăm mẹ và bé sau sinh với tâm trạng mệt mỏi có lẽ không được lịch sự cho lắm.
Kinh nguyệt có vai trò rất quan trọng đối với việc sinh sản và phát triển loài người. Thế nhưng vẫn tồn tại nhiều quan niệm và hủ tục sai lầm về nó ở nhiều nơi trên thế giới. Trong khuôn khổ bài viết này, Hà An Pharmacy xin được đưa ra những lý giải cho quan niệm tránh trẻ sơ sinh mắc hơi người có kinh. Mong này đây là những kiến thức hữu ích đối với bạn đọc.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp