Tham khảo cách hỗ trợ điều trị ho lao tại nhà

Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và triệu chứng của ho lao, cũng như các phương pháp trị ho lao tại nhà để giảm bớt triệu chứng và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình điều trị lao. Hãy cùng tìm hiểu và áp dụng để giảm bớt sự khó chịu nhé!

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh lao 

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh ho lao (lao phổi) do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ cố gắng tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, nếu sức đề kháng của cơ thể yếu, vi khuẩn lao có thể "vượt qua" hệ miễn dịch và phát triển gây bệnh một cách nhanh chóng. Trong khi đó, ở những người có sức đề kháng tốt, vi khuẩn lao sẽ phát triển chậm hoặc không phát bệnh.

Bệnh ho lao có thể lây lan nhanh chóng qua không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi ra môi trường, và người khỏe mạnh có thể bị nhiễm bệnh nếu vô tình hít phải không khí có chứa vi khuẩn lao. Mặc dù đã áp dụng các phương pháp phòng ngừa, tuy nhiên, việc kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn và có thể lan ra diện rộng.

Các nguyên nhân dễ mắc bệnh ho lao:

  • Những người tiếp xúc gần với bệnh nhân lao bao gồm người thân, những người chăm sóc bệnh nhân hoặc các quan hệ thân thiết khác.
  • Các trường hợp có hệ miễn dịch yếu do mắc các bệnh như bệnh gan, bệnh HIV hoặc đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Những người đã đi từ vùng dịch trở về hoặc từ các khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao của bệnh lao.
Giảm ho lao một cách hiệu quả - Cách hỗ trợ điều trị đơn giản tại nhà 1Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao

Biểu hiện của bệnh ho lao

Trong giai đoạn đầu của bệnh lao, khó có thể phát hiện triệu chứng hoặc triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. 

Tuy nhiên khi bệnh tiến triển, người mắc bệnh lao thường có những biểu hiện sau: Ho khan hoặc ho đờm có máu, tức ngực, khó thở, đổ mồ hôi vào ban đêm, sốt nhẹ hoặc ớn lạnh vào chiều tối, mệt mỏi, suy nhược cơ thể và giảm cân không rõ nguyên nhân.

Vì triệu chứng bệnh rất đa dạng nên khi có những biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ mắc bệnh cần phải đi khám và chẩn đoán bệnh sớm để điều trị, tránh lây nhiễm cho người khác.

Giảm ho lao một cách hiệu quả - Cách hỗ trợ điều trị đơn giản tại nhà 2Ho ra máu là biểu hiện của bệnh ho lao

Các cách trị ho lao tại nhà hiệu quả

Có nên điều trị ho lao tại nhà hay không?

Lao là một căn bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan cao. Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh lao đang tuân theo phác đồ của Bộ Y tế trong vài tháng cho đến vài năm nếu bệnh lao có khả năng kháng thuốc hoặc đa kháng thuốc. 

Với lao phổi không hoạt động, nghĩa là vi khuẩn lao vẫn có mặt trong cơ thể nhưng ở trạng thái ngủ và không gây triệu chứng, người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh isoniazid hàng ngày trong vòng 6 - 9 tháng nhằm phòng ngừa bệnh tái phát.

Trong quá trình sử dụng phác đồ điều trị này, phần lớn người bệnh không cần phải đến bệnh viện mà có thể tự điều trị lao tại nhà. Việc điều trị tại nhà là cần thiết để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh lao hoạt động trong cộng đồng.

Vấn đề sử dụng thuốc cho bệnh nhân ho lao

Việc sử dụng thuốc điều trị là một vấn đề quan trọng cần lưu ý để giúp đẩy lùi bệnh lao. Nếu sử dụng thuốc không đúng cách, có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm, thậm chí còn gây ra kháng thuốc kháng lao:

  • Sử dụng đúng cách: Thuốc chữa lao phải được sử dụng và tiêm vào thời điểm đúng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
  • Sử dụng đúng liều lượng: Theo cân nặng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp. Bệnh nhân phải sử dụng đúng liều lượng đã được chỉ định vì nếu sử dụng liều cao quá sẽ gây tai biến và nếu sử dụng liều thấp quá hiệu quả sẽ không cao.
  • Điều trị đều đặn: Bệnh nhân cần tuân thủ đầy đủ liệu trình, không được tự ý bỏ thuốc hoặc quên sử dụng thuốc.
  • Điều trị đủ thời gian: Thường cần 6 - 8 tháng để điều trị bệnh lao. Đây là một khoảng thời gian dài, do đó người bệnh cần chuẩn bị tâm lý và chiến đấu với bệnh.

Giảm ho lao một cách hiệu quả - Cách hỗ trợ điều trị đơn giản tại nhà 3

Uống thuốc đúng giờ và tuân thủ liệu trình điều trị

Chế độ dinh dưỡng như thế nào đối với bệnh nhân ho lao?

Nếu bệnh nhân bị thiếu hụt dinh dưỡng, cơ thể sẽ dễ bị tấn công bởi nhiễm trùng và tình trạng bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy khi điều trị ho lao tại nhà, người nhà và bệnh nhân cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng như:

  • Cung cấp đầy đủ năng lượng bao gồm: 45% - 65% bột đường, 15% - 30% chất đạm, 25% - 35% chất béo từ thịt, cá, trứng, sữa…
  • Bổ sung vitamin A, vitamin C, vitamin E từ thực phẩm như thịt, gan, cá biển, rau củ và hoa quả tươi.
  • Dinh dưỡng đầy đủ vitamin B6, K từ gan, thịt lợn, rau xanh, đỗ, đậu, chuối, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ và các thực phẩm khác.
  • Bổ sung kẽm từ gan, thịt bò, ngũ cốc, hạt bí ngô, hạt hướng dương và các thực phẩm khác.
  • Bổ sung sắt từ nấm hương, mộc nhĩ, lòng đỏ trứng, đậu nành và các thực phẩm khác.

Bệnh nhân ho lao thường có biểu hiện chán ăn và thể trạng giảm sút do tác dụng của thuốc trị lao. Vì vậy, cần chế biến đa dạng các nhóm thực phẩm và chia thành các bữa nhỏ hàng ngày theo sở thích ăn uống của người bệnh.

Giảm ho lao một cách hiệu quả - Cách hỗ trợ điều trị đơn giản tại nhà 4

Cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân ho lao

Lưu ý khi điều trị ho lao tại nhà

Những lưu ý cho người chăm sóc người bệnh ho lao tại nhà

Để chăm sóc người bệnh ho lao tại nhà, có những lưu ý sau đây để tránh lây nhiễm cho những người thân khác trong gia đình:

  • Người chăm sóc nên thay đồ thường xuyên và tắm rửa sạch sẽ sau khi tiếp xúc với người bệnh để tránh lây nhiễm.
  • Người chăm sóc có thể giúp đỡ bệnh nhân trong những việc họ không thể làm được tạm thời, nhưng cần đeo khẩu trang để che miệng và mũi khi tiếp xúc với người bệnh để tránh nguy cơ lây nhiễm.
  • Người chăm sóc nên tham gia xét nghiệm lao định kỳ để phát hiện và điều trị lao kịp thời nếu có biểu hiện của bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với trẻ em và những người có hệ miễn dịch kém.
  • Khi bệnh đã ổn định, khuyến khích bệnh nhân tham gia vào các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, tập thể dục... Tuy nhiên, vẫn cần tránh đến những nơi đông người.

Những lưu ý đối với người bệnh điều trị ho lao tại nhà

Bệnh ho lao là một bệnh lý dễ lây truyền do đó bệnh nhân cần tuân thủ những quy tắc sau đây:

  • Nếu phát hiện mình mắc bệnh lao, bệnh nhân cần nghỉ học hoặc làm việc để tránh lây nhiễm cho người khác.
  • Khi giao tiếp với người khác, bệnh nhân cần đeo khẩu trang. Nếu hắt hơi hoặc ho, người bệnh cần che miệng bằng khăn giấy, sau đó vứt vào túi kín và vứt bỏ.
  • Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch diệt khuẩn hoặc xà phòng.
  • Phòng nơi ở cần được giữ sạch sẽ và thông thoáng, có ánh sáng mặt trời.
  • Người bệnh nên nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.
  • Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết cũng như lưu ý khi điều trị ho lao tại nhà. Hy vọng giúp cho bạn đọc phần nào hiểu rõ hơn để có thể đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị.

Xem thêm: 

Ánh Tuyết

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo