Siêu âm đầu dò bị chảy máu có đáng ngại không?

Siêu âm đầu dò là phương pháp siêu âm thường dùng để thăm khám các bệnh phụ khoa cho phụ nữ hoặc khám thai cho mẹ bầu. Mặc dù siêu âm đầu dò được đánh giá là phương pháp hiện đại, không sử dụng bức xạ và không gây tổn thương cho thai nhi. Dù vậy, nhiều mẹ bầu vẫn rất lo lắng không biết siêu âm đầu dò bị chảy máu có đáng ngại không? 

Thế nào gọi là siêu âm đầu dò?

Siêu âm đầu dò là biện pháp dùng dụng cụ đầu dò chuyên dụng, thăm khám tại vùng kín của nữ giới. Để thao tác, bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị siêu âm có dạng dài với bọc bao cao su và thoa gel bôi trơn đưa vào vùng kín phụ nữ để kiểm tra các cơ quan bên trong như tử cung, buồng trứng, âm đạo.

Phương pháp siêu âm đầu dò giúp xác định những dấu hiệu bệnh lý phụ khoa ở phụ nữ và phát hiện ra thai nhi trong những tháng đầu tiên. Bởi vì khi mang thai ở những tuần đầu, em bé chỉ mới là một tế bào rất nhỏ nên sử dụng phương pháp siêu âm thành bụng sẽ không phát hiện ra được. 

Vì thế cần dùng đến siêu âm đầu dò sẽ giúp bác sĩ nhận diện được sự có mặt của em bé trong tử cung, giúp mẹ bầu có kế hoạch chăm sóc thai kỳ ngay từ sớm.

Siêu âm đầu dò bị chảy máu có đáng ngại không? 1 Hình ảnh siêu âm đầu dò

Siêu âm đầu dò có gây đau khi bác sĩ thao tác không?

Tâm lý chung của nhiều chị em lần đầu làm siêu âm đầu dò đều rất lo lắng, nhất là khi nhìn thấy dụng cụ siêu âm. Cộng thêm vị trí siêu âm lại là nơi nhạy cảm thầm kín nên càng thêm căng thẳng. 

Tuy nhiên, mẹ bầu hãy yên tâm nhé, vì đây là một kỹ thuật siêu âm hiện đại, an toàn và hầu như không gây đau đớn hay nguy hiểm gì. Hơn nữa dụng cụ siêu âm được thiết kế vừa vặn và khoa học, có thể đưa vào cửa mình của mẹ mà không gây ra tổn thương. Bên cạnh đó khi thao tác, phần đầu của dụng cụ sẽ được bọc lại bằng bao cao su và bôi gel bảo đảm vệ sinh. 

Có thể khi bác sĩ mới đưa đầu dò và âm đạo sẽ có đôi chút cảm giác khó chịu. Nhưng những cảm giác này chỉ là tích tắc những giây đầu và sẽ nhanh chóng qua đi sau khi kết thúc thăm khám.

Để các bác sĩ có thể thao tác tốt nhất khi siêu âm đầu dò mẹ nên cố gắng thả lỏng toàn thân. Bởi vì khi mẹ bầu lo sợ theo phản xạ sẽ gồng người khiến âm đạo siết chặt sẽ gây khó khăn cho đầu dò khi đi vào thăm khám. Âm đạo càng siết chặt, mẹ sẽ thấy đau hơn khi bác sĩ thao tác. 

Siêu âm đầu dò bị chảy máu có đáng ngại không? 2 Siêu âm đầu dò không gây khó chịu như chị em vẫn lo lắng

Siêu âm đầu dò bị chảy máu có đáng ngại không?

Có thể sau khi siêu âm đầu dò về, một số mẹ bầu thấy có ra máu nên rất hoảng hốt. Vậy thì siêu âm đầu dò bị chảy máu có đáng ngại không? Câu trả lời là không. Siêu âm đầu dò cũng không ảnh hưởng đến em bé hay sức khỏe sinh sản của của chị em. 

Vì các bước siêu âm chỉ được tiến hành quanh âm đạo, chứ không đi sâu vào tử cung nên sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Và chỉ số ít chị em có hiện tượng ra máu sau khi tiến hành siêu âm đầu dò. 

Lý giải cho việc siêu âm đầu dò bị ra máu, nguyên nhân có thể đến từ thao tác của bác sĩ cùng như tâm lý căng thẳng của mẹ bầu. Bởi vì trong khi siêu âm thì thiết bị đầu dò sẽ cọ xát vào thành âm đạo.

Lúc này nếu mẹ bầu vì lo sợ mà siết chặt cô bé, không thả lỏng thì có thể sẽ có sự cọ sát khiến mẹ bầu có thể chảy một ít máu và hơi có cảm giác tức bụng. Dù vậy, việc chảy máu này cũng chỉ kéo dài khoảng 1 ngày và không có hiện tượng gì khác.

Tất nhiên, mẹ bầu cũng không được chủ quan mà cần theo dõi nếu có hiện tượng đau bụng máu ra nhiều, có màu thâm đen thì cần đi viện ngay. 

Siêu âm đầu dò bị chảy máu có đáng ngại không? 3 Siêu âm đầu dò bị chảy máu có đáng ngại không?

Khi nào chị em cần siêu âm đầu dò?

Siêu âm đầu dò không chỉ dùng để xác định việc mẹ bầu có mang thai hay không ở những ngày đầu. Mà đây còn là biện pháp đánh giá những bất thường tử cung, buồng trứng hay vòi trứng của phụ nữ. Thông thường khi có những bất thường về sức khỏe như siêu âm đầu dò khi có những bất thường ở cơ quan sinh sản:

  • Xuất hiện các cơn đau ở vùng xương chậu, vùng bụng dưới. Cơn đau diễn ra nhiều lần trong ngày.
  • Chị em có kinh nguyệt không đều, đau dữ dội khi đến ngày, nghi ngờ bị u nang buồng trứng, u xơ tử cung.
  • Chị em bị chảy máu vùng kín giữa chu kỳ kinh nguyệt mà không rõ nguyên nhân.
  • Khi mang bầu mà ra máu bất thường không rõ nguyên nhân.
  • Chảy máu và đau bụng dưới khi đang giao hợp. 
  • Khi viêm nhiễm vùng kín, khí hư có mùi hôi.

Riêng với mẹ bầu, siêu âm đầu dò là rất quan trọng, vì nó giúp:

  • Xác định chính xác vị trí của thai nhi khi ở tuần thứ 4 - 5, sàng lọc nhằm phát hiện những trường hợp thai ngoài tử cung. Nhờ đó ngăn ngừa được hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra như thai ngoài tử cung.
  • Bác sĩ thông qua siêu âm đánh giá tim thai ở tuần thứ 6 - 8 và phát hiện sớm hoạt động của tim thai. Lý do là vì nếu ở thời điểm này không có tim thai thì có thể thai đã ngừng phát triển.

Khi đi siêu âm đầu dò chị em cần chú ý những gì?

Siêu âm đầu dò cũng như những thăm khám khác, chị em cũng cần lưu ý một số điều để có thể có buổi thăm khám hiệu quả. Cụ thể như sau:

  • Chị em nên đi vệ sinh trước khi siêu âm để bàng quang rỗng nhằm giúp cho việc siêu âm được dễ dàng hơn. 
  • Mẹ nhớ mặc trang phục thoải mái, tốt nhất là mặc váy rộng để thuận tiện cho việc thăm khám. 
  • Một điều nữa cũng rất quan trọng là cần giữ tâm lý thoải mái, thả lỏng cơ thể và thư giãn. 
  • Lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín, tránh các đơn vị tư nhân không đảm bảo chất lượng cũng như tay nghề.
Siêu âm đầu dò bị chảy máu có đáng ngại không? 4 Mặc trang phục thoải mái khi đi siêu âm 

Trên đây là những thông tin mà Hà An Pharmacy tổng hợp để giải đáp cho băn khoăn “Siêu âm đầu dò bị chảy máu có đáng ngại không”. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho chị em thêm yên tâm khi siêu âm đầu dò. Chị em đừng lo lắng mà hãy cố gắng phối hợp cùng bác sĩ để có thể thăm khám thuận lợi nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo