Sản phụ sau sinh mổ ăn mực được không? Cần lưu ý gì khi ăn mực?
Sau khi sinh mổ, cơ thể sản phụ rất yếu nên cần được bồi bổ với nhiều món ăn dinh dưỡng. Mẹ thường được khuyến cáo ăn đa dạng các loại thực phẩm để sức khỏe chóng hồi phục. Tuy nhiên, không phải món ăn nào mẹ bỉm cũng có thể ăn, chẳng hạn như hải sản. Vậy sau sinh mổ ăn mực được không? Bài viết này sẽ giúp mẹ có được đáp án và những điều cần chú ý khi ăn mực.
Hàm lượng dinh dưỡng của mực
Mực là một trong những loại hải sản ngon miệng, hấp dẫn. Với đa dạng cách chế biến thơm ngon, bổ dưỡng, mực trở thành sự lựa chọn phổ biến của các gia đình. Hàm lượng dinh dưỡng trong 100g mực khá cao, chúng bao gồm:
- 16.3g chất đạm;
- 900mg chất béo;
- 1000mg vitamin PP;
- 150mg phốt pho;
- 14mg canxi;
- 240mg kali;
![Sản phụ sau sinh mổ ăn mực được không? Cần lưu ý gì khi ăn mực? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/san_phu_sau_sinh_mo_an_muc_duoc_khong_can_luu_y_gi_khi_an_muc_1_8a466f7f49.jpg)
Ngoài ra, mực còn mang đến cho cơ thể nhiều vitamin B12, kẽm, vitamin E, magie, axit béo omega-3 cùng nhiều vi khoáng chất khác. 100g mực tươi có thể đáp ứng đến 65% nhu cầu selen hàng ngày mà cơ thể cần. Vậy sau sinh mổ ăn mực được không? Hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé
Giải đáp: Mẹ sinh mổ ăn mực được không?
Sau sinh mổ ăn mực được không là thắc mắc của nhiều bà mẹ bỉm sữa. Sau khi trải qua quá trình vượt cạn, sản phụ sinh mổ phải tuân thủ chế độ ăn kiêng khem khắt khe. Nguyên nhân là một số loại thực phẩm có thể khiến cho vết thương của mẹ viêm nhiễm, lâu hồi phục. Mẹ bỉm sẽ cảm thấy chán với các thực phẩm chủ yếu từ thịt lợn và thèm các loại hải sản phong phú, chẳng hạn như mực.
Theo các bác sĩ sản khoa, hải sản thuộc nhóm thực phẩm mà mẹ sinh mổ cần kiêng vì không tốt cho sức khỏe của sản phụ. Nguồn protein dồi dào trong mực có thể khiến mẹ bị khó tiêu, đầy bụng hoặc táo bón. Chính vì thế, nếu muốn ăn hải sản, mẹ sinh mổ cần kiêng khoảng 3 - 4 tháng.
Sau khi sinh em bé, chị em nên ăn đa dạng và phong phú các loại thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và lượng sữa cho bé bú. Trong vòng 3 - 5 ngày đầu sau sinh mổ, bạn hãy chọn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Sau thời gian này, mẹ có thể ăn thêm nhiều chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác với điều kiện chúng phải được nấu chín hoàn toàn.
Ngoài ra, nếu mẹ hoặc bố bị dị ứng với hải sản hoặc có tiền sử bị dị ứng thì cần tránh ăn thực phẩm này. Em bé có nguy cơ bị dị ứng thông qua nguồn sữa mẹ.
Vậy mẹ sau sinh mổ có ăn khô mực được không? Đáp án là không nên. Khô mực được bày bán nhiều trên thị trường thường không rõ nguồn gốc và thời gian chế biến. Thực phẩm này cũng chứa chất bảo quản không tốt cho sức khỏe của mẹ. Chúng còn tác động xấu đến sữa mẹ, làm giảm sức đề kháng của em bé nếu hấp thu phải các chất này. Chưa kể, hàm lượng chất Cadimi trong mực khô tương đối cao. Đây là chất gây ung thư vú mà mẹ bỉm cần tránh dung nạp vào cơ thể.
![Sản phụ sau sinh mổ ăn mực được không? Cần lưu ý gì khi ăn mực? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/san_phu_sau_sinh_mo_an_muc_duoc_khong_can_luu_y_gi_khi_an_muc_2_f6e9387045.jpg)
Đẻ mổ ăn hải sản có lợi ích gì?
Sau thời gian 3 tháng, mẹ bỉm sinh mổ có thể bổ sung mực vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Điều này sẽ mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như:
- Hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu nhờ các khoáng chất thiết yếu như đồng, photpho, selen, niacin, protein, kẽm và ít chất béo bão hòa. Các món ăn như mực luộc, mực xào gừng có công dụng lợi tiểu, cầm máu, bổ máu.
- Thanh nhiệt, giải độc cơ thể, giảm mỡ, tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát cân nặng.
- Hàm lượng canxi trong mực khá cao hỗ trợ thúc đẩy hệ xương của bé phát triển, ngăn ngừa nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
- Mực chứa nhiều vitamin B2, vitamin B3 có ích cho hệ tim mạch, ổn định hàm lượng đường trong máu.
- Khoáng chất magie tốt cho hệ thần kinh của sản phụ sau sinh, phòng tránh tình trạng đau đầu.
- Chất dopamine dồi dào trong mực là thành phần quan trọng giúp mẹ có một hệ thần kinh khỏe mạnh, hỗ trợ khả năng tập trung, tạo sự vui vẻ và trí nhớ tuyệt vời.
- Vitamin B3 cao trong mực và không chứa đường là thành phần quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở sản phụ sau sinh mổ.
- Hàm lượng vitamin B12 dồi dào trong mực có công dụng giúp mẹ phòng tránh cơn đau, giảm thiểu thời gian, tần suất của chứng đau nửa đầu hiệu quả.
- Kali và vitamin E trong mực làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương.
![Sản phụ sau sinh mổ ăn mực được không? Cần lưu ý gì khi ăn mực? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/san_phu_sau_sinh_mo_an_muc_duoc_khong_can_luu_y_gi_khi_an_muc_3_0b4000a917.jpg)
Lưu ý khi ăn mực dành cho mẹ sinh mổ
Mẹ sau sinh mổ có thể ăn mực nhưng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chọn mực tươi, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và vẫn giữ nguyên các dưỡng chất.
- Sản phụ cơ thể có tính hàn cao không nên ăn mực. Bản chất của mực có tính lạnh, sẽ khiến cơ thể mẹ lạnh hơn nếu ăn vào. Việc liên tục ăn mực trong thời gian dài sẽ khiến hàn khí trong cơ thể tăng lên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ, nhất là tử cung.
- Người có cơ địa phát ban, sởi, dị ứng không nên ăn mực. Nguồn protein cao trong thực phẩm này có thể gây dị ứng, đặc biệt là khi cơ thể mẹ còn yếu và nhạy cảm sau sinh.
- Phụ nữ sau sinh mổ đổ nhiều mồ hôi, chậm tiêu, tiêu chảy cần tránh ăn mực để không làm cơ thể khó chịu, khiến các tình trạng trên thêm nghiêm trọng.
- Không nên ăn mực cùng với các loại trái cây có tính hàn. Khi 2 thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ sau sinh.
- Không nên ăn mực đông lạnh hay mực đã qua chế biến, chẳng hạn như mực rim, mực phơi khô. Trải qua quá trình đông lạnh, mực sẽ bị biến đổi thành phần dinh dưỡng, vi khuẩn cũng xâm nhập dễ dàng gây hại cho sức khỏe.
- Mực nói riêng và hải sản nói chung là loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Do đó, nếu mẹ ăn quá nhiều thì sẽ bị phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển não bộ của trẻ sơ sinh. Mỗi tuần, mẹ không nên ăn quá 300g mực và nên chia thành 2 lần ăn.
![Sản phụ sau sinh mổ ăn mực được không? Cần lưu ý gì khi ăn mực? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/san_phu_sau_sinh_mo_an_muc_duoc_khong_can_luu_y_gi_khi_an_muc_4_292639bff0.jpg)
Trên đây là lời giải đáp thắc mắc của mẹ xoay quanh vấn đề sinh mổ ăn mực được không. Mẹ có thể chế biến mực thành những món khác nhau để ngon miệng hơn. Bên cạnh mực, mẹ có thể kết hợp ăn nhiều dưỡng chất hơn để tốt cho sức khỏe, không ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé bú. Trước khi muốn ăn bất kỳ loại thực phẩm nào, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: vinmec.com