Thực hư chuyện bấm huyệt chữa đau cổ: Có hiệu quả không?

Thay vì sử dụng thuốc Tây y, nhiều người lại lựa chọn phương pháp chữa bệnh Đông y bằng cách bấm huyệt để giảm thiểu những tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho nhiều người không khỏi băn khoăn liệu bấm huyệt chữa đau cổ có thực sự hiệu quả hay không. Nếu vẫn còn thắc mắc, còn chần chừ gì mà không cùng Hà An Pharmacy tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

Nguyên nhân gây đau cổ?

Đau cổ, vai, gáy là tình trạng thường gặp khi con người hoạt động nặng như: Bê, vác vật nặng. Ngoài ra, người làm việc công sở phải ngồi trong thời gian dài, người có tiền sử bị thoái hóa cột sống hoặc người bị thoát vị đĩa đệm cũng có nguy cơ bị đau cổ, vai, gáy cao. 

Tình trạng đau thường diễn ra âm ỉ, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Lâu dần, mức độ đau, mỏi sẽ ngày càng tăng lên, trở nên dữ dội hơn ở vùng cổ, sau gáy, hai bả vai, thậm chí là lan rộng lên thái dương hoặc xuống hai cánh tay. Từ đó, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt, học tập và làm việc hàng ngày.

Thực hư chuyện bấm huyệt chữa đau cổ: Có hiệu quả không? 1
Đau cổ, vai, gáy có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau 

Bấm huyệt chữa đau cổ có hiệu quả không?

Bấm huyệt chữa đau cổ là một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay vì độ an toàn và hiệu quả. Không giống như thuốc Tây y, bấm huyệt không mang lại bất cứ tác dụng phụ nào. 

Cách điều trị này sử dụng lực ở ngón tay, bàn tay, tác động đến huyệt vị nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu, giải ứ trệ. Điều này giúp cho khí huyết được lưu thông, giảm đau nhức và tê cứng ở các khớp. Không những vậy, phương pháp này còn có thể hỗ trợ thư giãn, chống co thắt cơ bắp và cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng trong các cơ bắp ở vùng cổ - vai - gáy.

Nếu thuốc Tây y cho hiệu quả giảm đau nhanh chóng nhưng tạm thời thì bấm huyệt tập trung điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh. Phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải áp dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, sau thời gian điều trị, chức năng xương khớp sẽ được phục hồi một cách hiệu quả.

Thực hư chuyện bấm huyệt chữa đau cổ: Có hiệu quả không? 2
Bấm huyệt chữa đau cổ cho tác dụng vô cùng hiệu quả 

Cách bấm huyệt chữa đau cổ đơn giản, hiệu quả

Trước khi học cách bấm huyệt chữa đau cổ tại nhà, bạn cần nhớ rằng các cơ quan trên cơ thể được được nối với nhau bởi huyệt đạo và 12 đường kinh lạc. Vì vậy, chỉ cần kích thích một bộ phận thì cũng có thể tác động đến những bộ phận khác.

Bạn có thể ghi nhớ một số huyệt đạo cơ bản dùng để điều trị tình trạng đau cổ, vai, gáy như sau:

  • Huyệt Đại Chùy: Huyệt nằm ở dưới gai đốt sống cổ CC7, có tác dụng ổn định tinh thần, điều khí và cải thiện sức khỏe toàn diện.
  • Huyệt Kiên Tỉnh: Huyệt ở ngay giao điểm chính của đường ngang nối huyệt Đại Chùy với hai đường thẳng nối 2 đầu ngực với nhau.
  • Huyệt Phong Phủ: Huyệt nằm ở chính giữa chỗ lõm vào của vùng vai gáy. Bạn có thể đo từ đường chân tóc xuống dưới khoảng 1 thốn, ngang với đốt sống cổ C1.
  • Huyệt Phong Trì: Huyệt nằm ở điểm lõm trên đường giao nhau giữa bờ ngoài cơ thăng và bờ trong của cơ ức đòn chũm. Bấm huyệt Phong Trì được cho là hiệu quả khi người bệnh cảm thấy ê tức.
  • Huyệt Thiên Trụ: Huyệt nằm ở vùng gáy, ngang với huyệt Á Môn. Huyệt nằm ở ngay vùng mô mềm nên bạn cần hết sức cẩn thận, không nên bấm quá mạnh để tránh tổn thương các dây thần kinh quan trọng bên dưới. 
  • Huyệt Thủ Tam Lý: Huyệt nằm trên cánh tay và cách khuỷu tay khoảng 3 thốn. 
  • Huyệt Hợp Cốc: Bạn có thể xác định huyệt Hợp Cốc bằng cách ấn vào vùng trũng giữa ngón cái và ngón trỏ.
  • Huyệt Trung Chữ: Huyệt nằm ở nếp gấp da giữa ngón út và ngón đeo nhẫn.
Thực hư chuyện bấm huyệt chữa đau cổ: Có hiệu quả không? 3
Huyệt Hợp Cốc có vị trí vô cùng dễ tìm 

Cần lưu ý gì khi bấm huyệt?

Trên thực tế, để đạt được hiệu quả cao nhất khi bấm huyệt, cần có các bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn thực hiện. Nếu làm không đúng, bạn có thể vô tình kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của bản thân. Vì vậy, đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng dưới đây trước khi thực hiện phương pháp bấm huyệt tại nhà:

  • Người bệnh nên nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, tốt nhất là nên nằm để xác định vị trí huyệt vị được chính xác hơn. 
  • Bệnh nhân không cần phải bấm tất cả các huyệt để chữa bệnh nhưng nên thực hiện từ 1 - 2 phút đối với mỗi huyệt vị. 
  • Không bấm huyệt chữa đau cổ khi vùng da này xuất hiện các vết thương hở, sưng, viêm, có các mô sẹo, nhọt, mụn nước, phát ban hoặc đám rối tĩnh mạch.
  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, người quá no, quá đói hoặc người mới sử dụng chất kích thích là những đối tượng được khuyến cáo không nên bấm huyệt. 
Thực hư chuyện bấm huyệt chữa đau cổ: Có hiệu quả không? 4
Tư thế nằm thoải mái giúp xác định huyệt đạo dễ dàng hơn

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về cách bấm huyệt chữa đau cổ. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm một phương pháp hữu ích để cải thiện sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé!

Xem thêm: 20 thủ thuật xoa bóp bấm huyệt trong y học cổ truyền



Chat with Zalo