Tất tần tật các thông tin về ngũ vị trong Đông y

Ngũ vị trong Đông y được sử dụng phổ biến với nhiều công dụng khác nhau. Tuy nhiên mặc dù phổ biến nhưng cũng có nhiều người không biết nó là gì. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về ngũ vị là loại dược liệu gì và cách sử dụng như thế nào cho hợp lý.

Ngũ vị là gì?

Khi nhắc đến các bài thuốc Đông y thì không thể không nhắc tới ngũ vị. Ngũ vị gồm các vị cay (tân), ngọt (cam), chua (toan), đắng (khổ) và mặn (hàm). Ngũ vị là một trong những dược tính cơ bản của hầy hết các vị thuốc.

Tất tần tật các thông tin về ngũ vị trong Đông y 1 Ngũ vị gồm các vị cay, ngọt, đắng, chua, mặn

Chi tiết về ngũ vị và công dụng của nó

Vị cay

Vị cay có tác dụng phát tán hành khí, hành huyết và tư nhuận. Các thuốc giải biểu thường có vị cay và có khả năng phát tán biểu tà. 

Theo một số nghiên cứu thì:

  • Thuốc giải biểu như ma hoàng, quế chi, cảo bản, sài hồ,..: Có khả năng hỗ trợ chống virus cúm do những vị thuốc này có chứa nhiều tinh dầu.
  • Thuốc lý khí như chỉ thực, chỉ xác, trần bì, thanh bì, phật thủ,..: Có vị cay và thành phần tinh dầu trong các vị thuốc này có tác dụng làm ấm, kích thích các phản xạ để co bóp đường tiêu hóa giúp cho dạ dày và ruột thông khí, bài trừ tích trệ.
  • Một số vị thuốc hoạt huyết như xuyên khung, hồng hoa, diễn hồ sách, ích mẫu, nga truật,... cũng có vị cay và có tác dụng lưu thông huyết dịch, cải thiện được tình trạng thiếu máu.

Vị ngọt

Vị ngọt lại có tác dụng bồi bổ, hoãn giải (phù chính) có quan hệ mật thiết với việc nâng cao chức năng hệ miễn dịch của cơ thể. 

Một số vị thuốc có tính ngọt và công dụng tốt như:

  • Nhân sâm, hoàng kỳ, kỷ tử, dâm dương hoắc, linh chi, bạch linh,.. đều có tính ngọt, chứa nhiều đường.
  • Một số vị khác như đại táo, long nhãn, hồ đào nhân, lộc nhung, cáp giới,... cũng chứa nhiều protid, acid amin.
  • Đặc biệt là vị thuốc cam thảo có vị ngọt có tác dụng làm giãn cơ trơn, chống co thắt hiệu quả.

Vị chua

Vị chua của ngũ vị trong Đông y có tác dụng thu sáp. Hầu hết các thuốc có vị chua đều có nhiều công dụng tốt.

Các vị thuốc như ngũ vị tử, sơn thù, ô mai, kim anh tử, ngũ bội tử, kha tử... đều có công năng thu sáp và chứa nhiều tanin. Công dụng của nó là bảo vệ niêm mạc, sáp tràng. Ngoài ra còn có tác dụng cầm máu, kháng khuẩn.

Tất tần tật các thông tin về ngũ vị trong Đông y 2 Vị chua của ngũ vị trong Đông y có tác dụng thu sáp

Vị đắng

Vị đắng có tác dụng tá hỏa, táo thấp. Đại bộ phận các thuốc khổ hàn đều có công năng thanh nhiệt. Mặt khác các thuốc này còn có tác dụng thanh nhiệt, chống u bướu.

Một trong những vị thuốc có tính đắng là hoàng bá, hoàng liên, khổ sâm, sơn đậu, tần bì,... có công dụng chủ yếu là kháng khuẩn.

Vị mặn

Vị mặn có công dụng tả hạ, nhuận tràng. Ví như hải tạo, côn bố có công năng nhuyễn kiên tán kết dùng để trị u bướu. Ngoài ra thuốc có vị mặn còn nhuyễn kiên, thích hợp với điều trị các chứng táo bón, đờm đặc, tràng nhạc.

Loại gia vị chứa ngũ vị

Ngũ vị là kết quả của khí hóa âm dương, là cay - ngọt - chua - đắng - mặn. Ngũ vị liên quan đến thành phần, tác dụng dinh dưỡng và công dụng điều trị thức ăn. Chính vì vậy ngũ vị hương là một trong những gia vị mang đậm bản sắc văn hóa phương Đông. Đó là một sự hòa quyện khéo léo từ 5 loại gia vị hoàn hảo, đầy đủ 5 yêu tố trên. Sau đây là một số gia vị được nhắc đến:

  • Tiêu: Tiêu thuộc họ nhà chanh, vị cay cay nồng. Tiêu khi phơi khô, xay lên và sử dụng trong thuốc Đông y cũng như gia vị chế biến món ăn. Công dụng của tiêu là kích thích tiêu hóa, ấm bụng, giảm đau, chống nôn.
  • Hồi hương: Đây là quả của cây hồi có hình năm cánh xòe ra. Loại cây này trồng được khoảng 6 năm thì bắt đầu thu hoạch. Quả được hái xuống chưa chín nên cần phải phơi khô. Hồi hương có thể chữa đau họng, ho một cách cực kỳ hiệu quả.
  • Đinh hương: Sử dụng nụ hoa nguyên búp của loài cây đinh hương và phơi khô trong vòng 3 ngày. Khi có hương thơm, nhiều tinh dầu, hơi vàng nâu thì mang đi ướp thịt cá, bánh ngọt hoặc một số loại thức uống. Trong Đông y thì đinh hương sử dụng trị nấc cụt, thổ tả, đau bụng. Còn Tây y thì sẽ kích thích tiêu hóa, sát trùng mạnh. Nụ đinh hương cần được bảo quản trong tối và mát nên bạn hãy chú ý.
  • Quế: Gia vị từ vỏ quế không còn xa lạ đối với nhiều người. Quế giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, trị các vấn đề hô hấp, giảm đau cơ khớp, cải thiện hệ miễn dịch.
  • Thì là: Loại cây này bạn có thể sử dụng cả hạt lẫn rễ, lá. Đây là một trong những vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa, giúp điều hòa thể trọng, bổ thận, trị đau bụng, đầy trướng bụng.

Không chỉ 5 nguyên liệu trên để tạo ra ngũ vị hương mà bạn có thể kết hợp thêm nhiều nguyên liệu khác.

Tất tần tật các thông tin về ngũ vị trong Đông y 3 Ngũ vị là kết quả của khí hóa âm dương

Hy vọng rằng những thông tìn mà Nhà Thuốc Hà An đã tổng hợp về ngũ vị trong Đông y đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngũ vị như thế nào. Đây không chỉ đơn thuần là sử dụng vị giác mà còn là căn cứ điều trị hiệu quả thông qua thực tiễn lâm sàng của từng vị thuốc.

Thủy Tiên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo