Sỏi mật ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Sỏi mật ở trẻ em thường có những biến chứng nguy hiểm hơn so với người lớn. Vì vậy, việc phát hiện ra bệnh sớm là điều cần thiết để có hướng điều trị tốt nhất.

Những nguyên nhân dẫn đến sỏi mật ở trẻ em

Đối với bất cứ một căn bệnh nào cũng đều có nguyên nhân dẫn đến và sỏi mật ở trẻ em cũng không phải là một ngoại lệ. Nguyên nhân dẫn đến việc phát sinh sỏi ở trẻ thường là do 2 nguyên nhân chính sau:

  • Trẻ mắc bệnh thiếu máu tán huyết bẩm sinh: Khi trẻ mắc phải căn bệnh này thì lượng bilirubin tăng cao bên trong dịch mật và kết tụ lại với nhau tạo thành sỏi bilirubin hay còn được gọi với cái tên khác đó là sỏi sắc tố. 
  • Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng, điển hình là giun đũa: Khi môi trường dịch tiêu hóa ở trẻ bị rối loạn hoặc giun đũa phát triển nhiều di chuyển lên hệ thống đường dẫn mật. Sau đó, chúng ký sinh, đẻ trứng và chết đi. Trứng và xác giun là điều kiện để cho những thành phần sắc tố mật và canxi bên trong dịch mật bám vào. Khi tình trạng này xảy ra trong thời gian dài thì sẽ hình thành sỏi.

Ngoài 2 nguyên nhân chính trên, còn có một số nguyên nhân khác như là:

  • Trong gia đình có mẹ, bố hoặc anh chị em ruột đã từng bị sỏi mật.
  • Trẻ bị béo phì, thừa cân.
  • Trẻ bị viêm xơ đường mật hoặc có những dị tật ở đường mật.
  • Trẻ sử dụng các loại thuốc như: Kháng sinh Ceftriaxone.

sỏi mật ở trẻ em nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị 1

Trẻ bị béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi mật

Những loại sỏi mật ở trẻ em

Đối với bệnh sỏi mật ở trẻ em bao gồm những loại sau:

  • Sỏi mật protein: Chiếm khoảng 5%;
  • Sỏi canxi cacbonat: Chiếm khoảng 25%;
  • Sỏi cholesterol: Chiếm khoảng 25%;
  • Sỏi sắc tố đen: Chiếm gần 50%.

Những triệu chứng bệnh sỏi mật ở trẻ em

Khi trẻ mắc bệnh sỏi mật thì thường có xuất hiện những triệu chứng sau đây:

Đối với trẻ nhỏ

Ở trường hợp này, đôi khi sỏi mật không gây ra triệu chứng hoặc rất khó để xác định triệu chứng do trẻ đang còn nhỏ. Triệu chứng phổ biến nhất đó là trẻ bị đau bụng sau bữa ăn, cơn đau có thể kéo dài. Bên cạnh đó, trẻ còn có dấu hiệu buồn nôn, trớ sữa. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên lo lắng bởi rất ít trường hợp trẻ nhỏ bị sỏi mật.

Đối với trẻ lớn hơn

Khi trẻ ở độ tuổi lớn hơn thì khả năng nhận diện được các triệu chứng cũng sẽ cao hơn nhiều. Những triệu chứng do sỏi mật gây ra trong trường hợp này đó là:

  • Trẻ bị đổ mồ hôi, ớn lạnh và sốt cao.
  • Trẻ bị vàng mắt, vàng da.
  • Những cơn đau đột ngột xuất hiện sau mỗi bữa ăn.
  • Trẻ đau bụng ở mạn sườn phải.
  • Cơn đau xuất hiện từ giữa xương bả vai.

sỏi mật ở trẻ em nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị 2

Một trong những triệu chứng sỏi mật ở trẻ em đó là đau bụng

Cách điều trị sỏi mật ở trẻ em

Khi trẻ em mắc phải căn bệnh này thì có thể điều trị bằng những phương pháp sau:

Mổ nội soi

Hầu hết các trường hợp thì bác sĩ phẫu thuật loại bỏ túi mật bằng phương pháp mổ nội soi. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm vượt trội, giảm cơn đau sau mổ hiệu quả nên rất phù hợp với trẻ em. Bên cạnh đó, khi sử dụng phương pháp này thì trẻ chỉ cần ở lại bệnh viện trong khoảng từ 1 đến 2 ngày để theo dõi rồi có thể về nhà. 

Mổ hở

Trong một số trường hợp thì trẻ em cần phải mổ hở để điều trị sỏi mật thay vì mổ nội soi. Đối với phương pháp này thì sẽ khiến trẻ hồi phục trong thời gian lâu hơn. Vì vậy, nếu như trẻ vì một lý do nào đó không thể mổ nội soi thì mổ hở mới là phương án được thực hiện. Sau mổ, trẻ phải ở lại bệnh viện từ 2 ngày đến 1 tuần để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh. 

sỏi mật ở trẻ em nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị 3

Mổ nội soi và mổ hở là những phương pháp điều trị bệnh sỏi mật ở trẻ em hiệu quả

Phương pháp tán sỏi bằng nội soi đường mật ngược dòng

Khi trẻ không đáp ứng điều kiện để mổ nội soi và mổ hở thì nội soi đường mật ngược dòng chính là phương pháp được bác sĩ khuyến khích điều trị. Đối với phương pháp này thì sau 2 đến 3 tuần trẻ phải tái khám lại để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh sỏi mật ở trẻ

Để tránh được những nguy hiểm do sỏi mật gây ra, các bậc phụ huynh cần phải xây dựng cho trẻ một lối sống và một chế độ ăn khoa học và hợp lý, cụ thể như sau:

Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh

Nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành sỏi mật đó chính là lượng cholesterol tăng quá mức cho phép. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần cho trẻ sử dụng những loại thức ăn chứa ít cholesterol trong thực đơn hằng ngày. Đặc biệt, đối với những trẻ đang bị béo phì thì cần phải cho trẻ tập thể dục để kiểm soát được cân nặng, lượng mỡ hay chất béo trong cơ thể giảm cũng sẽ có khả năng chống lại việc hình thành sỏi mật.

Ăn đủ và đúng bữa

Tuyệt đối không nên bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào của trẻ. Bởi vì, nếu thường xuyên bỏ bữa thì sẽ khiến cho dịch mật bị xáo trộn khiến hình thành sỏi mật. Đối với việc nhịn ăn cũng xảy ra tình trạng tương tự như vậy. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần ghi nhớ điều này. 

Trên đây là những thông tin vô cùng quan trọng liên quan đến bệnh sỏi mật ở trẻ em. Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi, các bậc phụ huynh đã có thêm kiến thức về bệnh sỏi mật ở trẻ. 

Quân Lê

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo