Giải đáp: Tiểu đường có ăn được tiết canh không?
Tiết canh theo thời gian đã trở thành một nét đẹp trong ẩm thực của Việt Nam. Với cảm giác vừa độc lạ vừa ngon miệng mà nó mang lại thì không lạ khi nó dễ dàng trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người bao gồm cả những người đang mắc trong mình căn bệnh tiểu đường. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi “Người tiểu đường có ăn được tiết canh không?”, cùng theo dõi nhé!
Tiểu đường có ăn được tiết canh không?
Bệnh tiểu đường hay còn được biết đến với tên gọi bệnh đái tháo đường là một chứng bệnh phổ biến và dễ gặp do sự rối loạn chuyển hóa gây ra. Bệnh nhân mắc chứng tiểu đường thì cơ thể ít có khả năng tạo ra lượng hormone insulin một cách thích hợp khiến cho lượng đường trong máu của người bị bệnh luôn ở trạng thái quá cao so với mức bình thường do nhiều nguyên nhân.
Tùy vào từng mức độ của bệnh cũng như khả năng điều trị của mỗi người mà tác hại của bệnh tiểu đường là khác nhau tuy nhiên nếu không được phòng tránh và chữa trị trong thời gian dài thì nhìn chung bệnh tiểu đường sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nhiều người thắc mắc tiểu đường có ăn được tiết canh không? Trên thực tế tiết canh là một món ăn không chứa nhiều đường nên nó sẽ không làm tăng lượng đường trong máu và người tiểu đường có thể ăn chúng.
Tuy nhiên, suy cho cùng thành phần làm ra món tiết canh ẩn chứa khá nhiều nguy hiểm tiềm tàng. Máu và nội tạng động vật - nguyên liệu chính để làm nên món tiết canh thường có rất nhiều sinh vật mang mầm bệnh mà mắt thường không thể nhìn thấy.
Do đó nếu chưa có sự kiểm nghiệm về tính an toàn thì người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn tiết canh hết mức có thể. Thay vào đó, ta có thể bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ làm giảm sự biến chứng của bệnh tiểu đường.
Tiểu đường có ăn được tiết canh không? Câu trả lời là không nên
Bệnh nhân bị tiểu đường nên bổ sung những thực phẩm nào?
Nhiều người băn khoăn bệnh nhân bị tiểu đường nên ăn gì? Sau đây sẽ là một số gợi ý thực phẩm:
Bổ sung tinh bột ít calo
Người bị bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến lượng tinh bột trong khẩu phần ăn của mình vì chất này ảnh hưởng lớn đến mức đường huyết.
Tinh bột được chia làm nhiều loại, trong đó loại tinh bột tinh chế thường được cấu thành từ phân tử đường và carbohydrate phức tạp, những loại này là nguyên nhân làm tăng đường huyết. Tuy nhiên, cũng có những những loại tinh bột không làm tăng hoặc ít lượng đường. Đó là tinh bột ít calo, giàu chất xơ, loại tinh bột này vừa đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể vừa an toàn hơn cho người bệnh.
Protein lành mạnh trong động, thực vật
Ăn đúng loại protein cần thiết có thể giúp người bệnh tiểu đường cải thiện đường huyết. Không những vậy, nó còn hạn chế các vấn đề về bệnh tim mạch, giảm cholesterol xấu có trong máu. Protein, chất béo lành mạnh giúp tiêu hóa chậm, làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate vào máu. Các thực phẩm giàu protein gồm các loại đậu, sản phẩm từ đậu nành, trứng, cá hồi...
Rau sạch
Chế độ ăn nhiều rau củ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết. Những loại rau sạch như rau cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi,… đều là những thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường bởi lẽ rau củ chứa nhiều chất xơ, ít calo và chỉ số đường huyết thấp. Đồng thời giúp người bệnh tăng cường trao đổi chất, làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu nên ngăn cản việc tăng đường huyết.
Người bệnh đái tháo đường nên ăn đa dạng các loại rau củ với nhiều màu sắc để có thể tiếp nhận thêm nhiều vitamin cần cho cơ thể.
![Nên bổ sung nhiều rau sạch cho cơ thể người bị bệnh tiểu đường](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tieu_duong_co_an_duoc_tiet_canh_khong3_d6814af640.jpeg)
Những thực phẩm chứa hàm lượng chất béo tốt
Chất béo lành mạnh không chỉ cung cấp năng lượng và dinh dưỡng, các loại vitamin có lợi… mà còn có thêm khả năng chống oxy hóa và kháng viêm, giúp điều chỉnh sự trao đổi chất và khả năng phản ứng của cơ thể với insulin, ổn định lượng đường trong máu.
Những thực phẩm chứa hàm lượng chất béo lành mạnh bao gồm: Dầu oliu, mè, dầu đậu nành, dầu thực vật… Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng thêm các thực phẩm chức năng chứa các axit béo thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được là omega-3, omega-6, omega-9, vitamin E.
Một số lưu ý trong quá trình điều trị của người bị bệnh tiểu đường
Để có thể điều trị bệnh tiểu đường một cách tối ưu nhất bên cạnh việc bổ sung nhiều thực phẩm thích hợp thì người bị bệnh tiểu đường cũng cần lưu ý một vài vấn đề như sau:
Trong chế độ ăn:
- Hạn chế nạp các thực phẩm chứa nhiều đường vào cơ thể
- Chế độ ăn cho người bị bệnh tiểu đường nên ưu tiên chia các bữa nhỏ trong ngày (4 - 6 bữa), đặc biệt lưu ý không nên ăn quá nhiều cho 1 bữa hay không nên bổ sung quá nhiều cho 1 bữa.
- Nói không với bia rượu, các chất ức chế tân tái tạo đường.
Trong chế độ vận động, thói quen sinh hoạt:
- Siêng năng tập luyện thể dục thể thao một cách phù hợp và đều đặn.
- Nói không với thuốc lá.
- Người bệnh chủ động kiểm tra nồng độ lượng đường trong máu thường xuyên ở nhà cũng như đến các trung tâm y tế để thăm khám.
![Điều trị bệnh tiểu đường kết hợp thói quen sinh hoạt khoa học để hạn chế biến chứng nguy hiểm của bệnh](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tieu_duong_co_an_duoc_tiet_canh_khong2_6a5f141e44.jpeg)
Trên đây là tất tần tật thông tin trả lời cho câu hỏi tiểu đường có ăn được tiết canh không. Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể có được những thông tin cần thiết nhất để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Cẩm Ly
Nguồn: Tổng hợp