Sử dụng nhiều Glucosamine gây ảnh hưởng đến gan, thận?

Glucosamine được biết tới là một loại thuốc được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm khớp gối mãn tính, thúc đẩy quá trình tái tạo sụn, giảm thoái hóa khớp. Sản phẩm thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng cho các người bệnh cần cải thiện các vấn đề về xương. Thế nhưng, không ít người lại cho rằng uống Glucosamine sẽ ảnh hưởng xấu đến thận và gan. Thực hư chuyện này ra sao?

Glucosamine là gì?

Glucosamine là một hợp chất tự nhiên có sẵn trong cơ thể con người, nó giữ vai trò cần thiết trong việc tái tạo và bảo vệ sụn, mô xương khớp. Thế nhưng, càng lớn tuổi nồng độ Glucosamine trong cơ thể sẽ càng giảm dần, gây ra các vấn đề liên quan đến xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp.

Khi đã lớn tuổi, quá trình tổng hợp Glucosamine trong cơ thể sẽ giảm, khiến việc bổ sung chúng trở nên cần thiết. Glucosamine thường được lấy từ các nguồn động vật như vỏ tôm, cua, sò,... sau đó được chế biến thành dạng viên uống để dễ dàng hấp thu và sử dụng. Việc bổ sung Glucosamine cho cơ thể sau tuổi 50 là điều cần thiết, trong trường hợp chế độ ăn uống hàng ngày của bạn không đủ cung cấp nguyên liệu để sản xuất Glucosamine.

Góc phân tích: Uống glucosamine có hại thận không 1
Glucosamine là một hợp chất tự nhiên có sẵn trong cơ thể con người, giữ vai trò tái tạo sụn

Nhiều loại thuốc chứa Glucosamine được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp và viêm khớp mãn tính. Ngoài ra, Glucosamine cũng được sử dụng dưới dạng thực phẩm chức năng để giảm đau và nhức khớp, giúp ngăn ngừa sự thoái hóa khớp và giảm tốc quá trình lão hóa tế bào xương.

Tác hại của việc lạm dụng uống Glucosamine

Việc uống Glucosamine có hại đến gan và thận hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, cách sử dụng, liều dùng,... Việc bổ sung Glucosamine thông qua chế độ ăn uống hàng ngày là an toàn và không gây phản ứng phụ.

Tuy nhiên, chế độ này thường không đáp ứng đủ nhu cầu Glucosamine của cơ thể. Nhiều người cần sử dụng thêm thuốc bổ sung Glucosamine dạng viên uống hay thực phẩm chức năng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Sử dụng Glucosamine dạng uống có tác dụng giảm đau và cải thiện triệu chứng viêm xương khớp. Tuy nhiên, bạn nên duy trì điều độ liệu trình quy định từ 3 đến 6 tháng để thấy hiệu quả phát huy rõ ràng.

Góc phân tích: Uống glucosamine có hại thận không 2
 Lạm dụng Glucosamine trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến thận

Một điều cần lưu ý rằng hầu hết các chế phẩm Glucosamine thuộc nhóm thực phẩm chức năng. Việc sử dụng Glucosamine như thuốc điều trị bệnh xương khớp là sai lầm. Bởi việc lạm dụng Glucosamine trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến chức năng của gan và thận, liều lượng thành phần giữa các loại Glucosamine khác nhau và không có nghiên cứu nào đo lường được mức bổ sung an toàn đối với dạng thực phẩm chức năng này.

Hiện vẫn chưa có thông tin nào khẳng định về việc uống Glucosamine có thể gây hại cho thận. Tuy nhiên, đã có khuyến cáo không nên dùng thực phẩm chức năng đối với bệnh nhân suy thận. Vì Glucosamine được chuyển hóa nhiều ở gan và một số loại bắt buộc phải bài tiết qua thận nên khi dùng chế phẩm lâu dài sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng đến các cơ quan này.

Đối tượng nào không nên bổ sung Glucosamine?

Các tác dụng phụ của Glucosamine có thể xảy ra nhiều hơn ở một số đối tượng cụ thể. Glucosamine gây dị ứng ở những người có tiền sử dị ứng với hải sản, tôm, ốc,... Ngoài ra, những đối tượng sau đây cũng nên thận trọng khi sử dụng Glucosamine dưới dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng:

  • Người dưới 18 tuổi hoặc có dị ứng với thành phần của sản phẩm.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Người bệnh suy thận nặng.
  • Người bệnh đang trong giai đoạn lọc máu chu kỳ.
  • Những người có vấn đề về tim mạch, cảm cúm, hoặc đang điều trị nhiễm vi khuẩn tai, mũi, họng.
  • Người lớn tuổi có vấn đề về huyết áp hoặc mắc chứng đái tháo đường.
  • Những người mắc chứng bệnh rối loạn đông máu bẩm sinh hoặc chảy máu không ổn định không nên sử dụng thực phẩm chức năng này.
  • Trong trường hợp điều trị kéo dài với kháng sinh, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Glucosamine.
  • Không nên kết hợp sử dụng Glucosamine với các loại thuốc hạ sốt giảm đau hoặc thuốc điều trị tăng lipid máu để tránh tương tác thuốc.
  • Glucosamine có thể gây kích thích các cơn hen xảy ra, vì vậy những người mắc bệnh hen suyễn cần hạn chế sử dụng thực phẩm chức năng này.
Góc phân tích: Uống glucosamine có hại thận không 3
Người bị tiểu đường, suy thận nặng, tim mạch,... không nên bổ sung Glucosamine

Tác dụng phụ khi sử dụng Glucosamine

Sau một thời gian dài sử dụng Glucosamine không đúng cách, cơ thể sẽ xuất hiện một vài tác dụng phụ không mong muốn. Tuy phần lớn Glucosamine dạng chế phẩm bổ sung được hấp thụ tốt, nhưng nhiều bệnh nhân lạm dụng Glucosamine nên sẽ gặp phản ứng bất lợi.

Các phản ứng thường gặp bao gồm kích thích đường ruột, buồn nôn, nôn, ợ nóng, tiêu chảy và táo bón. Một số bệnh nhân cũng cho biết Glucosamine gây ra các phản ứng nhạy cảm ở vùng thượng vị, đặc biệt khi sử dụng trước khi ăn.

Ngoài ra, việc sử dụng Glucosamine không đúng cách có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng khác, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, như đầy bụng, chướng bụng, tiêu chảy, đau bụng râm ran. Những bệnh nhân dùng Glucosamine để giảm đau trong thời gian dài cũng có thể gặp các triệu chứng như khó ngủ, choáng váng, da khô và móng tay bong tróc.

Nói chung, việc thuốc Glucosamine có gây ảnh hưởng đến gan, thận không sẽ còn phụ thuộc vào cách dùng của mỗi người. Nói chung, việc lạm dụng Glucosamine trong thời gian dài sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến các chức năng của thận. Bởi thế, trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ liều dùng được chỉ định.

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo