Tại sao trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa, nôn trớ?

Tình trạng trẻ sơ sinh ọc sữa khiến nhiều gia đình bị ám ảnh vì trẻ vừa ăn vào lại ọc ra hết. Vừa mất thời gian cho trẻ ăn lại vừa thêm lo lắng không biết vì sao lại xảy ra tình trạng này. Để hiểu rõ tại sao trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa, hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây để giải tỏa nỗi lo lắng nhé! 

Giải thích tại sao trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa 

Để hiểu rõ vấn đề này trước tiên chúng ta cần phân biệt đâu là ọc sữa (trớ sữa), đâu là nôn. Khi trẻ bị ọc sữa dân gian còn có tên gọi khác là bị sựa. Khi trẻ bú no quá sữa trào ra ngoài miệng thì đó không phải là nôn, nôn sẽ vọt ra thành vòi. Nếu trẻ bị ọc sữa thì vấn đề không đáng lo còn nếu trẻ bị nôn thì có thể sẽ liên quan đến bệnh lý nào đó.

Ọc sữa là hiện tượng trào một phần sữa ra miệng sau khi trẻ vừa bú no hay trước cữ bú tiếp theo do không có sự co thắt của cơ bụng. Nôn ói là toàn bộ sữa được phun ào ra ngoài có tham gia của cơ bụng. Đa phần trẻ nhỏ thường hay bị trớ lý do dạ dày của trẻ còn nhỏ và nằm ngang. Vì thức ăn của trẻ ở dạng lỏng cũng như cơ thắt giữa dạ dày và thực quản còn yếu.

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa, nôn trớ?-1 Tại sao trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa, nôn trớ?

Nếu như trẻ bị ọc sữa nhưng vẫn bú đều không bỏ bữa, không quấy khóc vẫn tăng cân thì không đáng lo bởi đây là do tình trạng trào ngược dạ dày. Tình trạng này chỉ thoáng qua sau một thời gian, tình trạng ọc sữa sẽ dần cải thiện.

Khi nào ọc sữa ở trẻ sơ sinh được coi là bình thường?

Nôn trớ hay ọc sữa là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Chỉ cần bé ăn no hay vặn người là hiện tượng này có thể xảy ra. Sữa ọc ra sẽ vón cục vì vậy sẽ làm bé sợ và khóc. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này thì có thể do khóc, ho, rối loạn tiêu hóa

Tình trạng nôn trớ thường xảy ra ở những tháng đầu đời và cải thiện dần khi trẻ lớn hơn. Nếu trẻ vẫn ăn ngủ và có sức khỏe bình thường lên cân đều đặn thì không cần phải lo lắng về hiện tượng này.

Khi nào cha mẹ nên lo lắng?

Trẻ sơ sinh trong những tháng đầu tiên mới chào đời bị ọc sữa thường do ăn quá no. Nhưng sau thời kỳ này trẻ vẫn bị tình trạng này thì có thể do một loại vi rút dạ dày. Có thể nôn do tình trạng viêm nhiễm nào đó ở hệ hô hấp, tiết niệu thậm chí là tai. Tuy nhiên những tình trạng này rất hiếm khi xảy ra. Nếu như trẻ càng lớn mà tình trạng nôn vẫn nghiêm trọng thì cần được thăm khám và điều trị nếu có. Hoặc nếu như trẻ có những dấu hiệu như đau bụng quằn quại, co giật, liên tục nôn, bụng trướng, khô miệng, ít đi tiểu, nôn ra máu hay dịch màu xanh, trong dịch nôn có tia đỏ thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám bệnh.

Nếu có thể bạn nên giữ lại phần dịch nôn trớ màu xanh hoặc có lẫn máu đây sẽ là mẫu bệnh phẩm để bác sĩ kiểm tra chẩn đoán cho con bạn một cách tốt nhất. Nếu như tình trạng nôn không ngừng trong tháng đầu tiên cứ ăn xong là nôn thì có thể do hẹp môn vị. Nguyên nhân này cũng ít gặp nó thường bắt đầu từ khi sinh cho tới khi 4 tháng tuổi. Môn vị là một bộ phận cơ vòng nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non. 

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa, nôn trớ?-2 Trẻ sơ sinh trong những tháng đầu tiên mới chào đời bị ọc sữa thường do ăn quá no.

Khi cơ vòng này bị dày lên sẽ làm cản trở sự di chuyển các chất ở bộ máy tiêu hóa từ dạ dày xuống ruột. Vì vậy sữa bị ứ đọng ở đây và sẽ trào ngược dạ dày gây nên tình trạng nôn ói. Nếu phát hiện thấy trẻ có những biểu hiện như trên nên đưa đến bệnh viện để bác sĩ có cách xử trí. Chỉ cần một tiểu phẫu nhỏ là có thể giải quyết được tình trạng này. 

Cha mẹ cũng không nên quá lo lắng về hiện tượng này ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh xảy ra khá phổ biến và thường không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

Trẻ sơ sinh bị trớ là hiện tượng sinh lý

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị trớ là hiện tượng bình thường. Khi trẻ còn nhỏ dạ dày thường vẫn nằm ngang sữa còn ứ lại trong dạ dày lâu hơn dẫn tới tình trạng trớ sữa. Một vấn đề nữa là nơi nối dạ dày và thực quản cơ vòng của em bé nhỏ chưa được phát triển đầy đủ nên không khép được kín. Khi trẻ bú no và thở làm sữa đi ngược lên trên dẫn tới hiện tượng trào ngược dạ dày. Vì rất nhiều trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng này khi mới sinh ra, khi trẻ lớn dần tình trạng sẽ cải thiện. Vì vậy có thể coi hiện tượng này là sinh lý bình thường hoặc gọi là bệnh lý cũng được.

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa?

Trẻ sơ sinh thường bị ọc sữa do bú quá nhiều vì dạ dày trẻ lúc này còn rất nhỏ nên xảy ra hiện tượng trên. Hoặc do trẻ bú bình do lượng sữa chảy vào quá nhiều. Vì vậy cha mẹ nên chọn những bình có núm vú lỗ nhỏ để tránh bé bú quá nhiều hơi.

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa, nôn trớ?-3 Để giảm tình trạng ọc sữa nên cho trẻ bú lượng sữa vừa phải

Muốn biết trẻ bú nhiều hơi hay không cũng khá đơn giản chỉ cần để ý bình sữa, nếu trong bình có nhiều bọt có nghĩa là trong bình có nhiều hơi. Khi mua bình sữa cần phải chọn loại bình có núm vú lỗ nhỏ hoặc có van để giảm lượng sữa xuống quá nhiều.

Nếu trẻ bị ọc sữa không phải do các nguyên nhân trên mà do thiếu canxi thì việc bổ sung canxi cho em bé là cần thiết để tránh tình trạng ọc sữa.

Những biện pháp cải thiện tình trạng ọc sữa 

Để cải thiện tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh, chúng ta nên cho trẻ bú với lượng sữa vừa phải theo nhu cầu của trẻ. Sau khi cho trẻ bú bế trẻ ở tư thế ngồi và cho trẻ ợ hơi thường xuyên. Đồng thời bế trẻ tư thế ngồi trong khoảng thời gian nửa tiếng sau khi ăn cũng có khả năng giảm tình trạng ọc sữa.

Không nên để trẻ vừa nằm vừa bú vì lúc bú mẹ trẻ rất dễ nuốt hơi vào. Nếu nằm ngày sau khi bú hoặc vừa nằm vừa bú trẻ dễ bị ọc sữa.

Cho trẻ bú đúng tư thế cũng là cách giảm lượng khí bé bú vào. Nếu bé bú không đúng cách sẽ bú vào một lượng khí thừa đáng kể sẽ là nguyên nhân gây nên tình trạng ọc sữa.

Câu hỏi tại sao trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa là do nhiều nguyên nhân như vừa phân tích ở trên. Khi bạn đã hiểu về tình trạng này thì bạn sẽ biết cách giảm tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh. Những vấn đề này bạn có thể tự giải quyết được, chỉ khi trẻ có dấu hiệu nặng mới cần đến khám bác sĩ.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo