Cách xử lý các chấn thương bong gân trẻ em
Trẻ nhỏ có cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, vì vậy các chấn thương gặp phải ở trẻ đều rất nguy hiểm. Một trong những chấn thương rất thường gặp ở trẻ em hiện nay đó là bong gân. Thông thường các bậc cha mẹ đều rất lo lắng khi con mình bị bong gân. Chính vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bong gân ở trẻ nhỏ cũng như cách xử lý các chấn thương bong gân ở trẻ em thông qua bài viết này.
Bong gân là gì? Một số triệu chứng bong gân
Bong gân là một tình trạng chấn thương rất phổ biến và thường gặp trong cuộc sống. Đây là tình trạng dây chằng - tức bộ phận nối liền các khớp xương bị tổn thương. Dây chằng có thể bị giãn quá mức, bị rách một phần hoặc bị đứt hoàn toàn tùy theo tình trạng của chấn thương. Bong gân sẽ khiến cho các khớp không thể cử động như bình thường. Điều này dẫn tới khó khăn trong sinh hoạt, vận động và đặc biệt là gây ra những cơn đau dữ dội.
Tùy vào tình trạng bị tổn thương của dây chằng mà bong gân được chia làm 3 mức độ cơ bản, đó là bong gân ở mức độ nhẹ, bong gân ở mức độ vừa và bong gân ở mức độ nặng.
- Bong gân ở mức độ nhẹ là tình trạng dây chằng chỉ bị giãn quá mức. Người bị chấn thương sẽ chỉ cảm thấy hơi đau ở những vùng bị tổn thương và vẫn có thể cử động khớp một cách nhẹ nhàng.
- Bong gân ở mức độ vừa là tình trạng dây chằng đã bị rách một phần. Khi này những cơn đau sẽ dữ dội hơn nhưng người bị chấn thương vẫn có khả năng cử động khớp nhẹ nhàng.
- Bong gân ở mức độ nặng là tình trạng dây chằng nối các khớp xương đã bị đứt hoàn toàn. Khi này người bệnh sẽ mất hoàn toàn khả năng vận động ở các khớp đồng thời các cơn đau sẽ cực kỳ dữ dội.
Có thể kể tới một số triệu chứng cơ bản của chấn thương bong gân như đột nhiên cảm thấy đau nhói ở vùng khớp, các khớp bị đau, cứng, khó cử động hơn, vết thương bị sưng tấy hay bầm tím….
Tìm hiểu: Bong gân mu bàn chân
Các chấn thương bong gân ở trẻ em thường gặp
Thông thường trẻ nhỏ khá hiếu động và nghịch ngợm, vì vậy trẻ rất dễ gặp phải các chấn thương liên quan đến xương khớp đặc biệt là bong gân. Các chấn thương bong gân rất thường gặp ở trẻ nhỏ có thể kể đến như bong gân ở mắt cá chân, bong gân ngón chân, bong gân ở cổ tay hay bong gân ở các ngón tay…
Những chấn thương bong gân này nhìn chung không quá nguy hiểm tuy nhiên nếu không được xử lý và điều trị kịp thời thì rất có thể gây ra những biến chứng về sau. Thậm chí chúng còn có thể gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và phát triển của các bé.
Để hạn chế tối đa việc xảy ra các chấn thương bong gân ở trẻ, cha mẹ nên quan sát và trông chừng trẻ cẩn thận. Tuyệt đối không nên cho trẻ chạy, nhảy, đùa nghịch ở những khu vực không bằng phẳng, lồi lõm. Cha mẹ cũng không nên cho trẻ cầm nắm các vật nặng, nên cho trẻ khởi động kỹ trước khi chơi các trò chơi vận động hay tập thể dục, thể thao… Những điều này sẽ giúp làm hạn chế đáng kể tình trạng gặp phải chấn thương bong gân ở trẻ nhỏ.
Phải làm gì khi trẻ em bị bong gân chân
Phải làm gì khi trẻ em bị bong gân chân là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh. Bong gân mặc dù không phải là chấn thương quá nguy hiểm tuy nhiên chúng đều cần được xử lý triệt để và kịp thời. Điều này sẽ giúp cho vết thương nhanh lành hơn, giúp các bé không bị ảnh hưởng ảnh trong sinh hoạt cũng như giúp vết thương không tái phát và không để lại các di chứng sau này.
Khi phát hiện trẻ bị bong gân cha mẹ hãy ngay lập tức để trẻ ngồi hoặc nằm im. Tuyệt đối không được cử động nhiều vết thương. Sau đó hãy sử dụng đá lạnh hoặc khăn lạnh chườm lên vết thương để giúp các bé giảm đau cũng như hạn chế tình trạng chảy máu trong. Tiếp theo cha mẹ có thể dùng nẹp mềm hoặc băng gạc để cố định vết thương. Thông thường vết thương bong gân sẽ tự lành tuy nhiên đối với những vết thương nặng, vết thương bị sưng tấy, bầm tím, nghiêm trọng hay vết thương hở có chảy máu ngoài nhiều thì cha mẹ nên đưa các bé tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Cha mẹ cũng nên lưu ý tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc để điều trị bong gân bởi điều này rất nguy hiểm, có thể gây ra các tác dụng phụ không đáng có và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ. Đồng thời đối với các vết thương hở tuyệt đối không nên bôi cao, đắp thuốc và hạn chế tác động lên vết thương bởi vết thương hở rất dễ bị nhiễm trùng và bị hoại tử.
Nhìn chung bong gân ở trẻ không phải là một chấn thương quá nghiêm trọng tuy nhiên cha mẹ cần phải tỉnh táo để xử lý các vết thương kịp thời và triệt cho các bé. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã nắm được cách xử lý các chấn thương bong gân ở trẻ em chính xác và hiệu quả.
Thu Hòa
Nguồn: Tổng hợp