Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót, phương pháp dân gian hiệu quả

Rơ lưỡi bằng rau ngót là phương pháp chữa tưa lưỡi dân gian vô cùng hiệu quả. Tuy rau ngót lành tính, an toàn khi dùng cho trẻ nhỏ nhưng mẹ cũng cần thao tác đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất. Vậy rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót thế nào là đúng?

Tình trạng tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh là gì?

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót, phương pháp dân gian hiệu quả 1 Trẻ bị tưa lưỡi khi xuất hiện màng giả mạc màu trắng trên lưỡi

Bệnh tưa lưỡi còn có tên gọi khác là nấm miệng là tình trạng thường xuất hiện các màng giả mạc màu trắng ở vị trí niêm mạc miệng, nhất là bề mặt trên của lưỡi.

Bệnh tưa lưỡi do nhiễm nấm Candida albicans và thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bệnh mới bắt đầu, lưỡi bé chỉ xuất hiện những chấm trắng trên bề mặt, sau một thời gian sẽ ăn sâu niêm mạc lưỡi, vòm họng, từ đó hình thành nên các mảng giả mạc lan rộng, khó bóc và dễ chảy máu nếu chà xát.

Bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Nếu phát hiện sớm và chữa trị đúng cách, có thể dễ dàng điều trị khỏi. Tuy nhiên, khi bị tưa lưỡi, ngoài những tổn thương ở miệng, trẻ còn gặp khó khăn khi ăn, khi bú, hay quấy khóc và dễ kích động. Đặc biệt, bệnh này có thể lây truyền từ con sang mẹ thông qua quá trình bú.

Nguyên nhân gây bệnh tưa lưỡi ở trẻ

Muốn phòng ngừa và chữa trị hiệu quả bệnh lý này, mẹ cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là gì, yếu tố nào khiến trẻ dễ mắc bệnh. Dưới đây là ba nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh tưa lưỡi ở trẻ:

Trẻ bị bệnh do nấm hoặc virus 

Sự tấn công của virus hoặc nấm là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi. Trẻ sẽ có biểu hiện khi bị nấm miệng là xuất hiện những mảng trắng trên toàn bộ bề mặt của lưỡi, niêm mạc miệng, khiến trẻ thấy đau, nuốt khó khi ăn, thường xuyên quấy khóc, bỏ bú. 

Đặc biệt nếu nguyên nhân gây tình trạng tưa lưỡi là do virus trong miệng trẻ còn xuất hiện những vết loét kèm theo một số hiện tượng khác như hơi thở hôi, sốt cao… 

Khi nhìn thấy trên lưỡi trẻ xuất hiện các mảng trắng, mẹ lầm tưởng đó chỉ là cặn sữa còn đọng lại nên thường chủ quan, không lau sạch miệng cho trẻ. 

Vì thế các mẹ nên phân biệt cặn sữa với tình trạng tưa lưỡi. Các chuyên gia đã đưa ra cách phân biệt như sau: Khi trẻ ăn xong thông thường trong miệng hay xuất hiện các chấm nhỏ màu trắng dễ bong và trôi theo khi trẻ nuốt nước bọt hay uống nước và không gây đau hay khó chịu. Đó là cặn sữa.

Vì thế, cha mẹ cần theo dõi miệng, lưỡi của trẻ thường xuyên, khi có dấu hiệu bất thường nên đưa trẻ đi khám và điều trị cho con kịp thời. 

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót, phương pháp dân gian hiệu quả 2 Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót là phương pháp dân gian hiệu quả

Cách chăm sóc bé chưa hợp lý

Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi không thể tự vệ sinh cá nhân và phụ thuộc chính vào cha mẹ. Do cha mẹ chăm sóc trẻ chưa đúng cách, trẻ sơ sinh sẽ dễ bị nấm miệng. Sau khi cho con bú hoặc ăn dặm, cha mẹ nên vệ sinh miệng cho trẻ cẩn thận để tránh tình trạng vi khuẩn sinh sôi khiến trẻ bị tưa lưỡi. 

Ngoài ra, với trẻ trong giai đoạn ăn dặm, do mẹ chọn thức ăn không phù hợp với trẻ hoặc trẻ phải ăn nhiều đồ cứng và quá khô, trẻ cũng có thể bị tưa lưỡi. Vì thế, mẹ cần tìm hiểu và lựa chọn những thực phẩm phù hợp đúng độ tuổi và sở thích của trẻ. 

Do trẻ bị lây bệnh từ mẹ

Ngoài những nguyên nhân kể trên, các chuyên gia còn cho biết trẻ nhỏ có nguy cơ bị nấm lưỡi do mẹ lây bệnh cho con. Khi mẹ bị nấm và cho trẻ bú sữa, nấm có thể lây truyền từ mẹ sang con. Vì thế, các mẹ nên lưu ý rằng không chỉ chăm sóc cho con mà bản thân cũng phải phòng ngừa bệnh thì mới hạn chế nguy cơ em bé bị mắc bệnh. 

Rau ngót: Phương pháp dân gian trị tưa lưỡi

Rau ngót có tên khoa học là Androgynus Merr, là loại cây thuộc họ thầu dầu. Theo y học cổ truyền, lá của cây này có vị ngọt, tính ôn, có công dụng thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu và bài tiết chất các độc ra bên ngoài. Đáng chú ý, rau ngót có tác dụng diệt khuẩn, bổ máu, tái tạo các tế bào tổn thương trên da nhất là tình trạng viêm nhiễm, lở loét.

Về thành phần dinh dưỡng, trong rau ngót chứa nhiều loại vitamin thiết yếu cùng các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể con người. Chúng bao gồm Vitamin C, photpho, canxi, protein hay các acid amin...

Với những đặc tính trên, rau ngót có đầy đủ những yếu tố để trở thành vị thuốc tự nhiên có công dụng làm sạch, sát trùng và tiêu viêm lưỡi và toàn bộ vùng miệng. Đặc biệt, khi kết hợp rau ngót với mật ong - một dược liệu khác cũng mang đặc tính chống viêm - thì hiệu quả trị tưa lưỡi cho bé cũng tăng lên gấp bội.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót đúng chuẩn

Chuẩn bị nguyên liệu

Để áp dụng cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót tại nhà, mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • 100 gram rau ngót sạch, lá xanh và không bị héo, không phun thuốc.
  • Một gạc rơ lưỡi có chất liệu mềm mại hay loại gạc rơ lưỡi xỏ ngón chuyên dùng rơ lưỡi trẻ sơ sinh
  • Nước đun sôi để nguội để làm dung dịch rơ miệng

Cách rơ lưỡi bằng lá rau ngót

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót, phương pháp dân gian hiệu quả 3 Mẹ cần thao tác rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót đúng cách

Rửa sạch rau ngót, sau đó ngâm với muối để loại bỏ hết ký sinh trùng, vi khuẩn gây hại cho bé.

Để ráo rau ngót. Sau đó giã hoặc xay nát phần rau đã chuẩn bị cùng với vài hạt muối. Mẹ nên giã bằng tay, như vậy sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.

Sau khi đã giã hoặc xay nát rau, mẹ chế thêm một ít nước đun sôi để nguội, trộn đều hỗn hợp. Dùng ray hoặc vải màng để lọc lấy nước cốt rau ngót. Lưu ý tránh cho nhiều nước vì sẽ làm loãng nước rau ngót, làm giảm hiệu quả của dung dịch rơ miệng.

Sử dụng gạc rơ lưỡi quấn vào ngón tay hay dùng gạc xỏ ngón để thấm nước hỗn hợp, lau sạch miệng trẻ một cách nhẹ nhàng. Thực hiện phương pháp này từ 3-4 lần trước khi trẻ đi ngủ và sau khi ăn.

Lưu ý rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót

Rơ lưỡi bằng rau ngót là một trong những phương pháp dễ làm, lành tính và đem lại hiệu quả rất tốt nên mẹ có thể áp dụng thử. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên lưu ý các điều sau đây khi trị tưa lưỡi cho trẻ bằng rau ngót để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Mẹ không để dung dịch tưa lưỡi rơi vào miệng trẻ. Khi trẻ uống, dễ xảy ra tình trạng nôn mửa, tiêu chảy.

Thao tác rơ lưỡi nhẹ nhàng, không cho ngón tay quá sâu vào miệng bé, tránh tình trạng nôn trớ hết sữa hoặc thức ăn trẻ mới nạp vào.

Đối với trẻ dưới 12 tháng, tuyệt đối không dùng mật ong để rơ lưỡi. Bởi trong mật ong có chứa nhiều độc tố, gây ngộ độc, có thể suy hệ tiêu hóa và giảm sức đề kháng.

Mẹ không cố cậy các màng tưa lưỡi, khiến lưỡi bị chảy máu, gây đau, khiến tình trạng tưa lưỡi nặng hơn. 

Để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé khi rơ lưỡi, mẹ nên rửa tay thật sạch sẽ rồi mới vệ sinh miệng cho trẻ bằng rau ngót. Vì trẻ đang bị viêm nhiễm trong khoang miệng, nếu đưa tay bẩn vào miệng bé sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Nên rơ lưỡi cho trẻ để trị tưa lưỡi từ 3-4 lần trong ngày, không nên quá lạm dụng lại gây phản tác dụng, chữa trị không hiệu quả.

Bố mẹ có thể dùng thêm nước muối sinh lý để tăng hiệu quả chữa trị cho bé.

Nếu dùng cách rơ lưỡi cho bé bằng rau ngót trong vài ngày liên tục không hiệu quả, bạn nên đưa bé đến ngay phòng khám nha khoa để chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo